ĐÁNH GIÁ: 1 Mặt được:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác dạy nghề tại các trường thuộc Doanh nghiệp (Trang 37)

4.1 Mặt được:

- Nhà nước đã quan tâm, liên tục có sự điều chỉnh, bổ sung một số cơ chế, chính sách đối với các trường nghề thuộc Doanh nghiệp, nhất là chính sách hỗ trợ kinh phí chi thường xuyên từ NSNN đối với các trường thuộc Doanh nghiệp nàh nước thời gian từ năm 2006 trở về trước;

- Để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của Doanh nghiệp, Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã Hội đã thí điểm cơ chế đặt hàng cho các trường thuộc Doanh nghiệp. Năm 2008 đã đặt hàng 8 nghề cho 6 cơ sở dạy nghề thuộc Doanh nghiệp với gần 2500 học sinh và dự kiến tiếp tục thí điểm 1 nghề với khoảng 4000 học sinh cho 10 trường.

- Một số Doanh nghiệp đã tích cực, chủ động hỗ trợ cho các trường nghề trực thuộc với nhiều hình thức và cơ chế hỗ trợ khác nhau góp phần quan trọng trong việc duy trì, từng bước mở rọng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường này.

- Việc phát triển mạnh các trường nghề thuộc Doanh nghiệp đã góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật của Doanh nghiệp, góp phần tăng quy mô đào tạo nghề trong cả hệ thống dạy nghề; tăng cường sự gắn kết

chặt chẽ giữa đào tạo với sử dụng lao động qua đào tạo nghề. Hiện nay, có 17 trường CĐN, gần 100 trường TCN thuộc Doanh nghiệp.

- Tăng cơ hội được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề đối với người lao động làm việc trong Doanh nghiệp. Người lao động của Doanh nghiệp khi tham gia các khóa đào tạo tại cơ sở dạy nghề của Doanh nghiệp không bị gián đoạn thời gian sản xuất do được thực hành ngay trên dây truyền sản xuất của Doanh nghiệp.

- Dạy nghề tại các trường thuộc Doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và thời gian của cả người học và Doanh nghiệp. Đồng thời nâng cao hiệu quả đào tạo qua việc tạo việc làm ngay tại các Doanh nghiệp cho người học sau khi tốt nghiệp.

4.2 Những hạn chế và nguyên nhân:

4.2.1 Hạn chế:

- Số lượng các trường nghề trong Doanh nghiệp còn ít, quy mô đào tạo còn nhỏ (chủ yếu là học nghề ngắn hạn); nhiều trường chưa đáp ứng được nhu cầu của bản than Doanh nghiệp, các Doanh nghiệp vẫn phải tuyển dụng lao động qua đào tạo nghề ở các CSDN ngoài Doanh nghiẹp (các trường của VINASHIN hàng năm chỉ đào tạo được 6000 - 7000 người, trong khi đó các Doanh nghiệp thành viên cần từ 60.000 - 70.000 người…)

- Cơ cấu ngành, nghề đào tạo vẫn chưa thật phù hợp với cơ cấu ngành, nghề của Doanh nghiệp; nhiều trường mới thành lập chỉ tập trung đào tạo những nghề đơn giản, dễ đào tạo, đầu tư thấp, thời gian đào tạo ngắn như tin học văn phòng, quản trị kinh doanh, lái xe, điện dân dụng, sửa chữa xe máy; chưa có nhiều cơ sở đào tạo nghề cơ khí, kỹ thuật cao, chưa bổ xung thường xuyên các nghề đào tạo mới theo yêu cầu của Doanh nghiệp; thiếu lao động trình độ kỹ thuật cao cung cấp cho các Doanh nghiệp thuộc các ngành Kinh tế mũi nhọn, ngành Kinh tế trọng điểm.

thuộc Doanh nghiệp tư nhân còn nhiều hạn chế, hầu hết phải đi thue địa điểm để ổ chức đào tạo, diện tích không đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định; trang thiết bị dạy nghề còn ngèo nàn; đội ngũ cán bộ, giáo viên thiếu về số lượng và hạn chế cả về tay nghề, nghiệp vụ sư phạm;

- Chương trình đào tạo được đổi mới nhưng chưa kịp với sự phát triển của khoa học công nghệ; học sinh được đào tạo hệ thống kỹ năng cơ bản theo chuyên ngành nhưng thiếu ựu sáng tạo, linh hoạt theo đặc thù của Doanh nghiệp.

- Việc khai thác đội ngũ giáo viên và các chuyên gia, kỹ sư giỏi của Doanh nghiệp tham gia đào tạo, thỉnh giảng, kiểm tra, đánh giá chất lượng chưa được tiến hành thường xuyên và liên tục, chưa có biện pháp tích cực để đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực có tri thức và kỹ nanưg theo nhu cầu của Doanh nghiệp. Chế độ học tập nâng cao trình độ với giáo viên cũng chưa công bằng đối với giáo viên các trường khác của hệ thống dạy nghề.

- Chất lượng dạy nghề vẫn còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa phù hợp với sự thay đổi nhanh công nghệ sản xuất của Doanh nghiệp. Người lao động qua đào tạo nghề, kỹ nanưg thực hành và khả nanưg thích ứng với sự thay đôi công nghệ của Doanh nghiệp còn hạn chế.

