Các giải pháp về cơ chế chính sách:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác dạy nghề tại các trường thuộc Doanh nghiệp (Trang 43)

2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP:

2.1Các giải pháp về cơ chế chính sách:

- Trên cơ sở tổ chức rà soát, đánh giá một cách tổng thể hệ thống các Trường nghề thuộc Doanh nghiệp cần có sự phân lạo rõ theo 2 laọi hình: đơn vị sự nghiệp công lập (đối với các Trường nghề thuộc Doanh nghiệp Nhà nước) và cơ sở Xã hội hoá (đối với các trường thuộc Doanh nghiệp khác) để

có những cơ chế, chính sách điều chỉnh cho phù hợp nhằm động viên, khuyến khích để phát triển mạnh các trường thuộc Doanh nghiệp theo chủ trương xã hội hóa của Nhà nước.

- Nhà nước quy định chính sách khuyến khích, hỗ trợ các Doanh nghiệp có Trường nghề, đồng thời quy định chính sách đóng góp kinh phí đào tạo đối với các Doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo nghề nhưng không tham gia đóng góp hoặc mở trường đào tạo.

- Ban hành và điều chỉnh lại học phí đào tạo nghề. Mức học phí phải được xây dựng trên cơ sở tính đủ chi phí đào tạo theo từng trình đọ, ngành nghề đào tạo. Giao cho Uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh, thành phố và các Bộ quy định mức học phí cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và chất lượng đào tạo của cơ sở dạy nghề.

- Nhà nước đảm bảo Ngân sách để thực hiện chế độ miễn, giảm học phí cho các đối tượng chính sách, người nghèo, người dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, học sinh học ở ngành nghề Nhà nước khuyến khích đào tạo, ngành nghề nặng nhọc, độc hại khó tuyển…trong các Trường nghề thuộc Doanh nghiệp như đối với các trường công lập thuộc Bộ, ngành, địa phương.

- Các Trường nghề thuộc Doanh nghiệp có đào tạo dạy nghề phục vụ các ngành Kinh tế theo chỉ tiêu của Nhà nước thì NSNN hỗ trợ vốn đầu tư từ nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung, nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn khác để hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật của các cơ sở đào tạo nghề.

- Trường nghề thuộc Doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư hoặc hỗ trợ sau đầu tư theo quy định về tín dụng đầu tư của Nhà nước; huy động vốn dưới dạng góp cổ phần, vốn góp từ người lao động trong đơn vị, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác thông qua hợp tác, lien kết với Doanh nghiệp, tổ chức Kinh tế, tổ chức tài chính, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo quy định.

- Nhà nước có cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý và giáo viên, phát triển chương trình, giáo trình đào tạo trong các Trường thuộc Doanh nghiệp;

- Tiếp tục duy trì và điều chỉnh kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia cho CSDN trọng điểm thuộc Doanh nghiệp Nhà nước để đào tạo những nghề đặc thù phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

- Hỗ trợ kinh phí cho các Trường đào tạo các nghề lao động có tính chất đặc thù độc hại, nặng nhọc thiếu ổn định.

- Có chính sách để tăng cường các hoạt động tư vấn nghề nghiệp tại cơ sở dạy nghề tại Doanh nghiệp, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên lựa chọn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác dạy nghề tại các trường thuộc Doanh nghiệp (Trang 43)