Khái niệm và cấu trúc của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học Việt Nam hiện nay (Trang 29)

Khái niệm nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học

Như trên đã khẳng định, để đáp ứng công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng đến việc phát huy vai trò của nguồn lực trí tuệ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục đại học. Vậy nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học là gì? Theo chúng tôi khi đề cập đến khái niệm này, trước hết là phải nói đến người lao động có trí tuệ trong lĩnh vực giáo dục đại học. Dưới đây, chúng tôi đưa ra quan điểm của mình như sau: Nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học là tổng hợp sức mạnh trí tuệ của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học có trình độ từ thạc sĩ trở lên (bao gồm các thạc sĩ, tiến sỹ, phó giáo sư, giáo sư, giảng viên chính v.v…) tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục đại học nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, bồi dưỡng và phát triển nhân tài cho đất nước. Nhấn mạnh điều này, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ra Nghị quyết về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước, trong đó xác định: “Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng của hệ thống chính trị. Đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững”

[17, tr.90 - 91]. Đây là cơ sở, định hướng cho các giải pháp về những vấn đề liên quan đến trí thức Việt Nam nói chung và nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học ở Việt Nam nói riêng. Để góp phần làm rõ hơn khái niệm về nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học, chúng ta đi vào khảo sát cấu trúc của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học

Cấu trúc của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học

Hiện nay, nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà trí thức là một trong những chủ thể đang có sự phát triển mạnh mẽ về số lượng, chất lượng và phong phú về cơ cấu. Việc xác định cấu trúc của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học theo chúng tôi thực chất là đi đến khẳng định trí thức giáo dục đại học được giới hạn trong phạm vi trên là một cộng đồng xã hội, một bộ phận đặc thù của trí thức nước ta. Và theo quan điểm của chúng tôi cũng có nhiều cách phân chia, tuy nhiên căn cứ vào phương thức hoạt động chính, có thể xác định nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học bao gồm ba bộ phận chính. Đó là nguồn lực trí tuệ của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng viên, cán bộ nghiên cứu có trình độ từ thạc sĩ và tương đương trở lên. Chúng ta có thể khẳng định việc phân chia như trên cũng chỉ mang tính tương đối. Trong thực tế, do giáo dục đại học có những đặc điểm đặc thù nên nhiệm vụ của bộ phận trí thức này là có sự giao thoa. Hầu hết trí thức giáo dục đại học vừa làm công tác giảng dạy, vừa nghiên cứu khoa học; vừa giảng dạy vừa quản lý, vừa quản lý vừa nghiên cứu khoa học; hoặc có

những người tham gia cả ba hoạt động trên với sự đầu tư về thời gian và sức lực có sự khác nhau.

Việc xác định cơ cấu của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học phân theo phương thức hoạt động chính cho thấy bộ phận này có sự khác biệt tương đối rõ nét với các bộ phận trí thức khác cũng tham gia hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đại học nói chung, từ đó chỉ ra những đòi hỏi của sự nghiệp giáo dục - đào tạo đại học đối với bộ phận này.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học Việt Nam hiện nay (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)