Đặc điểm dạy nghề tại các trường thuộc doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác dạy nghề tại các trường thuộc Doanh nghiệp (Trang 29)

3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

3.1Đặc điểm dạy nghề tại các trường thuộc doanh nghiệp

Hiện nay cả nước có hơn 240.000 Doanh nghiệp, thu hút khoảng 9 triệu

lao động; dự kiến năm 2010, nước ta sẽ có khoảng 500.000 Doanh nghiệp, góp phần tạo thêm 2,7 triệu chỗ làm việc mới cho người lao động. Nhu cầu đào tạo nghề mới cho số lao động này là rất lớn, chưa kể nhu cầu đào tạo, đào tạo lại cho số lao động hiện có của Doanh nghiệp.

Do đặc điểm thị trường lao động và công nghệ sản xuất của các Doanh nghiệp, để đáp ứng nhu cầu lao động có tay nghề cho hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của Doanh nghiệp, ngoài việc tuyển dụng đã qua đào tạo nghề trên thị trương, các Doanh nghiệp phải tự tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng

cao tay nghề cho người lao động.

Việc hình thành và phát triển các Trường nghề thuộc Doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ của Doanh gnhiệp và nhu cầu Xã hội của nước ta thời gian qua là một tất yếu khách quan. Luật dạy nghề tai Điều 55, khoản 1 quy định: Doanh nghiệp có quyền được thành lập Trung tâm dạy nghề, trường TCN, trường CĐN đào tạo nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp và cho xã hội. Trên thực tế các trường nghề thuộc Doanh nghiệp hoạt động dưới nhiều hình thức rất phong phú và đa dạng (hoặc dưới dạng là đợn vị sự nghiệp trong doanh nghiệp, hoặc dưới dạng là đơn vị thành viên của Doanh nghiệp…) nhưng so với các trường nghề thuộc Bộ, ngành, điựa phương thì trường thuộc Doanh nghiệp có những đặc điểm đặc thù, cụ thể là:

- Các trường dạy nghề thuộc Doanh nghiệp được thành lập để thực hiện sứ mạng là nơi trực tiếp cung cấp lao động qua đào tạo nghề cho Doanh nghiệp nên nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế sử dụng của Doanh nghiệp; chương trình đào tạo được thiết kế linh hoạt, phù hợp với công nghệ sản xuất của Doanh nghiệp.

- Người học được thực hành hoặc thực tập ngay trên máy móc, thiết bị đang sử dụng tại Doanh nghiệp hoặc của Doanh nghiệp nên tiết kiệm được chi phí đào tạo so với nghề cùng đào tạo ở các trường ngoài Doanh nghiệp (có thể vừa học vừa làm)…; học sinh sau khi học nghề xong đa số làm việc cho các Doanh nghiệp có trường hoặc người lao động của Doanh nghiệp được gửi đến trường để đào tạo, bồi dưỡng.

- Các trường phải tự đảm bảo kinh phí đào tạo. - Học phí thu theo hợp đồng thỏa thuận.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác dạy nghề tại các trường thuộc Doanh nghiệp (Trang 29)