Các tổ chức KH&CN tham gia vào quá trình phản biện xã hội do Liên

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Trang 46)

Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam trực tiếp tiến hành

Thông thƣờng Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam tiến hành phản biện xã hội với các vấn đề/dự án lớn của đất nƣớc, có ảnh hƣởng đến quốc tế dân sinh, đến phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Khi đó tổ chức KH&CN tham gia phản biện xã hội cùng LHH với tƣ các các tổ chức thành viên. Sự tham gia phản biện xã hội của tổ chức KH&CN trực thuộc LHH thể hiện ở các mặt: - Đóng góp các luận cứ KH cho đề án phản biện.

- Thu thập thông tin, tƣ liệu. - Tham gia các hội thảo khoa học.

- Trực tiếp soạn thảo các văn bản phản phiện theo sự phân công của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam.

Các phản biện do Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam tiến hành đúng là phản biện xã hội, vì nó huy động đƣợc trí tuệ, lòng yêu nƣớc và tinh thần trách nhiệm của đông đảo của đội ngũ trí thức KH&CN đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân đào tạo và nuôi dƣỡng trong mấy chục năm qua. Tuy nhiên cũng phải khẳng định rằng phản biện xã hội nói chung là một lĩnh vực mới, đầy khó khăn và đối với một số ngƣời là “nghe không đƣợc thuận nhĩ”. Chính vì vậy, một vài phản biện xã hội điển hình trong những năm đầu thế kỷ 21 do LHH tiến hành thành công đƣợc, trƣớc tiên phải kể tới sự nhiệt thành, uy tín và tri thức rộng lớn của ngƣời đứng đầu LHH khi đó là Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng. Sau đây xin đƣợc nêu một số ví dụ điển hình và phản biện xã hội của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam do LHH trực

43

tiếp tiến hành và có sự tham gia của các tổ chức KH&CN, các nhà Khoa học có uy tín và các hội thành viên

* Phản biện xã hội của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam liên quan đến cao trình thủy điện Sơn La:

Khi duyệt phƣơng án cao trình thủy điện Sơn La, giữa cao trình 264m vào 215m, Chính Phủ lúc đầu nghiên về phƣơng án 264m. Các nhà Khoa học góp ý với Chính Phủ là không nên xây dựng phƣơng án 264m vì nó rất nguy hiểm, nếu chẳng may xảy ra sự cố với đập thuỷ điện cao trình 264m thì “nền văn minh sông Hồng sẽ bị trôi ra biển trong vòng 24 giờ.” [18]. Các nhà Khoa học đặc biệt là các nhà Khoa học về địa chất và thuỷ văn thông qua Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam đã gửi thƣ lên Bộ chính trị và Quốc Hội nêu rõ các ý kiến của mình. Vấn đề đƣa ra Quốc Hội và Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam đƣợc giao phản biện dự án này. LHH đã huy động tới 60 nhà Khoa học ở các đơn vị trực thuộc trèo đèo lội suối trong 2 năm lấy số liệu và đo đạc để kiểm chứng cho các giải thuyết của mình. Cuối cùng bằng lý luận sắc bén, có cơ sở khoa học, Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam đã thuyết phục đƣợc cơ quan quyền lực tối cao của đất nƣớc. Tháng 12/2002 Quốc Hội có nghị quyết về cao trình thủy điện an toàn là 215m đối với dự án thuỷ điện Sơn La.

* Phản biện xã hội của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam về dự án thay nước hồ Tây bằng vốn vay của nước ngoài

Năm 2001, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội có chuẩn bị triển khai dự án thay nƣớc hồ Tây bằng vốn vay 32 triệu USD của Chính Phủ Cộng Hoà Áo. Dự án bị các nhà Khoa học phản đối, dƣới tƣ cách ý kiến cá nhân hoặc tập hợp trong tổ chức KH&CN đặc biệt là tổ chức KH&CN khối xây dựng, kiến trúc, thuỷ lợi và môi trƣờng. Tuy không đƣợc mời tham gia phản biện dự án nhƣng do ý thức trách nhiệm và tình yêu Hà Nội, Hội Sử học Việt Nam và

