Điều kiện để phát huy vai trò nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đạ

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học Việt Nam hiện nay (Trang 35)

Giống như mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội, nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học cũng chỉ thực sự phát huy được vai trò to lớn của mình trong những điều kiện và môi trường nhất định. Vậy nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học sẽ phát huy tác dụng trong những điều kiện nào?

Có nhiều điều kiện tác động đến quá trình này, song trước hết đó là điều kiện vật chất – kinh tế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học hiện đại ngày nay, sự phát triển của lực lượng sản xuất đã đạt đến trình độ tin học hóa cao đang tạo ra môi trường và những điều kiện kinh tế hết sức thuận lợi cho quá trình phát huy nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học đạt hiệu quả cao và mới hơn rất nhiều

so với các nền kinh tế trước đó. Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu cũng tạo ra môi trường và địa bàn rộng rãi cho các hoạt động trí tuệ phát triển và phát huy tác dụng. Như vậy, sự phát triển của kinh tế sẽ là mảnh đất tốt, màu mỡ cho sự nảy mầm, đơm hoa, kết trái của những tài năng, tạo ra những điều kiện vật chất thuận lợi cho sự bộc lộ và phát huy những tiềm năng, năng lực trí tuệ của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng trên tất cả các lĩnh vực nói chung, trong đó có giáo dục đại học. Thực tế cho thấy, khi những điều kiện nảy sinh cái mới, cái sáng tạo đã chín muồi nhưng điều kiện vật chất không đáp ứng được thì điểm mới lóe sáng đó sẽ dần dần lụi tàn và bị triệt tiêu. Ngoài ra, để tồn tại và phát triển, con người phải được thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần, giải quyết thỏa đáng những vấn đề thuộc về lợi ích. Trong các lợi ích thì lợi ích vật chất – kinh tế luôn luôn là điểm nhạy cảm nhất đối với cuộc sống con người và giữ vị trí hàng đầu, vì nó không chỉ trực tiếp đáp ứng các nhu cầu bức thiết sống còn của con người, mà còn là điều kiện để tái sản xuất ra sức lao động trí tuệ, đồng thời là điều kiện vật chất để mở rộng các kênh thông tin, cũng như cung cấp những cơ sở vật chất – kỹ thuật cần thiết cho quá trình lao động trí tuệ của con người. Vì vậy, đầu tư phát triển kinh tế vừa tạo cơ sở và điều kiện vật chất thuận lợi cho sự tự do sáng tạo của mỗi cá nhân, vừa là điều kiện đảm bảo phát huy nguồn lực trí tuệ một cách có hiệu quả vào quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đây là điều kiện hết sức quan trọng không thể thiếu, song nó không là điều kiện đủ, bởi đi liền với nó, còn phải cần rất nhiều những điều kiện khác nữa [Xem 32, tr.74].

Trong các chế độ xã hội khác nhau, nguồn lực trí tuệ vận động và phát triển theo hướng nào, phát huy tác dụng đến đâu và nhằm mục đích gì, điều đó không chỉ phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, mà còn phụ thuộc vào

điều kiện chính trị, thể hiện ở bản chất chế độ sở hữu, vào nhãn quan chính của giai cấp cầm quyền thống trị trong xã hội. Điều này được biểu hiện đặc

biệt rõ nét trong khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là khoa học chính trị - xã hội. Chính việc xác lập được một môi trường chính trị ổn định, phù hợp sẽ tạo ra những điều kiện chính trị thuận lợi cho việc khơi dậy và phát huy tính tích cực chính trị - xã hội của mọi công dân, đồng thời phát huy tiềm năng, năng lực trí tuệ vào phát triển. Môi trường chính trị phù hợp phải bao hàm trong đó cả giá trị dân chủ. Tuy nhiên, việc thừa nhận dân chủ hóa đời sống xã hội phải gắn liền với những ràng buộc về mặt pháp lý và đạo đức, với quyền và trách nhiệm công dân theo quy định của luật pháp. Vì vậy, Đảng và Nhà nước phải xây dựng một hệ thống pháp luật khoa học, xác lập được những chính sách, kế hoạch và một cơ chế xã hội đúng đắn và thực thi, nhằm đảm bảo phát huy mọi nguồn lực trí tuệ vào phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ nhằm trực tiếp tạo nguồn dồi dào cho quá trình phát huy đạt hiệu quả cao.

