Tạo môi trƣờng dân chủ với tính cách là điều kiện cho việc phát huy va

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học Việt Nam hiện nay (Trang 78)

phát huy vai trò nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đai học

Môi trường dân chủ là yếu tố quan trọng để nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học phát huy tiềm năng trí tuệ trong hoạt động sáng tạo. Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhận thức được vai trò quan trọng của mình, đó là người trí thức cùng với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác trở thành người chủ xã hội nên họ có điều kiện để phát huy tiềm năng trí tuệ của mình vào sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội.

Lao động của bộ phận cấu thành nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học là lao động trí óc phức tạp, mang dấu ấn rất rõ của yếu tố “tự sáng tạo”. Do đó rất cần có sự tự do về tư tưởng. Không có tự do thì không thể sáng tạo. Điều này đòi hỏi phải có một môi trường thực sự dân chủ, là yếu tố quan trọng để bộ phận này phát huy được năng lực và tài trí của mình. Môi trường làm việc tự do và dân chủ không hề mâu thuẫn với việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về giáo dục; ngược lại, nó càng thể hiện trách nhiệm lớn lao của đội ngũ trên trước vận mệnh của dân tộc, đối với sự phát triển của đất nước trong hiện tại và tương lai.

Không chỉ vậy, các trường đại học, cao đẳng còn là môi trường hoạt động chủ yếu và trực tiếp của bộ phận trên. Và để góp phần xây dựng đội ngũ này có cơ cấu hợp lý và chất lượng ngày càng cao, ở đây yêu cầu các cơ quan Bộ, ngành cần phải có sự củng cố và sắp xếp lại hệ thống các trường đại học, cao đẳng.

Bên cạnh công tác củng cố và phát triển các trường đại học, cao đẳng, các cơ quan chức năng cũng cần có sự tăng cường tài trợ và ủng hộ các cuộc hội thảo quốc tế, mở rộng giao lưu các hoạt động có liên quan đến công tác học tập và nghiên cứu trong giáo dục đại học. Bởi thông qua những hoạt động như vậy, các cán bộ thuộc ngành nói chung, bộ phận cấu thành nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học nói riêng mới có cơ hội tiếp xúc được với công nghệ, phương tiện giảng dạy và nghiên cứu hiện đại. Muốn làm được điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý phải có sự đổi mới về cơ chế, phương thức quản lý hoạt động trong công tác nghiên cứu khoa học. Tức là, cần có sự phân cấp quản lý hoạt động khoa học và công nghệ, bảo đảm khai thác có hiệu quả tiềm năng “chất xám” to lớn của đội ngũ giữ vai trò nòng cốt quyết định chất lượng của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học. Một yêu cầu không kém phần quan trọng ở đây, là phải tạo lập được môi trường thực sự dân chủ cho hoạt động khoa học sáng tạo, tạo lập được môi trường thi đua lành mạnh trong việc phát huy tiềm năng trí tuệ của mỗi người cũng như của cả đội ngũ trên. Như vậy, hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học là xu thế phát triển khách quan trong quá trình hội nhập, tạo điều kiện để lĩnh vực này có điều kiện phát triển. Làm như vậy, người trí thức nhà giáo, các nhà khoa học có thêm điều kiện để tiếp cận với tri thức mới, tiên tiến, tiếp xúc với phương pháp đào tạo của các quốc gia có nền giáo dục phát triển. Đây là cơ sở để bộ phận cấu thành nguồn lực trí tuệ nâng cao trình độ, năng lực, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Cuối cùng, để xây dựng nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học có cơ cấu hợp lý và chất lượng cao, thì không thể chỉ dựa vào sự nỗ lực của bản thân giáo dục đại học, dựa vào nguồn ngân sách nhà nước,… mà cần phải có sự huy động cả về trí lực, vật lực và tài lực của toàn xã hội. Đặc biệt, cần tăng

cường vai trò khoa học của đội ngũ cán bộ có học hàm, học vị giáo sư, phó giáo sư, các nhà khoa học đầu đàn.

Kết luận chƣơng 3

Như vậy, quá trình phát huy nguồn lực trí tuệ muốn đạt hiệu quả cao, chúng ta cần phải được chuẩn bị tốt về mặt nguồn nhân lực. Có thể nói, lĩnh vực chủ yếu tạo nguồn và có ảnh hưởng trực tiếp quyết định chất lượng của nguồn lực trí tuệ chính là giáo dục đào tạo nói chung, trong đó có giáo dục đại học. Từ thực trạng và những vấn đề đặt ra của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học ở nước ta hiện nay, chúng ta cần phải đề ra và thực hiện đồng bộ các giải pháp căn bản, nền tảng có ý nghĩa chiến lược trên. Mục đích đưa lĩnh vực giáo dục giáo dục đại học phát triển hơn nữa góp phần đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực tiềm năng có trình độ chuyên môn cao, nắm vững và ứng dụng các tri thức thực tiễn đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.