44

Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam đã vào cuộc một cách khá quyết liệt. Báo chí và dƣ luận lên tiếng mạnh mẽ. Giáo sƣ Vũ Tuyên Hoàng (với tƣ cách là Chủ tịch Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam) đã đích thân gọi điện thoại trao đổi với Bí thƣ thành uỷ Hà Nội và gửi ý kiến phản biện tới Thủ Tƣớng. Dự án này sau đó đã đƣợc huỷ bỏ vì tính phi lý của nó [18].

* Phản biện xã hội của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam về dự án đường sắt cao tốc Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh.

Chúng ta biết rằng ngày 11/5/2010 chín ngày trƣớc khi Quốc hội khai mạc, Hội Khoa học kỹ thuật cầu đƣờng Việt Nam (thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam) tổ chức hội thảo khoa học với quy mô lớn với sự tham gia của nhiều nhà Khoa học, các chuyên gia có uy tín từ nhiều Hiệp hội và tổ chức KH&CN khác nhau, cùng thảo luận về sự án đƣờng sắt cao tốc Hà Nội- thành phố HCM. Sau khi nghe tất cả các ý kiến, Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam mới có văn bản riêng bày tỏ chính kiến của mình gửi tới Quốc Hội, trung ƣơng Đảng và Thủ Tƣớng Chính Phủ. Điều đáng phấn khởi là Quốc Hội đã nhìn nhận đúng thực chất tầm quan trọng của phản biện xã hội và Quốc Hội đã rất thận trọng lắng nghe các ý kiến nhiều chiều, xem xét và phân tích kỹ trƣớc khi đƣa ra các quyết định. Ở đây, Quốc Hội đã tiếp thu và phân tích các vấn đề mà các nhà Khoa học nêu ra và giới truyền thông phản ánh [19].

* Phản biện xã hội của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam về việc kiến nghị chưa thông qua đồ án quy họach chung Thủ đô Hà Nội 20.

Thực hiện chức năng tƣ vấn, phản biện và giám định xã hội , Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam đã tổ chức nhiều hội thảo thu nhận các ý kiến đóng góp cho “đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” của các Hội chuyên ngành trung ƣơng, tổ chức KH&CN trực thuộc LHH, các nhà Khoa học thuộc các lĩnh vực: quy hoạch đô

45

thị và kiến trúc, xây dựng, cầu đƣờng, giao thông, kinh tế, môi trƣờng, lịch xử, xã hội học… Cuối cùng, Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam đã có văn bản gửi Văn phòng trung ƣơng Đảng kiến nghị chƣa thông qua đồ án quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội. Xin đƣợc nêu tóm tắt một vài lý do chính:

- Đồ án có quy mô lớn, yêu cầu phức tạp thuộc nhiều lĩnh vực, lại do tƣ vấn nƣớc ngoài thực hiện trong thời gian quá ngắn, vì vậy còn nhiều vấn đề bất cập, không phù hợp và thiếu tính khả thi.

- Hà Nội hiện mới đang xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH thủ đô đến năm 2020, tần nhìn 2030, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 vẫn chƣa có. Cho nên còn thiếu cơ sở để xây dựng quy hoach chung Hà Nội: thiếu các căn cứ khoa học từ các dự báo phát triển kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…), các dự báo phát triển xã hội (dân số, giáo dục, y tế, thể thao…). Từ đó dẫn đến các định hƣớng phát triển của đồ án quy hoạch chung Hà Nội thiếu tính thuyết phục, thiếu khả thi và không có tính bền vững.

- Đồ án chƣa định hƣớng đƣợc các điểm dân cƣ ở nông thôn, chƣa có các mô hình làng kiểu mẫu cho làng nghề, làng nông nghiệp đồng bằng, trung du, vào năm 2030, 2050.

- Việc đề xuất làm đƣờng Hồ Tây- Ba Vì còn thiếu căn cứ khoa học.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)