Giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học Việt Nam hiện nay (Trang 76)

Trên phương diện cá thể, trong những môi trường và điều kiện nhất định, mỗi cá nhân có thể phát huy được tài năng trí tuệ của mình trong những lĩnh vực lao động đặc thù, chủ yếu nhờ vào sự nỗ lực hoạt động thực tiễn của bản thân họ. Song trên phương diện xã hội, muốn tích cực hóa quá trình phát huy nguồn lực trí tuệ của xã hội cần phải tạo ra lực đẩy từ cả hệ thống, từ chỉnh thể thông qua việc xác lập hệ thống cơ chế và chính sách đồng bộ, hợp lý. Để kích thích được tài trí, tạo động lực cho bộ phận cấu thành nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học, trước hết các cơ quan quản lý Bộ, ngành cần xây dựng lại hệ thống tiền lương, có cân nhắc tới dạng lao động trí tuệ đặc thù của sự nghiệp vẻ vang này. Có thể nói, gần đây việc đưa lương giảng viên vào thang bậc cao nhất của khối hành chính sự nghiệp là một sự cố gắng lớn của Đảng và Nhà nước. Song trên thực tế, khung lương giảng viên vẫn chưa phản ánh đầy đủ được tính chất “quốc sách hàng đầu” của giáo dục và đào tạo. Theo chúng tôi, cần thực hiện tốt phương thức tính lương theo năng lực thể hiện qua trình độ và khả năng phát huy năng lực sáng tạo của bộ phận với tư cách giữ vai trò quyết định của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học. Tức

là, yêu cầu các nhà hoạch định chính sách cần có cơ chế định mức lao động – tiền lương mới phù hợp với tính chất của lao động trí óc phức tạp.

Ngoài chính sách về tiền lương, các cơ quan quản lý cũng cần đổi mới cơ chế hỗ trợ trong việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, chế độ nhuận bút trong viết sách, biên soạn giáo trình, giáo khoa, tài liệu tham

khảo… Hiện nay, những chế độ này dù đã được cải tiến nhưng kinh phí hỗ trợ vẫn còn rất thấp. Có thể nói, đây cũng là những công việc đòi hỏi người trí thức nhà giáo, nhà khoa học phải tốn nhiều thời gian và công sức mới có thể hoàn thành. Vì vậy, các cơ quan quản lý cũng cần có chế độ đãi ngộ thích đáng.

Không chỉ vậy, Nhà nước cần phải có chính sách ưu đãi hơn nữa cho các nhà giáo, thể hiện ở chính sách phụ cấp thâm niên, phụ cấp nghề nghiệp cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Theo chúng tôi đề nghị các cơ quan quản lý liên quan nên giữ nguyên mức phụ cấp ưu đãi 70% cho các nhà giáo, phụ cấp 45% đối với giảng viên giảng dạy các môn lý luận chính trị, nhưng ở đây cũng cần phải định rõ tiêu chuẩn những người nào được hưởng mức phụ cấp trên.

Bên cạnh việc xây dựng hệ thống chính sách mới, một giải pháp cũng không kém phần quan trọng là đề nghị Chính phủ nghiên cứu để điều chỉnh, bổ sung một số nghị định, trong đó có Nghị định số 71/2003/NĐ-CP, Nghị định số 116/2003/NĐ-CP, Nghị định số 172/2004/NĐ-CP, vì những nghị định này nếu không được điều chỉnh, bổ sung thì rất khó thực hiện trong việc quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền xây dựng, ban hành định mức biên chế cho giáo dục và đào tạo; chế độ công tác; quy định về đánh giá, nhận xét nhà giáo.

Đề nghị triển khai với tinh thần cụ thể hóa hơn nữa Chỉ thị số 40- CT/TW, ngày 15/ 6/ 2004 của Ban Bí thư khóa IX; “Về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và quản lý giáo dục”, đồng thời, cũng phải có

thêm một hình thức văn bản, cụ thể hóa Quyết định số 09/2005-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề xâu dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, vì nếu chỉ dừng lại ở Chỉ thị 40 và Quyết định 09 thì rất khó thực hiện

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học Việt Nam hiện nay (Trang 76)