4.2.2 Nguyên nhân:4.2.2.1 Về nhận thức: 4.2.2.1 Về nhận thức:

- Nhận thức về trách nhiệm của Doanh nghiệp đối với dạy nghề chưa đầy đủ. Các Doanh nghiệp chưa ý thức được sự phát triển bền vững của Doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình. Do đó các Doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư cho các trường nghề trực thuộc. Thậm chí có Doanh nghiệp còn “bỏ rơi” trường nghề của mình. Mặt khác, trong bối cảnh thị trường lao động nước ta đang trong giai đoạn phát triển, cung nhiều hơn cầu lao động, nên tạo ra tâm lý “hớt váng” của các Doanh nghiệp (không cần thiết tự đào tạo mà chỉ tìm kiếm nguồn nhân lực ngoài thị

trường lao động). Các Doanh nghiệp có tâm lý không cần chi phí đào tạo mà vẫn có thể có được lao động có tay nghề ngoài thị truờng lao động.

- Các cơ quan Nhà nước cũng chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của các trường nghề thuộc doanh nghiệp nên chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mức cho sự phát triển trường nghề thuộc Doanh nghiệp.

3.2.2.2 Về sự hỗ trợ của Doanh nghiệp:

- Sự phối hợp quan tâm của Doanh nghiệp về nhu cầu tuyển dụng, việc hỗ trợ phương tiện, thiết bị, kinh phí còn hạn chế. Kinh phí đầu tư của Doanh nghiệp cho trường phụ thuộc vào hiệu quả SXKD của Doanh nghiệp

- Giữa nhà trường và doanh nghiệp chưa có tiếng nói chung về thông tin, dự báo nhu cầu về lao động của Doanh nghiệp; một số Doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc nâng cao tay nghề cho công nhân đang làm việc và quyền lợi của người lao động sau kh nâng cao trình độ, tay nghề.

4.2.2.3 Về cơ chế chính sách của Nhà nước:

- Cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với Trường nghề thuộc Doanh nghiệp mặc dù đã có sự điều chỉnh nhưng còn chậm và thiếu đồng bộ. Một số chính sách đã ban hành (thuế, tín dụng, ưu đãi, học phí…) nhưng chưa phát huy hiệu quả, chưa thực sự khuyến khích, động viên được hẹ thống trường nghề thuộc Doanh nghiệp ổn định và phát triển. Việc cắt giảm chi phí cấp từ NSNN đã làm cho nhiều trường công lập khác, cá biệt có trường phải thu hẹp quy mô đào tạo làm lãng phí cơ sở vật chất hiện có, trong khi Xã hội đang thiếu CSDN, Nhà nước đang phải tập trung kinh phí để xây dựng CSDN mới thì để lãng phí năng lực đào tạo của các trường nghề thuộc Doanh nghiệp là một bất cập lớn.

- Chưa có cơ chế thống nhất, rõ ràng đối với các loại hình thuộc Doanh nghiệp Nhà nước; một số trường thì hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập (theo cơ chế của Nghị định 43), một số trường hoạt động theo mô hình Doanh nghiệp, một số khác thì hoạt động theo mô hình, cơ chế của đơn

vị ngoài công lập…dẫn tới tình trạng bất bình đẳng, bất hợp lý trong việc thực hiên chính sách đối với người học, nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước và chính sách phân phối thu nhập đối với người lao động…Bên cạnh đó nhiều trường mặc dù đã được giao tự chủ về chi tiêu tài chính, nhưng thực tế còn bị bó buộc chưa phát huy hết quyền tự chủ của mình;

- Nhiều trường nghề thuộc Doanh nghiệp vẫn áp dụng mức thu học phí của các cơ sở dạy nghề công lập (theo khung do UBND cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở quy định), trong khi không được NSNN không cấp kinh phí, điều đó có nghĩa là chuyển trách nhiệm chi trả học phí từ Nhà nước sang cơ sở đào tạo nghề. Điều này không phù hợp với cơ chế quản lý tài chính và giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp. Mặt trái của cơ chế này, các cơ sở dạy nghề không muốn nhận học sinh nghèo và đối tượng chính sách Xã hôi vào học tập tại cơ sở của mình.

- Chính sách học bổng đối với học sinh: Theo quy định hiên hành, NSNN bảo đảm học bổng cho học sinh thuộc diện chính sách. Các cơ sở dạy nghề công lập được NSNN cấp kinh phí để thực hiện, trong khi các cơ sở đào tạo nghề thuộc các Doanh nghiệp Nhà nước hỗ trợ kinh phí thường xuyên, việc chi trả học bổng phải hoạch toán vào chi phí đào tạo.

- Sự quản lý của Nhà nước với lao động qua đào tạo tại các Doanh nghiệp còn lỏng lẻo dẫn đến việc sử dụng lao động qua đào tạo còn hạn chế (Doanh nghiệp bỏ kinh phí đào tạo, học xong người lao động lại đi khỏi Doanh nghiệp…)

- Các văn bản dưới luật về quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp trong hoạt động dạy nghề còn thiếu., không rang buộc được các Doanh nghiệp có trách nhiệm.

- Chưa có những quy định thống nhất về bảng lương tương ứng đối với ba cấp trình độ trong Daonh nghiệp gây khó khăn cho trường trong công tác giới thiệu việc làm.

Để đáp ứng nhu cầu lao động qua đào tạo nghề cho phát triển Kinh tế - Xã hội và hội nhập Kinh tế Quốc tế trong giai đoạn 2008 - 2010 và những năm tiếp theo, nhiệm vụ đặt ra là phải dạy nghề cho từ 7,5 triệu – 8 triệu người, trong đó 25% - 27% có trình độ TCN và CĐN (gấp 2 lần so với hiện nay). Để đạt được mục tiêu trên, một mặt cần mở rộng quy mô của các CSDN dài hạn hiện có, mặt khác phải đầu tư một số cơ sở dạy nghề mới. Trong khi xây dựng mới đòi hỏi kinh phí đầu tư lớn và thông thường thì sau 5 -7 năm mới thực sự phát huy hiệu quả thì việc tận dụng cơ sở vật chất và kinh nghiêm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác dạy nghề tại các trường thuộc Doanh nghiệp (Trang 37)