Phát huy vai trò nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học Việt Nam hiện nay (Trang 31)

Có thể nói, nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học là tinh hoa tinh túy nhất của một dân tộc, là nguyên khí và động lực phát triển cho mọi quốc gia coi giáo dục là quốc sách hàng đầu cho sự nghiệp chấn hưng đất nước. Nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học có vai trò vô cùng to lớn. Dưới đây, chúng tôi đi vào tập trung phân tích một số vai trò chủ yếu của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học như sau:

Thứ nhất, nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định chất lượng và hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực.

Với tư cách là bộ phận trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo ở bậc cao nhất, nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định chất lượng và hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực.

Có thể nói, công tác đào tạo cán bộ, trí thức nhằm đảm bảo cho sự vận động và phát triển ổn định của đội ngũ trí thức giữ một vai trò rất quan trọng của giáo dục đại học. Chính sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa và công nghệ hiện đại đã ngày càng chứng minh trí tuệ con người là một tài nguyên quý giá, đồng thời cũng làm tăng tính chất quyết liệt của sự cạnh tranh trên thị trường này. Trong thời đại ngày nay, mặt bằng dân trí cùng với những đỉnh cao về trí tuệ là điều kiện quyết định để mỗi quốc gia tồn tại, phát triển bền vững và đạt được lợi thế trong cuộc cạnh tranh trí tuệ có tính chất

toàn cầu. Vì vậy, giáo dục đang trở thành nhân tố đóng vai trò nền tảng và động lực cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Không dừng ở lại đó, tài năng của con người thường được bộc lộ và được phát triển ở giai đoạn giáo dục phổ thông. Nhưng để tài năng đó phát triển trở thành nhân tài của đất nước thì cần phải được đào tạo, bồi dưỡng chu đáo ở bậc giáo dục đại học. Và trong quá trình đào tạo này, nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học, nhất là đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, có học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, có học hàm Giáo sư, Phó giáo sư là những người trực tiếp đào luyện tài năng, góp phần quan trọng trong việc bồi dưỡng và phát triển những “tinh hoa trí tuệ” của đất nước. Thực tế cho thấy, có nhiều thầy giỏi thì mới đào luyện được nhiều trò giỏi. Do vậy, nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học, nhất là đội ngũ giảng viên phải phấn đấu có trình độ cao hơn hẳn mặt bằng đào tạo và phải thường xuyên tiếp cận tri thức mới, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.

Thứ hai, nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học có vai trò phát minh và tạo ra các giá trị mới góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục đại học Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển các lĩnh vực khoa học khác.

Có thể nói, lao động sáng tạo của trí thức giáo dục đại học liên quan trực tiếp đến con người, đến việc khai thác và phát huy năng lực nội sinh của từng cá nhân trong việc tiếp thu tri thức, tiếp cận chân lý và phát triển khả năng học tập, nghiên cứu độc lập, cũng như trong việc xây dựng và hoàn thiện nhân cách cá nhân… Kết quả của lao động này rất khó xác định được một cách cụ thể về mặt định lượng. Trình độ của người trí thức không thể chỉ được đánh giá một cách giản đơn thông qua bằng cấp của họ, mặc dù bằng cấp là điều kiện cần cho lao động sáng tạo. Lao động sáng tạo của trí thức giáo dục đại học chủ yếu được đánh giá gián tiếp thông qua các phát minh, sáng chế, giá trị khoa học của bài giảng, như: lượng thông tin, phương pháp tiếp cận, sự

nhận thức, tiếp thu của sinh viên..., giá trị của những phát minh khoa học, cũng như chất lượng “sản phẩm” mà họ tạo ra… Tất cả những cái đó không thể chỉ đơn thuần đánh giá bằng những con số cụ thể, ngay lập tức, mà có khi phải vài năm, thậm chí hàng chục năm sau, những phát minh khoa học, đặc biệt là khoa học cơ bản, khoa học giáo dục), chất lượng “sản phẩm” (tiềm năng của sinh viên) mới có kết quả, mới phát huy tác dụng khi có điều kiện.