KẾT LUẬN

Phân tích cấu trúc, đặc tính, vai trò của nguồn lực trí tuệ cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của nguồn lực trí tuệ cũng như vai trò nổi trội của nó so với các nguồn lực khác, đặc biệt là trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ như hiện nay. Chính sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nó vừa là kết quả của các hoạt động trí tuệ sáng tạo của con người, vừa tạo ra những điều kiện mới ngày càng cao giúp cho nguồn lực trí tuệ của con người phát triển mạnh mẽ và đạt được ở những trình độ cao hơn hẳn so với các thời đại trước đó; đồng thời, nó còn giúp cho con người ngày càng nhìn nhận một cách đúng đắn hơn, rõ ràng hơn về nguồn tiềm năng trí tuệ vô giá của mình, từ đó mà xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phù hợp. Có nhiều giải pháp để phát huy nguồn lực trí tuệ, trong đó giáo dục và đào tạo được xem là giải pháp cơ bản, có ý nghĩa quyết định quá trình hình thành và phát triển nguồn lực trí tuệ của cá nhân cũng như của toàn xã hội. Bởi vì giáo dục và đào tạo không chỉ nhằm phát triển trí tuệ của mỗi cá nhân, tạo ra nguồn lao động trí tuệ cho xã hội, mà còn phải hướng tới các giá trị nhân văn, tiến bộ xã hội, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, làm cho con người Việt Nam phát triển một cách toàn diện, hài hòa cả về thể chất, tinh thần và lối sống, đủ sức thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra. Điều này đòi hỏi tất yếu chúng ta phải tập trung phát triển nền giáo dục nước nhà, đặc biệt là giáo dục đại học vì nó trực tiếp tạo ra nguồn nhân lực trình độ cao – lực lượng nòng cốt trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.

Hiện tại, nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học Việt Nam bên cạnh những ưu điểm vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém cần được khắc phục. Đó là quy mô giáo dục đại học hiện chưa đáp ứng yêu cầu cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, gây ra tình trạng mất cân đối lớn về cung - cầu. Chất lượng,

hiệu quả đào tạo thấp, học chưa gắn chặt với hành, nhân lực được đào tạo yếu về năng lực và phẩm chất; chưa bình đẳng về cơ hội tiếp cận. Trong khi đó, cơ cấu hệ thống trường đại học lại bất hợp lý. Nguồn nhân lực hạn hẹp, chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách nhà nước. Chương trình đào tạo cứng nhắc, thiếu linh hoạt, nặng lý thuyết, nhẹ thực hành, chậm hội nhập. Cơ cấu ngành nghề còn đơn điệu; phương pháp dạy và học còn lạc hậu; quy trình đào tạo đóng kín, cứng nhắc, thiếu mềm dẻo, liên thông. Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý hẫng hụt, không đáp ứng yêu cầu đổi mới cả về số lượng và chất lượng. Công tác quản lý vĩ mô hệ thống giáo dục đại học còn bao biện, ôm đồm, quan liêu, hành chính bao cấp.

Tình hình trên đây đặt ra yêu cầu cấp bách là phải đổi mới và phát triển mạnh mẽ, toàn diện nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học với hàng loạt giải pháp đồng bộ. Trước hết, chúng ta cần nhận thức đúng bản chất, đặc điểm của nguồn lực trí tuệ, vai trò của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học Việt Nam hiện nay. Tiếp theo là từ thực trạng nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học Việt Nam, chúng ta phải tăng cường nguồn lực khác cho sự phát triển giáo dục đại học. Đồng thời, phải đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và học tập, phương pháp đánh giá kết quả học tập theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa”, đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần phát triển đất nước. Mặt khác, chúng ta cũng phải quan tính đến việc phát triển quy mô gắn với nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học. Ngoài ra, một giải pháp không kém phần quan trọng, đó là cần phải tăng cường hợp tác và giao lưu quốc tế trong giáo dục đại học. Nghĩa là, chúng ta cần phải chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đại học – con đường ngắn nhất để hiện đại hóa giáo dục đại học trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng của thế giới ngày nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Báo Giáo dục và thời đại (2004), Kỷ yếu hội thảo “Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục đại học”, Nxb. TP. Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Văn Chiển (2007), “Xây dựng một đại học hoa tiêu", Tạp chí Tia sáng, (19).

3. Nguyễn Khắc Chương (2003), “Công tác đào tạo đại học, cao đẳng và ngành nghề để phát triển nguồn nhân lực ở nước ta”, Tạp chí Lý luận chính trị, (7).

