mãn” của các nhóm đối tượng khảo sát theo đặc điểm
cá nhân
Bảng 4.27: Hệ số Sig. khi tiến hành kiểm định sự đồng nhất của phương sai
Mức ý nghĩa (Sig.) Nhân tố
Giới tính Nhóm tuổi Thu nhập
S 0.955 0.288 0.990
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2013)
Bảng 4.27 trên đây tiến hành đánh giá hệ số Sig. trong phương pháp phân tích Levene để kiểm định sự đồng nhất của phương sai giữa biến định lượng “sự thỏa mãn” và các biến định tính: giới tính, nhóm tuổi và thu nhập. Giả thuyết H0 được đặt ra như sau:H0: phương sai các nhóm so sánh có sự đồng nhất.
Ta có thể thấy các mức ý nghĩa Sig. đều đạt yêu cầu lớn hơn 0.05, do đó giả thuyết H0 được chấp nhận. Phương sai giữa biến định lượng “sự thỏa mãn” với lần lượt các biến định tính giống nhau, thỏa điều kiện giúp ta tiếp tục tiến hành phân tích ANOVA. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.28 dưới đây.
Bảng 4.28: Hệ số Sig. về sự khác biệt về đánh giá “sự thỏa mãn” của các nhóm đối tượng khảo sát khác nhau theo yếu tốđặc điểm cá nhân
Mức ý nghĩa (Sig.) Nhân tố
Giới tính Nhóm tuổi Thu nhập
S 0.028 0.831 0.557
Nhìn vào bảng 4.28, ta thấy có duy nhất mức Sig. giữa biến “sự thỏa mãn” với yếu tố đặc điểm giới tính là có Sig. = 0.028 < 0.05. Điều này có nghĩa rằng giả thuyết H9: Có sự khác biệt về đánh giá sự thỏa mãn giữa Nam và Nữ được chấp nhận. Cụ thể, nhóm du khách Nữ lại dễ tính hơn và đánh giá mức độ thỏa mãn cao hơn nhóm du khách Nam. Còn lại, các giả thuyết H10 và H11 (Có sự khác biệt về đánh giá sự thỏa mãn giữa các nhóm tuổi và các nhóm thu nhập) bị bác bỏ bởi mức Sig. của chúng lần lượt là 0.831 và 0.557 > 0.05.
4.3.4.3 So sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá “ý định quay lại” của các nhóm đối tượng khảo sát theo đặc điểm