thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam
Trong chƣơng 2 (mục 2.4) đã trình bày về hoạt động phản biện xã hội của các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam. Không ít các tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam đã tham gia vào các quá trình phản biện xã hội. Nhiều kết quả tốt đã gặt hái
64
đƣợc. Tuy nhiên cần phải khẳng định rằng đối với Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam, phản biện xã hội chƣa đƣợc xác định là nhiệm vụ cầp thiết và bắt buộc. Bản chất của hoạt động phản biện xã hội là phi lợi nhuận, cho nên không phải mọi tổ chức và cá nhân đều tích cực tham gia. Một số nhà Khoa học, vì lý do nào đó (không rõ, không biết hoặc mong muốn “ đánh bóng thƣơng hiệu”) đã tham gia một cách không đúng đắn vào các vấn đề phản biện xã hội, lợi dụng dân chủ trong khi tiến hành phản biện xã hội, đem ý kiến cá nhân lồng ghép vào “ tổ chức KH&CN” để biến ý kiến cá nhân thành ý kiến phản biện xã hội của tổ chức….Vì những lý do nêu trên, phần tiếp theo của luận văn xin đƣợc đề xuất và phân tích các giải pháp nâng cao năng lực phản biện xã hội của các tổ chức KH&CN trực thuộc LHH.
- Xuất phát từ chức năng phản biện xã hội đƣợc trung ƣơng Đảng giao cho LHH. Liên hiệp hội định hƣớng cho các tổ chức KH&CN trực thuộc cũng nhƣ các nhà Khoa học liên quan về trách nhiệm phản biện xã hội đối với các đề án/ dự án/ đồ án của trung ƣơng, địa phƣơng hay các tổ chức kinh tế - xã hội khác, coi đó là đóng góp của đơn vị cho sự nghiệp phát triển của đất nƣơc. - Các tổ chức KH&CN trực thuộc LHH xác định rõ trách nhiệm phản biện xã hội của mình, sẵn sàng tham gia thực hiện các phản biện xã hội theo khả năng và kinh nghiệm của mình.
- Các tổ chức KH&CN làm việc một cách tận tình, khoa học, sáng tạo, đầy trách nhiệm khi đƣợc mời tham gia các phản biện xã hội.
- Khi phát hiện các đề án/đồ án “có vấn đề”, tổ chức KH&CN có thể gửi văn bản đến các cơ quan có thẩm quyền xin đƣợc giao tiến hành phản biện. - Các tổ chức KH&CN khi tiến hành hoạt động phản biện xã hội cần công khai, dân chủ, huy động sự tham gia của các nhà Khoa học trong và ngoài đơn vị thảo luận, bàn bạc về mặt đƣợc và mặt chƣa đƣợc của đề án phản biên, khẳng định nên hay không nên thực hiện đề án và nêu rõ lý do.
65
- Lãnh đạo tổ chức KH&CN nhất thiết phải có mặt và chủ trì các hội thảo khoa học, cùng trao đổi và thảo luận nhƣng phải dành thời gian để lắng nghe và thấu hiểu chính kiến của các nhà Khoa học.
- Ý kiến phản biện xã hội của tổ chức KH&CN phải trung thực, phản ánh ý kiến của số đông các nhà Khoa học.
- Bất kỳ ai trong tổ chức KH&CN đều đƣợc tự do bày tỏ chính kiến của mình. Tuy nhiên, không ai, kể cả ngƣời đứng đầu tổ chức KH&CN đƣợc quyền nhân danh tổ chức để lồng ghép ý kiến các nhân, phát biểu ý kiến phản biện cá nhân trái với ý kiến phản biện xã hội chung và thống nhất của đơn vị. - Các tổ chức KH&CN thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam có quyền bảo lƣu ý kiến của mình, nhƣng nếu vì các lý do nào đó ý kiến đó không đƣợc chấp nhận thì không đƣợc có thái độ chống đối, phản ứng tiêu cực.
- Trong quá trình hoạt động của mình, tổ chức KH&CN trực thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam có thể định kỳ hoặc đột xuất thực hiện các hội thảo trao đổi kinh nghiệm về phản biện xã hội, mời những nhà Khoa học có kinh nghiệm báo cáo kinh nghiệm và kỹ nghệ phản biện xã hội cho mọi ngƣời tham khảo và cùng thảo luận.
- Khi tổng kết (6 tháng, năm, 5 năm…) tổ chức KH&CN nên có mục đánh giá tổng kết về hoạt động phản biện xã hội (nếu có). Thực hiện chế độ khen thƣởng đối vói các nhân các nhà Khoa học có thành tích tốt trong lĩnh vực tham gia thản biện xã hội.