Quá trình phát huy nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học không thể không tính đến việc xác lập một môi trường xã hội lành mạnh, trong đó, công bằng xã hội và xác định hệ chuẩn thang giá trị sáng tạo là điều kiện trực tiếp tạo động lực tinh thần to lớn, kích thích tính tích cực, sáng tạo của người lao động. Công bằng xã hội một mặt phải đảm bảo phân phối theo kết quả lao động, tức là thực hiện phân phối theo đúng giá trị của lao động trí tuệ, theo đúng thành quả lao động mà chủ thể trí tuệ đã cống hiến cho xã hội, mặt khác, phải đảm bảo cho mỗi người có những cơ hội như nhau để phát triển, để bộc lộ và phát huy hết những tiềm năng, năng lực của mình. Có như vậy, các chủ thể trí tuệ mới yên tâm, tin tưởng dồn hết tâm trí và tài năng cho sáng tạo.

Như chúng ta đã biết, đặc trưng của lao động trí tuệ là niềm đam mê sáng tạo, là nhu cầu được tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh những đỉnh cao mới của trí tuệ, của khoa học. Với đặc tính này, các chủ thể trí tuệ, nhất là các nhà khoa học chân chính, nhiều khi lại còn coi trọng các lợi ích chính trị - xã hội – hơn là các lợi ích vật chất. Do vậy, cần phải xác định được một hệ chuẩn

thang giá trị sáng tạo làm chuẩn mực để đánh giá những cống hiến của các chủ thể trí tuệ. Bậc thang giá trị đối với lao động trí tuệ phải đảm bảo giá trị nhân bản, giá trị tiến bộ, phải là giá trị cao nhất trong xã hội, phải được Nhà nước đảm bảo và đãi ngộ xứng đáng thông qua việc xác lập một cơ chế, chế độ đúng đắn, phù hợp, được xã hội thừa nhận và tôn vinh. Có như vậy, mới tạo ra động lực tinh thần to lớn khơi dậy, nuôi dưỡng và phát huy mọi nguồn lực trí tuệ vào quá trình phát triển vì hạnh phúc của con người.

Không dừng ở lại đó, ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc đẩy mạnh giao lưu văn hóa và mở rộng hợp tác quốc tế sẽ mở rộng các kênh thông tin và tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu và bổ sung những giá trị trí tuệ mới của nhân loại vào nguồn lực trí tuệ của dân tộc nói chung, trong đó có giáo dục đại học.

Như vậy, những điều kiện nêu ra trên đây có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng tác động vào đối tượng để tạo ra những động lực to lớn kích thích mạnh mẽ quá trình phát triển và phát huy của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học. Song nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học của các chủ thể chỉ có thể phát huy tác dụng trên cơ sở những nỗ lực chủ quan của mỗi cá nhân để tạo ra nội lực làm cơ sở và điều kiện hiện thực cho quá trình phát huy được diễn ra dễ dàng, thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

Công cuộc đổi mới đất nước mà chúng ta đang tiến hành có thu được thắng lợi hay không, điều đó tùy thuộc vào chiến lược phát triển con người, nhất là chiến lược phát huy nguồn lực trí tuệ của dân tộc Việt Nam trên cơ sở tiếp thu những tinh hoa của nhân loại. Hơn lúc nào hết, Đảng và Nhà nước ta đã ý thức được tầm quan trọng của sự phát triển giáo dục và khoa học – công nghệ. Trong Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đảng lần thứ IX đã ghi rõ: “phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm. Con đường công nghiệp hóa của Việt Nam cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước…gắn

công nghiệp hóa với hiện đại hóa, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến, hiện đại về khoa học – công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức. Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, đặc biệt coi trọng phát triển giáo dục, khoa học – công nghệ, xem đây là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”

[14, tr.15].

Như vậy, nhiệm vụ trên đây đặt ra cho giáo dục những trách nhiệm nặng nề, trong đó có trách nhiệm xây dựng nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, nắm vững và ứng dụng các tri thức trong thực tiễn, đổi mới và chuyển giao công nghệ đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.

Kết luận chƣơng 1

Tóm lại, từ những lý luận chung về nguồn lực trí tuệ, chúng ta thấy được vai trò quan trọng của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học là cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao, có khả năng sáng tạo tri thức, truyền bá tri thức và khai thác, sử dụng tri thức trong hoạt động khoa học và thực tiễn. Bởi vậy, với bất kỳ một nước nào muốn phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nhất là bước vào nền kinh tế tri thức, đều phải tập trung phát triển nền giáo dục quốc dân, trong đó có giáo dục đại học. Vậy thực trạng của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học của nước ta hiện nay ra sao? Những vấn đề gì đang đặt ra đối với nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước góp phần hội nhập quốc tế sâu rộng? Làm rõ những câu hỏi này sẽ có được những căn cứ, cơ sở để định hướng phát triển nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học nước ta phù hợp trong thời gian tới.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 2.1. Thực trạng nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học và phát huy vai trò nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học