Thứ ba, nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học có vai trò giáo dục đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn lực trí tuệ cho đất nước trong tương lai

Nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học có vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn lực con người cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhu cầu về nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa rất lớn, có những yêu cầu đòi hỏi rất cao và nghiêm ngặt về trình độ, tác phong và tính kỷ luật trong lao động. Người lao động trong thời đại cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại phải được trang bị một cách cơ bản, có hệ thống về những kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, khả năng thích nghi với môi trường lao động.

Nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học trực tiếp tham gia vào quá trình truyền bá tri thức và kỹ năng, quá trình đào tạo nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng và phát triển nhân tài – lực lượng giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện chuyển giao và đổi mới công nghệ, bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa dân tộc, tiếp thu có hiệu quả những giá trị văn hóa tiên tiến trên thế giới. Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 2 (khóa VIII) của Đảng đã nêu rõ: “…lấy phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ làm yếu tố cơ bản, coi đó là khâu đột phá” để bước vào tương lai. Thế giới ngày nay coi giáo dục là con đường cơ bản để giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc, để tránh tụt hậu và phát triển đi lên. Có thể nói, giáo dục nói chung

và giáo dục đại học nói riêng góp phần quan trọng vào sự phát triển tiềm năng trí tuệ của con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, biến những tri thức, phát minh khoa học thành những giá trị thực tiễn. Không chỉ vậy, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay đang đặt ra yêu cầu lớn trong việc khai thác và sử dụng các nguồn lực, mà “nguồn lực con người là quý báu nhất”. Đó là nguồn lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt…”[12, tr.9]. Nguồn nhân lực chất lượng cao phải là những người được giáo dục và đào tạo kỹ lưỡng trong nhà trường hiện đại, được rèn luyện trong môi trường xã hội lành mạnh. Thông qua hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học đã góp phần đào tạo được những lớp người lao động mới, hữu ích cho sự phát triển xã hội, có năng lực làm chủ những công nghệ tiên tiến, có khả năng đổi mới và hiện đại hóa những công nghệ truyền thống, từng bước sáng tạo những công nghệ mới, hiện đại phù hợp với con người, điều kiện và môi trường Việt Nam. Vậy, câu hỏi đặt ra là: thế nào là phát huy vai trò của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học?

Từ cách hiểu về việc phát huy vai trò của nguồn lực trí tuệ như trên, chúng ta đi đến khẳng định: Phát huy vai trò nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại họclà quá trình phát hiện, bổ sung, phát triển và sử dụng hiệu quả những tiềm năng, năng lực trí tuệ của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng viên, cán bộ nghiên cứu có trình độ từ thạc sĩ và tương đương trở lên vào quá trình phát triển giáo dục đại học; đồng thời khắc phục, điều chỉnh những xu hướng vận động lệch lạc có ảnh hưởng xấu đến chất lượng và tiến trình phát triển của nó thông qua cơ chế, hệ thống chính sách hợp lý của các chủ thể quản lý nguồn nhân lực trên. Không chỉ vậy, phát huy vai trò nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học ở Việt Nam còn có nghĩa là xóa bỏ mọi rào cản hạn chế nguồn lực này về cơ chế, chính sách, khơi nguồn tiềm năng cho nguồn lực đó;

đồng thời thu hút nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học ở nước ngoài, như: các giáo sư, tiến sĩ, các học giả nước ngoài, đặc biệt là các học giả Việt kiều từ các nước trên thế giới vào sự nghiệp giáo dục đại học ở Việt Nam.

Có thể nói, để việc phát huy nguồn lực trí tuệ có được hiệu quả, trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo đã phối hợp với các Bộ, ngành tập trung ban hành được một hệ thống văn bản chỉ đạo tương đối đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương và ngành giáo dục đại học thực hiện tốt chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ công tác trong lĩnh vực này, như: cần điều chỉnh lại mức lương tối thiểu, phụ cấp thâm niên, chế độ đãi ngộ, chế độ nhuận bút, đưa ra nhiều chương trình nghiên cứu cấp trường, cấp bộ, cấp nhà nước, các giải thưởng tôn vinh các công trình và các nhà khoa học… mục đích kích thích lòng say mê nghề nghiệp, nâng cao tính sáng tạo trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, cũng như nâng cao đời sống tinh thần. Đây là yếu tố giữ vai trò quan trọng để bộ phận nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học phát huy tiềm năng trí tuệ của mình trong sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học Việt Nam hiện nay (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)