4. Nguyễn Văn Dân (2008), “Một số thông tin bước đầu về xã hội tri thức”, Nhiệm vụ cấp Bộ.

5. Nguyễn Văn Dân (2008), “Diện mạo và triển vọng của xã hội tri thức”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

6. Phan Đình Diệu (1999), “Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập của chúng ta”, Tạp chí Xã hội học, (2).

7. Nguyễn Kim Dung ( 2/ 5/ 2008), "Vài suy nghĩ về giáo dục đại học trong thời đại mới", Tạp chí Tia sáng.

8. Bùi Ngọc Dũng, (2009), Luận văn Thạc sĩ, “Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với giáo dục đại học Việt Nam”.

9. Dự báo thế kỷ XXI (1998), Nxb. Thống kê, Hà Nội.

10. Hồ Ngọc Đại (25/ 5/ 2009), “Giải pháp phát triển giáo dục: Từ góc nhìn nghiệp vụ sư phạm”, Tạp chí Tia sáng.

11. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ Bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Nguyễn Văn Đạo (2007), "Đoàn kết dân tộc - tiếng nói của trái tim và trí tuệ ", Nxb. ĐHQGHN.

20. Đỗ Đăng Giu (2008), "Dạy và học theo quan điểm học suốt đời", Tạp chí Tia sáng, (4).

21. Phạm Minh Hạc (1996), “Giáo dục Việt Nam: xu hướng phát triển và những khác biệt”, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

22. Vũ Ngọc Hải, Trần Khánh Đức (2003), “Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỷ 21”, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

23. Nguyễn Vũ Hảo, Quan niệm về trí tuệ trong lịch sử tư tưởng phương Tây, trong Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) (2010), “Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. Nguyễn Vũ Hảo, Phan Thị Thu Hằng, Quan niệm về trí tuệ, nguồn lực trí tuệ và phát huy nguồn lực trí tuệ trong lịch sử tư tưởng phương Đông, trong Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) (2010), “Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

25. Nguyễn Vũ Hảo, nguồn lực trí tuệ dưới góc nhìn văn hóa và liên văn hóa, trong Nguyễn Quang Hưng – Lương Gia Tĩnh- Nguyễn Thanh Bình (đồng chủ biên) (2012), “Triết học phương Đông và phương Tây về vấn đề và cách tiếp cận”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

26. Nguyễn Văn Hiệu (1997), “Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", Tạp chí Cộng sản, (1).

27. Hội đồng Quốc gia Giáo dục Việt Nam (2004), Diễn đàn quốc tế về giáo dục Việt Nam, “Đổi mới giáo dục đại học và hội nhập quốc tế”, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

28. Đoàn Văn Khái (2006), “Vấn đề kết hợp truyền thống và hiện đại trong đổi mới giáo dục đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay”, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ. 29. Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) (1012), “Nguồn lực trí tuệ Việt Nam – lịch sử , hiện trạng và triển vọng”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Trần Kiểm (2004), “Yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với sự phát triển trí tuệ”, Tạp chí Giáo dục, (101).

31. Lê Kim (2005), "Ánh sáng và mùa xuân của trí tuệ; cảm tưởng, phê bình, tiểu luận", Tạp chí Lịch sử quân sự, (5).

32. Bùi Thị Ngọc Lan (2002), “Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. V.I.Lênin: Toàn tập (2005), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.29.

34. Bùi Trọng Liễu (2007), "Khởi đầu chấn hưng đại học bằng tinh hoa", Tạp chí Tia sáng, (17).

35. Phạm Văn Luân, (19/ 8/ 2009), “Hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng giáo dục đại học Việt Nam”, Tạp chíTia sáng.

36. Phúc Nguyên (2007), "Bản lĩnh trí tuệ Việt Nam qua chiến thắng Điện Biên Phủ trên không”, Tạp chíTư tưởng văn hóa, (12).

37. Trần Nhâm (2005), "Cuộc đấu trí ở tầm cao của trí tuệ Việt Nam", Nxb Lý luận chính trị.

38. Đỗ Văn Ninh (2001), “Quốc Tử Giám và trí tuệ Việt”, Nxb Văn hóa thông tin.

39. Hoàng Phê (chủ biên) (1995), “Từ điển tiếng Việt”, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

40. Pierriulat (2007), "Giáo dục đại học: Luận bàn vài điều cấp thiết", Tạp chí Tia sáng, (18).

41. Phạm Ngọc Quang (1999), "Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng Đảng về trí tuệ", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

42. Nguyễn Văn Sơn (2002), “Trí thức giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

43. Bùi Ngọc Thanh (2010), "Đảng ta, Đảng của trí tuệ, bản lĩnh và khoa học ", Tạp chí Cộng sản, (808).

44. Trần Đức Thảo (1996), “Tìm về cội nguồn ngôn ngữ và ý thức”, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.

45. Phạm Đỗ Nhật Tiến (2007), “Phát triển giáo dục đại học Việt Nam trong

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học Việt Nam hiện nay (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)