Các Tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Trang 49)

Nam trực tiếp tham gia vào phản biện xã hội

Nhƣ chúng ta đều biết tổ chức KH&CN thƣờng tập hợp một số các nhà Khoa học cùng chuyên môn, cùng chí hƣớng. Trong quá trình hoạt động tổ chức KH&CN đó đã trực tiếp tham gia vào các quá trình phản biện xã hội. Mục đích của họ là mong muốn đƣợc góp tiếng nói, đƣợc đem sự hiểu biết và tri thức khoa học của mình phục vụ cho đất nƣớc.

46

Dƣới đây, Luận văn xin đƣợc nêu lên một số trƣờng hợp phản biện xã hội gắn liền với hoạt động của tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam.

* Nhóm các hoạt động phản biện xã hội trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo.

Các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam đã xác định đƣợc đối tƣợng tác động chính là đồng bào các vùng nghèo khó và đồng bào các dân tộc thiểu số. Vì nhiều lý do khác nhau, họ còn phải sống trong các ngôi nhà tồi tàn, thiếu điện, thiếu nƣớc sạch, thiếu cái ăn, thiếu cái mặc, con cái không hoặc ít đƣợc học hành.

Quan niệm cũ là “cho họ con cá” tổ chức KH& CN với triết lý nhân văn sâu sắc, đề xuất ý tƣởng phản biện xã hội: “cho họ cái cần câu”. Có thể nêu tóm tắt các hoạt động của tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam nhằm thực hiện triết lý vừa nêu:

- Đến với ngƣời nghèo, hƣớng dẫn họ thảo luận vì sao lại nghèo, làm thế nào để phát huy nguòn nội lực tại chỗ (đất đai, ruộng đồng, rừng, suối…) để phục vụ cuộc sống con ngƣời.

- Tập trung con em dân tộc, dạy họ “chữ viết của Bác Hồ”, hát các bài ca đất nƣớc, dạy dỗ các em cách làm kinh tế để dần thoát nghèo.

- Hỗ trợ họ khoan giếng, xây dựng bể nƣớc chung, đƣa nƣớc về nhà, làm các cây cầu nhỏ, xây nhà văn hoá, mua máy phát điện để bà còn làng bản đƣợc xem ti vi.

- Cho họ vay vốn để sản xuất, chăn nuôi, “vay con bê để năm sau mình có con bê”.

47

- Mở các lớp tập huấn chuyên đề với các nội dung ngày càng đổi mới, nâng cao.

Hoạt động này mang tính khá phổ biến ở tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam. Xin đƣợc kể một số tổ chức KH&CN điển hình:

- Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển năng lực phụ nữ dân tộc (TEW) - Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển vùng cao (CERDA)

- Trung tâm Hỗ trợ các chƣơng trình phát triển xã hội (CSDP) - Trung tâm Nghiên cứu bản địa và Phát triển (CIRD)

- Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SRD)

* Nhóm các hoạt động phản biện xã hội trong lĩnh vực bình đẳng giới

Bình đẳng giới là vấn đề mang tính toàn cầu. Ở nƣớc ta, tuy đã có rất nhiều tiến bộ kể từ năm 1945 đến nay, xong vấn đề bình đẳng giới vẫn còn nhiều điều cần cải tiến.

Quan niệm phổ biến về bình đẳng giới là nâng đỡ giúp đỡ, tạo nhiều cơ hội phát triển cho phụ nữ. Một số quan niệm lạc hậu còn cho rằng phụ nữ chủ yếu làm việc gia đình, sinh con và nuôi con.

Quan niệm phản biện xã hội chỉ rõ: nữ chiếm hơn một nửa dân số, có tố chất không kém nam giới. Ngoài thiên chức về công việc nội trợ, sinh con và nuôi con, phụ nữ còn phải tham gia quản lý xã hội, phát triển xã hội nhƣ nam giới. Hoạt động của tổ chức KH&CN trong lĩnh vực này thƣờng là tổ chức các hội thảo, tuyên truyền, vận động, phát tờ rơi.viết sách báo…. Đặc biệt họ cũng chú ý tới các vùng miền đặc biệt, chậm phát triển.

48

Các tổ chức KH&CN trực thuộc LHH hoạt động tích cực, có nhiều kết quả trong lĩnh vực này cũng có nhiều điển hình phải kể tới:

+ Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS).

+ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển năng lực phụ nữ dân tộc (TEW). + Trung tâm Hỗ trợ phát triển cộng đồng (CSCD).

+ Trung tâm Tƣ vấn và Hỗ trợ phát triển nông thôn (CSRD). + Trung tâm Nghiên cứu sinh thái nhân văn vùng cao.

* Nhóm các hoạt động phản biện xã hội trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam đề xuất quan niệm phản biện xã hội trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng một cách khá gần gũi và vì có điều kiện thực hiện, đó là: con ngƣời sống gắn liền với môi trƣờng và thiên nhiên, làm “mất” môi trƣòng chính là làm mất mái nhà của chính chúng ta, từng ngƣời, từng gia đình, cộng đồng và xã hội chung tay bảo vệ môi trƣờng.

Các hoạt động của tổ chức KH&CN rất phong phú: tuyên truyền vận động, tập huấn, hội thảo, xây dựng điển hình, thực hiện dự án (cấp nƣớc sạch, hầm biogas, đánh giá tác động môi trƣờng…).

Xin đƣợc nêu một số tổ chức KH&CN trực thuộc LHH điển hình trong lĩnh vực hoạt động này:

+ Trung tâm Nghiên cứu, giáo dục môi trƣờng và Phát triển (CERED). + Viện Khoa học môi trƣờng và Sức khoẻ cộng đồng (IESH). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trung tâm Giáo dục và Truyền thông môi trƣờng

49

+ Trung tâm Công nghệ hoá học và Môi trƣờng (ECHEMTECH) + Trung tâm Tƣ vấn và Bảo vệ môi trƣờng (CEPC)

* Nhóm các hoạt động phản biện xã hội trong lĩnh vực cai nghiện ma tuý

Có thể nói vấn đề nghiện ma tuý đã, đang và sẽ còn là vấn đề nhức nhối không chỉ riêng ở nƣớc ta mà còn là vấn đề toàn câu. Cuộc đấu tranh cai nghiện ma tuý vô cùng gian lao, vất vả.

Quan niệm cũ coi ngƣời sử dụng ma tuý là tệ nạn của xã hội, từ đó đề xuất chiến lƣợc “ phục hồi”. Quan niệm phản biện xã hội hội mang tính mới và tích cực, đó là coi ngƣời sử dụng ma tuý là bệnh nhân, thậm chí là nạn nhân. Từ đó, đề xuất chiến lƣợc “điều trị”.

Ở nƣớc ta, chƣơng trình “giảm hại” ra đời và đang đƣợc đúc rút kinh nghiệm để mở rộng góp phần hiệu quả vào giảm ngƣời nghiện hút, và giảm sự lây lan của HIV. Chƣơng trình giảm hại bao gồm: trao đổi bơm kim tiêm, cung cấp bao cao su, điều trị nghiện thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methanone, các biện pháp xã hội khác.

Các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam tham gia tích vực và hiệu quả vào hoạt động phản biện xã hội trong lĩnh vực cai nghiện ma tuý đƣợc nêu lên nhƣ sau:

+ Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS)

+ Trung tâm Huy động cộng đồng phòng chống HIV/AIDS (VICOMC) + Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển sức khoẻ cộng đồng (RDH) + Trung tâm Phát triển y tế cộng đồng (DCPH)

50

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Trang 49)