Giải pháp về mặt nhận thức

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học Việt Nam hiện nay (Trang 69)

Như trên đã trình bày, trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, trí tuệ con người mới chỉ được nhìn nhận dưới dạng một nguồn lực quan trọng của sự phát triển vào những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, trước hết ở các nước phát triển, sau đó lan ra các nước đang phát triển và nhanh chóng trở thành phổ biến trên phạm vi toàn thế giới.

Vì vậy, trước hết chúng ta cần nhận thức thấu đáo hơn vai trò của giáo dục đại học trong việc đào tạo ra nguồn lực con người có hàm lượng “chất xám” cao. Ở đây, chúng ta cần phải khẳng định rõ hơn rằng, nguồn lực con người có trí tuệ là nguồn nội sinh quan trọng nhất của mọi quốc gia, nhất là trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu và bước vào hội nhập quốc tế sâu rộng. Nhấn mạnh điều này, là để lưu ý rằng do những bước tiến nhanh và quá lớn của cách mạng khoa học - công nghệ mà nơi này nơi kia, lúc này lúc khác người ta có phần đề cao nhân tố kỹ thuật hơn nhân tố con người. Tuy nhiên, như lịch sử thế giới trong những thập niên cuối thế kỷ XX cho thấy, kỹ thuật tuy rất quan trọng nhưng không phải là nhân tố quyết định tất cả. Nói chính

xác hơn, mặc dù cách mạng khoa hoc - công nghệ phát triển mạnh mẽ nhưng nguồn lực con người có chất lượng cao mới là yếu tố quyết định vận mệnh của từng quốc gia. Điều này cũng đồng nghĩa với vai trò rất to lớn của giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học đối với công cuộc phát triển đất nước.

Tiếp theo, phải đánh giá đúng thực trạng giáo dục đại học nước ta hiện nay cả về cách thức tổ chức hệ thống giáo dục đại học lẫn quy mô, chất lượng, hiệu quả giáo dục đại học, mức độ đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là trong bối cảnh thời đại ngày nay khi quá trình hội nhập quốc tế ngày càng diễn ra sâu rộng. Trên cơ sở đó, thấy được những thành tựu đã đạt được để phát huy, đồng thời phải chỉ ra những hạn chế, bất cập, không phù hợp cần nhanh chóng khắc phục. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có quan điểm khách quan, quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử - cụ thể khi đánh giá nền giáo dục đại học ở nước ta hiện nay.

Hơn nữa, phải nhận thức rõ việc đổi mới và phát triển giáo dục đại học Việt Nam là một tất yếu, một đòi hỏi bức bách do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và phải có quyết tâm chính trị để thực hiện điều đó. Có thể nói, trong quá trình đổi mới và phát triển, giáo dục đại học phải quán triệt và thực hiện quan điểm kết hợp truyền thống với hiện đại, coi đây là một nguyên tắc quan trọng chỉ đạo quá trình đổi mới và phát triển; tức là chúng ta không được tuyệt đối hóa truyền thống hoặc hiện đại; đồng thời phải cách tân truyền thống, hiện đại hóa các giá trị truyền thống. Và sự kết hợp này phải thể hiện trong toàn bộ hoạt động giáo dục đại học, từ việc xác định mục tiêu đến cách thức tổ chức, nội dung chương trình giảng dạy, phương pháp giáo dục, phương tiện giảng dạy, phương pháp đánh giá kết quả giảng dạy và học tập...

Cả lý luận lẫn thực tiễn đã chỉ rằng, cái hiện đại chỉ có thể được vận dụng thành công khi dựa trên một cơ sở hiện thực hợp lý mà hiện thực này là do truyền thống tạo nên. Nếu biết lựa chọn và phát huy những cái hay, cái tiến bộ của nền giáo dục hiện đại sẽ làm cho truyền thống được duy trì, bổ sung và được phát huy. Những quốc gia nào chạy theo khuynh hướng cực đoan, ca ngợi và phục hồi truyền thống một chiều hoặc mở cửa đón nhận cái hiện đại không có chọn lọc, không cân nhắc đều dẫn đến sai lầm hoặc thất bại.

Vì vậy, về mặt nhận thức phải làm cho cả chủ thể lẫn khách thể của quá trình giáo dục đại học thấy được sự cần thiết phải kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại, qua đó chủ động, tự giác thực hiện trong thực tiễn quản lý, giảng dạy, học tập ở các trường đại học.

Mặt khác, phải thấy rõ hoạt động giáo dục đại học là một hệ thống, bao gồm nhiều yếu tố, nhiều khâu, nhiều công đoạn... tồn tại không tách rời nhau mà có mối liên hệ trực tiếp, hữu cơ, tác động biện chứng với nhau. Do vậy, việc kết hợp truyền thống và hiện đại trong đổi mới giáo dục đại học phải đảm bảo tính đồng bộ. Sẽ không thể đạt được kết quả tốt nếu việc kết hợp truyền thống và hiện đại chỉ được thể hiện trong việc xác định mục tiêu và cách thức tổ chức hệ thống giáo dục đại học, còn các yếu tố khác như: nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, phương tiện giảng dạy... lại không được triển khai thực hiện.

Cuối cùng, cần tích cực hiện đại hóa giáo dục đại học nhưng là sự hiện đại hóa có chọn lọc, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và yêu cầu phát triển của đất nước, với xu thế của thế giới để từng bước chủ động hội nhập quốc tế. Quá trình hiện đại hóa giáo dục đại học thể hiện trên tất cả các phương diện: từ cách thức tổ chức giáo dục đại học, nội dung, phương pháp giáo dục, điều kiện phương tiện giảng dạy và học tập đến phương pháp đánh giá kết quả dạy và học...Nó được thực hiện bằng sự kết hợp giữa tự thân nền giáo dục đại học

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học Việt Nam hiện nay (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)