Như trên đã khẳng định vai trò hết sức to lớn của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia nói chung. Vậy nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học có vai trò như thế nào đối với công cuộc hội nhập và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay? Có thể nói, nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học ở nước ta cũng có sự thay đổi theo các đặc trưng về các đặc điểm xã hội và văn hóa của đất nước trong từng thời kỳ. Mặc dù có khác nhau như vậy, nhưng nhìn chung nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học của nước ta hiện nay có những vai trò nổi bật sau: Một là, nó đóng vai trò sáng tạo và truyền đạt tri thức. Hai là, nó giữ vai trò lựa chọn và tập hợp các cá nhân xuất sắc. Và thứ ba là, nó góp phần đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao.

Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học ở nước ta cần phải đóng thêm vai trò không kém phần quan trọng là giúp thu hẹp khoảng cách giữa các nước đang phát triển với các nước phát triển thông qua việc thúc đẩy sự hội nhập của các quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu. Vậy thực trạng của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học nước ta hiện nay ra sao và có những vấn đề gì đang đặt ra cho lĩnh vực này?

Trước hết về số lượng, có thể nói số lượng giảng viên ngành giáo dục đại học hiện nay ở nước ta có khoảng 53.500 người [Xem: 50]. Đây là lực lượng giữ vai trò quyết định trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Không chỉ vậy, trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học nói riêng và lực lượng giảng viên ở các trường đại

học, cao đẳng nói riêng là khá cao so với những bộ phận khác của đội ngũ trí thức trong cả nước. Số giảng viên có trình độ trên đại học là 29.048 [Xem: 50]

người. Đây là bộ phận nguồn lực trí tuệ giáo dục đại học có tiềm năng rất lớn. Tiếp đến là về chất lượng, trong những năm gần đây đội ngũ giảng viên có sự phát triển mạnh mẽ về chất lượng. Trình độ chuyên môn của đội ngũ này được tăng lên nhanh chóng. Về mặt này, năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên có trình độ từ thạc sĩ trở lên đóng vai trò quyết định trực tiếp nhất đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc đại học và trên đại học. Không chỉ vậy, công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai hoạt động cơ bản của người giảng viên đại học. Ở đây, người giảng viên không chỉ có nhiệm vụ dạy học, trang bị kiến thức và phương pháp luận khoa học cho sinh viên, mà còn có nhiệm vụ trực tiếp tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học. Có thể nói, hai hoạt động này có vai trò bổ sung cho nhau, tác động lẫn nhau. Từ đây, chúng ta dễ dàng nhận ra thông qua việc kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học mà chất lượng của đội ngũ giảng viên, cũng như hoạt động hiệu quả và chất lượng đào tạo không ngừng được nâng cao.

Về công tác nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ đóng vai trò cũng không kém phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học. Như chúng ta đã biết, công tác nghiên cứu khoa học trong các trường đại học, cao đẳng không chỉ tạo điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng bài giảng và rèn luyện năng lực xử lý tình huống cho người giảng viên trước những vấn đề bức xúc của thực tiễn; mà còn làm tăng tiềm lực khoa học và công nghệ của ngành. Có thể nói, hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học, cao đẳng là rất đa dạng và phong phú. Ở đây, các nhà khoa học vừa thực hiện nghiên cứu cơ bản, vừa

những khoa học chuyên ngành, mà còn nghiên cứu khoa học giáo dục…nhằm xây dựng và phát triển nhân cách cho sinh viên, xây dựng bản lĩnh khoa học và chính trị cho sinh viên đồng thời còn góp phần vào sự phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ cho ngành giáo dục nói riêng, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung.

Về năng lực quản lý của bộ phận quyết định chất lượng của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học được thể hiện tập trung ở năng lực của hai bộ phận trí thức. Thứ nhất là bộ phận có chức năng quản lý vĩ mô, quản lý nhà nước về đào tạo, bao gồm: cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp bộ ngành và các vụ, viện liên quan đến giáo dục đại học. Thứ hai là bộ phận quản lý ở cấp cơ sở, bao gồm: cán bộ lãnh đạo và quản lý các trường đại học, cao đẳng; cán bộ quản lý cấp khoa, phòng và bộ môn chuyên môn.

Như chúng ta đã biết, hệ thống giáo dục của nước ta là một thể thống nhất. Liên quan trực tiếp đến quản lý giáo dục đại học hiện có khoảng 7.200 [Xem: 50] người. Và đối với một số vụ chức năng quan trọng, như: Vụ Sau đại

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của nguồn lực trí tuệ trong giáo dục đại học Việt Nam hiện nay (Trang 35)