Huy động sự tham gia củaDoanh nghiệp trong phát triển dạy nghề:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác dạy nghề tại các trường thuộc Doanh nghiệp (Trang 47)

2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP:

2.4Huy động sự tham gia củaDoanh nghiệp trong phát triển dạy nghề:

- Có chính sách khuyến khích (ưu đãi tín dụng, thuế, hỗ trợ ngân sách đào tạo…) để huy động tối đa sự tham gia của Doanh nghiệp trong việc phát triển dạy nghề dưới các hình thức như tự đầu tư cơ sở dạy nghề; liên kết với các cơ sở dạy nghề để học sinh được thực tập nghề trong thực tiễn sản xuất (kể cả trong việc đào tạo và nâng cao tay nghề cho giáo viên); Doanh nghiệp đóng góp kinh phí đào tạo cho cơ sở dạy nghề khi tiếp nhận học sinh được đào tạo nghề vào làm việc trong Doanh nghiệp;

- Doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ sở dạy nghề về nhu cầu lao động. (quy mô, cơ cấu ngành,nghề, trình độ đào tạo, kỹ năng nghề…)

- Tạo điều kiện cho học sinh ở các trường thuộc Doanh nghiệp thực tập tại Doanh nghiệp; giáo viên dạy nghề được đi thực tế tại Doanh nghiệp.

-Doanh nghiệp tham gia xây dựng tiêu chuẩn, kỹ năng nghề, thiết kế chương trình và tham gia giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của người học nghề;tham gia đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động qua đào tạo.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường nghề trực thuộc; cung cấp một phần thiết bị của Doanh nghiêp cho cơ sở dạy nghề làm thiết bị đào tạo.

- Tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ tại chỗ hoặc thông qua các trường nghề của Doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Vấn đề chất lượng đào tạo nghề trong các Trường nghề thuộc Doanh nghiệp đang là mối quan tâm không chỉ của các nhà quản lý đào tạo mà của các cấp, các ngành, các cơ sở đào tạo nghề của cả nước. Đây là vấn đề quan trọng,

phức tạp và cần được nghiên cứu sâu rộng. Mặc dù điều kiện thời gian có hạn đề tài “ Hoàn thiện công tác dạy nghề tại các trường thuộc Doanh nghiệp ” đã nghiên cứu và làm rõ được một số vấn đề còn bất cập.

Đào tạo và dạy nghề là hoạt động có ý nghĩa chiến lược đối với bất kỳ quốc gia nào, bởi tình trạng lao động thất nghiệp, thiếu việc làm vì không có nghề hoặc có nghề nhưng trình độ chuyên môn còn hạn chế và yếu kém. Đây chính là nguồn gốc sâu xa của sự đói nghèo, gây nên tình trạng bất ổn về an ninh, chính trị, trật tự xã hội đồng thời là tác nhân cho sự phát triển của các tệ nạn trong nền Kinh tế thị trường

Giải quyết học nghề cho người chưa có nghề không chỉ có ý nghĩa thúc đẩy nền Kinh tế phát triển mà còn có ý nghĩa to lớn về mặt Xã hội, đồng thời mang lại ý nghĩa hết sức to lớn cho người lao động, tạo cho họ có một nghề ổn định, có thể được nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn của họ. Góp phần làm cho nền Kinh tế phát triển vững mạnh, tạo cho Xã hội trở thành một Xã hội công bằng, văn minh, góp phần giảm bớt tệ nạn Xã hội.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác dạy nghề tại các trường thuộc Doanh nghiệp (Trang 47)