HỖ TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác dạy nghề tại các trường thuộc Doanh nghiệp (Trang 27)

2. CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ DẠY NGHỀ: 1 Quy định của nhà nước:

2.2HỖ TRỢ CỦA DOANH NGHIỆP:

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của Doanh nghiệp, trong thời

gian qua các Doanh nghiệp cũng đã có hỗ trợ cho các Trường nghề trực thuộc. Tuy nhiên mức độ và hình thức hỗ trợ này là rât khác nhau, tùy thuộc vào khả năng và mức độ quan tâm của Doanh nghiệp.

Các hình thức hỗ trợ chủ yếu:

cho cán bộ, giáo viên các trường nghề; một phần chi phí đào tạo thường xuyên, như trường CĐN Giấy và Cơ điện hỗ trợ 50% kinh phí thường xuyên, chi phí 80% lương và phụ cấp cho giáo viên; trường CĐN Sông Đà trực thuộc Tổng công ty Sông Đà được hỗ trợ tiền lương cho CB, GV…

- Hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo để tăng cường năng lực và nâng cao chất lượng đào tạo; một số Doanh nghiệp hỗ trợ các trường nghề trực thuộc một phần kinh phí xây dựng cơ bản, nhất là xưởng thực hành, ký túc xá cho sinh viên (như trường CĐN LILAMA I, trường CĐN Mỏ Hồng Cẩm…) hoặc hỗ trợ trang thiết bị đào tạo cho phù hợp với công nghệ sản xuất của Doanh nghiệp (như trường TCN Apatit Việt Nam)

- Nhận học sinh vào thực tập tại các Doanh nghiệp thành viên là hình thức hỗ trợ phổ biến đối với các Doanh nghiệp cho các trường nghề trực thuộc. Nhiều Doanh nghiệp thực hiện hỗ trợ này khá hiệu quả như các trường của VINASHIN, trường CĐN Điện lực TP.HCM; trường TCN Apatit Việt Nam, trường TCN Nam Quảng Nam…Đối với các nghề trong lĩnh vự xây dựng, học sinh học nghề không những được thực tập trong Doanh nghiệp mà còn ra công trường, trực tiếp tham gia các hoạt động thực hành, thực tế xây, vận hành máy móc thi công xây dựng (như trường TCN Xây dựng Thanh hóa, trường CĐN Mỏ Hồng Cẩm…)

- Doanh nghiệp tham gia xây dựng chương trình đào tạo nhằm xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với công nghệ sản xuất của Doanh nghiệp, gắn các hoạt động đào tạo, kết quả đào tạo với việc sử dụng lao động của Doanh nghiệp. Nột số Doanh nghiệp tích cực tham gia vào việc xây dựng chương trình đào tạo cho các trường trực thuộc, như các Doanh nghiệp của Tập đoàn Dàu khí, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam; các Doanh nghiệp ngành Cơ khí luyện kim.

- Doanh nghiệp cử những chuyên gia, thợ giỏi trực tiếp giảng dạy tại các trường nghề của Doanh nghiệp. Đây là hình thức hỗ trợ thiết thực đối vơi các

cơ sở dạy nghề trực thuộc được nhièu Doanh nghiệp thực hiện, như trường CĐN Mỏ Hồng Cẩm, trường CĐN VINASHIN, trường CĐN Cơ khí luyện kim Thái Nguyên…

- Doanh nghiệp ký các hợp đồng đào tạo trực tiếp cho Doanh nghiệp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động đang lam việc tại Doanh nghiệp. Nhiều Doanh nghiệp đã thực hiện hình thức hỗ trợ này như các Doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (ký hợp đồng với trường CĐN Mỏ Hồng Cẩm), các Doanh nghiệp thuộc LILAMA (ký hợp đồng đào tạo với trường CĐN LILAMA I và CĐN LILAMA II), các Doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí (ký hợp đồng với trường CĐN Dầu khí)…

- Tiếp nhận học sinh sau khi tốt nghiệp các trường nghề vào làm việc tại Doanh nghiệp. Do trong quá trình đào tạo đã có sự gắn kết giữa đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của Doanh nghiệp, nên học sinh của các trường dạy nghề thuộc Doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp hầu hết được nhận vào làm việc tại các Doanh nghiệp có liên quan. Tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp có việc làm ở các trường nghề thuộc Doanh nghiệp đạt từ 90% - 95%, điển hình là các trường CĐN VINASHIN, trường TCN Nam Quảng Nam…

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác dạy nghề tại các trường thuộc Doanh nghiệp (Trang 27)