thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam
Trong xã hội dân chủ, hoạt động phản biện xã hội là rất hữu ích và cần thiết. Nó không phải là hoạt động của “ngƣời vác tù và hàng tổng” nhƣ cách nói của một số ngƣời. Nó cũng không phải là hoạt động “nói xấu” hay “trả thù cho bõ tức” của một số ngƣời có động cơ xấu, lợi dụng dân chủ để phục vụ cho các ý đồ xấu xa, hại dân hại nƣớc.
Theo cách lý giải trong văn bản chính thống của Chính Phủ [23], “ Phản biện là hoạt động cung cấp các thông tin, tƣ liệu cùng các ý kiến phân tích, đánh giá tính khả thi và các kiến nghị về sự phù hợp của nội dung đề án đối với mục tiêu và các điều kiện ràng buộc ban đầu hoặc thực trạng đặt ra”. Mục đích của hoạt động phản biện là cung cấp cho các cơ quan đặt yêu cầu
62
phản biện “có thêm cơ sở, luận cứ khoa học độc lập, khách quan trong việc đề xuất, xây dựng, thẩm định, phê duyệt hoặc thực hiện đề án”.
Tính chất của hoạt động phản biện xã hội là “không vì lợi nhuận, không phải là hoạt động nghề nghiệp, là sự thể hiện trách nhiệm của đội ngũ trí thức KH&CN tham gia đóng góp trí tuệ và các hoạt động của nhà nƣớc”.
Đối chiếu với hoạt động thực tế, phản biện xã hội đúng là một công việc khó, đòi hỏi phải vừa có “ tầm” vừa có “ tâm”. Tất nhiên, liên quan đến phản biện xã hội cũng cần nêu lên ý thức “ thực sự cầu thị” và “ chiêu hiền đãi sĩ” của phía cơ quan đặt yêu cầu phản biện hoặc đôi khi là phía “bị phản biện”. Lúc sinh thời, viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng nói về phản biện xã hội một cách hết sức bình dị nhƣng sâu sắc và có lí: “phải có công bằng chứ, nếu tôi phản biện đúng mà anh không nghe thì anh phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật còn nếu tôi phản biện sai thì pháp luật sẽ xử lý tôi” [18].
Theo yêu cầu đặt ra, luận văn chủ yếu chỉ đề cập đến phía đề xuất các ý kiến phản biện, tức là phản biện xã hội do các nhà Khoa học làm việc trong các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam thực hiện theo sự tổ chức và hƣớng dẫn thực hiện của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam.