Kiểm định độ giá trị phân biệt giữa các khái niệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của rủi ro cảm nhận khi du lịch, sự thỏa mãn đối với ý định quay trở lại của du khách quốc tế (Trang 79)

Để đo lường xem thang đo có đạt được độ giá trị phân biệt hay không, nghiên cứu tiến hành kiểm định hệ số tương quan có khác biệt so với 1 hay không bằng cách sử dụng phần mềm Excel với:

- n = 193 - SE = SQRT ((1-r2)/(n-2))

Bảng 4.21: Kiểm định sự khác biệt của hệ số tương quan so với 1 Estimate (r) SE CR p-value INTEN <--> S 0.439 0.065 8.63 0.000 PSR <--> INTEN 0.050 0.072 13.15 0.000 PSR <--> S -0.123 0.072 15.64 0.000 TR <--> INTEN -0.288 0.069 18.59 0.000 TR <--> DR 0.141 0.072 11.99 0.000 DR <--> S 0.030 0.072 13.41 0.000 DR <--> INTEN 0.068 0.072 12.91 0.000 TR <--> S -0.509 0.062 24.23 0.000 DR <--> PSR -0.071 0.072 14.84 0.000 TR <--> PSR 0.487 0.063 8.12 0.000 (Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2013)

Kết quả bảng 4.21 cho ta thấy, p-value đều < 0.05 nên hệ số tương quan của từng cặp khái niệm khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95%. Thêm vào đó, các hệ số tương quan giữa các khái niệm đều bé hơn 1 (có ý nghĩa thống kê). Do đó, ta có thể khẳng định, các khái niệm đạt được độ giá trị phân biệt.

4.3.3.1 Đánh giá độ tin cậy và độ giá trị hội tụ của các thang đo

Thay vì sử dụng Cronbach’s Alpha, nghiên cứu tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua: (1) Hệ số độ tin cậy tổng hợp và (2) Tổng phương sai trích. Độ tin cậy tổng hợp là cách giúp đánh giá độ tin cậy tổng hợp tốt hơn Cronbach’s Alpha do có xác định sai số. Và phương sai trích cũng là một chỉ tiêu đo lường độ tin cậy, phản ánh biến thiên chung của các biến quan sát được tính toán bởi biến tiềm ẩn. Độ giá trị hội tụ được đánh giá thông qua xem xét các trọng số nhân tố của các chỉ báo đối với các khái niệm và phương sai chiết suất đối với mỗi khái niệm (phương sai trung bình được chia sẻ giữa các chỉ báo và khái niệm) (Joreskog & Sorbom, 1993).

Độ tin cậy tổng hợp

(Joreskog, 1971)

Việc tính độ tin cậy tổng hợp của thang đo được tiến hành sau khi thực

hiện phân tích nhân tố xác định.

Tổng phương sai trích

(Fornell & Larcker, 1981)

Còn được gọi là hệ số phương sai chiết suất, cho phép chúng ta đánh

giá, bổ sung độ tin cậy của thang đo.

Trong đó:

- i là trọng số nhân tố chuẩn hóa của chỉ báo thứ I của nhân tố tương ứng

- 1 - i2

là phương sai của sai số đo lường chỉ báo thứ i - p là số chỉ báo của mỗi nhân tố.

                       p i i p i i p i i C 1 2 2 1 2 1 1            p i p i i i p i i VC 1 1 2 2 2 1 1

Bảng 4.22: Trọng số nhân tố và độ tin cậy các thang đo khái niệm

Khái niệm và các chỉ báo FL SE SFL Giá trị t CR VE

Rủi ro tâm lý (PSR) 0.88 0.72

PSR1 1.000 - 0.911 -

PSR2 0.945 0.057 0.919 16.690 PSR3 0.663 0.058 0.694 11.379

Rủi ro thời gian (TR) 0 0.87 0.62

TR1 0.734 0.074 0.714 9.904 TR3 0.994 0.082 0.864 12.113 TR4 0.954 0.085 0.798 11.202

TR5 1.000 - 0.768 -

Rủi ro mong muốn (DR) 0.82 0.54

PRIAT3 1.000 - 0.774 - PRIAT4 0.768 0.088 0.660 8.692 PRIAT5 1.143 0.109 0.850 10.490 PRIAT6 0.767 0.093 0.630 8.279 Sự thỏa mãn (S) 0.95 0.75 S1 0.728 0.049 0.834 15.010 S2 0.770 0.044 0.903 17.417 S3 0.842 0.047 0.920 18.061 S4 0.960 0.060 0.862 15.929 S5 0.900 0.062 0.819 14.539 S6 1.000 - 0.856 -

Ý định quay lại (INTEN) 0.85 0.65

INTEN1 1.000 - 0.821 -

INTEN2 0.885 0.084 0.743 10.514 INTEN3 1.017 0.088 0.852 11.575

Theo Scharma (1996) thì chỉ tiêu c phải đạt ít nhất là 0.7 và chỉ tiêu vc

phải đạt từ 0.5 trở lên. Các trọng số nhân tố, độ tin cậy tổng hợp, tổng phương sai chiết suất của các khái niệm được thể hiện ở bảng 4.22

Theo đó, tất cả các trọng số nhân tố chuẩn hóa đều lớn hơn 0.5 với giá trị khá cao, nằm trong khoảng từ 0.630 đến 0.920, các trọng số chưa chuẩn hóa đều đạt mức ý nghĩa thống kê cao (p-value = 0.000, t-value > 8.425) nên ta có thể khẳng định, các khái niệm đạt được giá trị hội tụ. Mặt khác, các thang đo đều đạt độ tin cậy tổng hợp trong khoảng khá tốt (từ 0.82 đến 0.95), thỏa điều kiện lớn hơn 0.7 ban đầu. Giá trị của các phương sai trích cũng thỏa điều kiện lớn hơn 0.5. Vậy, các thang đo hoàn toàn thích hợp cho bước phân tích kế tiếp.

4.3.3.2 Đánh giá các quan hệ cấu trúc và kiểm định giả thuyết

Đề tài ước lượng mô hình cấu trúc bao gồm ba nhân tố rủi ro cảm nhận tác động đến sự thỏa mãn và ý định quay lại của du khách quốc tế, đồng thời nhân tố sự thỏa mãn cũng có mối quan hệ đến ý định quay lại. Bảng 4.23 cho thấy kết quả các chỉ số phản ánh độ phù hợp của mô hình phương trình cấu trúc.

Kết quả của phân tích mô hình cấu trúc cho thấy: mô hình có giá trị của thống kê Chi-square là 467.157 với 160 bậc tự do, p = 0.000, Chi-square/df = 2.920 < 3.0 chứng tỏ thống kê này có ý nghĩa. Chỉ số độ tồi RMSEA = 0.1 > 0.08 nhưng vẫn chưa vượt qua giới hạn trên là 0.1 và GFI = 0.797 ≈ 0.8 (< 0.9) nhưng mức độ chênh lệch không quá cao. Chỉ số độ phù hợp so sánh CFI = 0.886 ≈ 0.9 và TLI = 0.865, tuy chưa thỏa điều kiện lớn hơn 0.9 nhưng giá trị này không quá thấp và gần bằng 0.9 nên hoàn toàn có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, cũng cần phải kiểm tra lại các giả thuyết ban đầu.

Bảng 4.23: Các chỉ số phản ánh độ phù hợp của mô hình phương trình cấu trúc

Điều kiện Giá trị

CMIN 467.157 Df 160 P 0.000 CMIN/df <5.0 2.920 NFI >0.9 0.838 RFI >0.9 0.808 IFI >0.9 0.887 TLI >0.9 0.865 CFI >0.9 0.886 GFI >0.9 0.797 RMSEA <0.08 0.100 (Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2013)

Từ kết quả ở bảng 4.24 dưới đây đã chỉ ra rằng, có một giả thuyết chưa đảm bảo ý nghĩa thống kê ở mức 10% (p = 0.192 > 0.1). Đó là nhân tố “rủi ro mong muốn” không có tác động trực tiếp đến ý định quay lại của du khách quốc tế (tương ứng với giả thuyết H4), mà nó chỉ có mối quan hệ với nhân tố này thông qua một nhân tố trung gian là sự thỏa mãn của du khách. Điều này chứng tỏ, rủi ro mong muốn, tức rủi ro trong du lịch mạo hiểm, thực sự vẫn còn đóng vai trò khá mờ nhạt. Bởi, thực tế cho thấy, loại hình du lịch mạo hiểm tại Việt Nam, và nhất là tại Nha Trang, Khánh Hòa vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm và đầu tư đúng đắn. Đây vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ và chưa thật sự được phát triển xứng tầm với tiềm năng của nó. Do đó, du khách vẫn chưa thật sự cảm nhận được một cách rõ ràng về vấn đề rủi ro mong muốn khi du lịch tại Nha Trang.

Bảng 4.24: Kiểm định các quan hệ cấu trúc trong mô hình đề xuất

Hệ số cấu trúc Ảnh hưởng trực tiếp Giả

thuyết Chưa chuẩn hóa Chuẩn hóa Giá trị t Giá trị p Kết luận TR  S H1 (-) -0.696 -0.609 -6.442 0.000 Ủng hộ PSR  S H5 (-) 0.235 0.180 2.279 0.023 Bác bỏ DR  S H3 (+) 0.160 0.128 1.781 0.075 Ủng hộ TR  INTEN H2 (-) -0.224 -0.225 -2.024 0.043 Ủng hộ S  INTEN H7 (+) 0.298 0.348 3.694 0.000 Ủng hộ PSR  INTEN H6 (-) 0.229 0.209 2.300 0.021 Bác bỏ DR  INTEN H4 (+) 0.111 0.104 1.305 0.192 ns (Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2013)

Ngoài ra, quan hệ cấu trúc của nhân tố “rủi ro tâm lý” với “sự thỏa mãn” và “ý định quay lại” không đạt được như đúng kỳ vọng âm ban đầu (bác bỏ H5 và H6). Thay vào đó, kết quả cho thấy rằng, rủi ro tâm lý có tác động thuận chiều đến sự thỏa mãn và ý định quay lại của du khách quốc tế (hệ số cấu trúc lần lượt là 0.180 và 0.209). Kết quả này được giả thích bởi ảnh hưởng của mẫu nghiên cứu. Cụ thể, thống kê đặc điểm mẫu nghiên cứu cho thấy, đa số đối tượng khách tham gia trả lời phiếu câu hỏi điều tra là thuộc nhóm đối tượng du khách quốc tế trẻ tuổi. Đây được xem là đối tượng có cuộc sống độc lập, tự do và phóng khoáng. Họ luôn đề cao cái tôi trong cuộc sống và luôn tự tin thể hiện bản thân cũng như dám làm những điều mình muốn, những điều mình cho là đúng (www.bantrecuocsong.com).

Xét theo khía cạnh này thì đây được xem là đối tượng ít lo ngại về vấn đề rủi ro gặp phải sự phản đối hay những phản hồi tiêu cực từ phía gia đình, người thân hay bạn bè. Nếu thật sự gặp phải những rủi ro đó thì, với cá tính mong muốn khẳng định mình sẵn sàng chứng tỏ mình đúng, đối tượng này, ngược lại, sẽ càng thực hiện cho được việc mà họ muốn thay vì từ bỏ. Kết quả là các quyết định lựa chọn điểm du lịch cũng không ngoại lệ. Mặt khác, đây cũng là nhóm đối tượng ưa thích sự mới lạ và khám phá, nhất là khi đi du lịch. Vì vậy, những rủi ro liên quan đến khó khăn do khác biệt văn hóa, phong tục tập quán hay bất đồng ngôn ngữ, ngược

lại, sẽ còn là yếu tố thu hút hấp dẫn với đối tượng du khách này. Như vậy, ngoại trừ 3 giả thuyết vừa nêu trên thì tất cả các giả thuyết còn lại (bao gồm giả thuyết H1, H2, H3 và H7) đều được chấp nhận với mức ý nghĩa thống kê p < 0.1. Tóm lại, từ bảng 4.24, các kết luận sau được đưa ra:

 Các nhân tố tác động đến sự thỏa mãn của du khách quốc tế theo mức độ giảm dần là:

- Nhân tố “rủi ro tâm lý” có tác động thuận chiều đến sự thỏa mãn của du khách quốc tế mạnh nhất với hệ số tác động chuẩn hóa là 0.180.

- Tiếp theo là nhân tố “rủi ro mong muốn” có tác động thuận chiều đến sự thỏa mãn của du khách quốc tế với hệ số tác động chuẩn hóa là 0.128.

- Cuối cùng là nhân tố “rủi ro thời gian” có tác động ngược chiều đến sự thỏa mãn của du khách quốc tế với hệ số tác động chuẩn hóa là -0.609.

 Các nhân tố tác động đến ý định quay lại của du khách quốc tế theo mức độ giảm dần

- Nhân tố “sự thỏa mãn” có tác động thuận chiều đến ý định quay lại của du khách quốc tế mạnh nhất với hệ số tác động chuẩn hóa là 0.348.

- Tiếp theo là nhân tố “rủi ro thời gian” có tác động ngược chiều đến ý định quay lại của du khách quốc tế với hệ số tác động chuẩn hóa là -0.225.

- Cuối cùng là nhân tố “rủi ro tâm lý” có tác động thuận chiều đến ý định quay lại của du khách quốc tế với hệ số tác động chuẩn hóa là 0.209.

Hình 4.3: Sơ đồ đường dẫn chuẩn hóa của các quan hệ cấu trúc 4.3.4 Phân tích phương sai ANOVA

Sử dụng phương pháp phân tích phương sai ANOVA để tìm ra sự khác biệt về kết quả đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí giữa các nhóm đối tượng khảo sát khác nhau về đặc điểm cá nhân.

Trong phân tích này, hệ số cần quan tâm là hệ số Sig. Giả thuyết H0 được đặt ra là không có sự khác biệt về kết quả đánh giá các đối tượng về mức độ quan trọng của các yếu tố. Nếu hệ số Sig. < 0.05 (với mức ý nghĩa 95%) thì bác bỏ giả thuyết H0, tức có sự khác biệt về kết quả đánh giá của các đối tượng về mức độ quan trọng của các nhân tố. Nếu Sig. > 0.05 thì chấp nhận giả thuyết H0.

PSR

.83

PSR1e38 PSR2e39.92.85.69 PSR3e40 .48

TR

.59

TR5 e9 TR4 .64.77

e10e11 TR3TR1 .75.51.80 .86

e12e30S1 .70 e29.83S2 .82.90 e28S3.92 .85S.30e27.86S4 .74.82 e26S5.86 .67 e25S6 .73 INTEN3.73 INTEN2INTENe21.74.24DR.55.77.85 INTEN1.82.66.63e20PRIAT3PRIAT6PRIAT4PRIAT5.67 .60.72.40.44 e14e15e16e41

e22

.85

Chi-square= 467.157 ; df= 160 ; P= .000 ; Chi-square/df= 2.920 ; GFI= .797 ; TLI= .865 ; CFI= .886 ; RMSEA= .100 .91 .71 -.62 -.23 .19 .21 .13 .11 .34 .49 -.07 .14 e42 e43

4.3.4.1 So sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá “rủi ro cảm nhận” của các nhóm đối tượng khảo sát theo đặc cảm nhận” của các nhóm đối tượng khảo sát theo đặc điểm cá nhân

Trên cơ sở phân tích phương sai ANOVA, ta có thể thống kê các mức ý nghĩa (hệ số Sig.) khi so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá “rủi ro cảm nhận” của các nhóm đối tượng khảo sát khác nhau theo yếu tố đặc điểm cá nhân, bao gồm: giới tính, nhóm tuổi và thu nhập. Kết quả Sig. được tổng hợp ở Bảng 4.25 sau:

Bảng 4.25: Hệ số Sig. khi tiến hành kiểm định sự đồng nhất của phương sai

Mức ý nghĩa (Sig.) Nhân tố

Giới tính Nhóm tuổi Thu nhập

TR 0.134 0.316 0.233

DR 0.942 0.823 0.596

PSR 0.116 0.091 0.008

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2013)

Trước khi đi vào phân tích ANOVA, ta cần kiểm định được giả thuyết H0

rằng phương sai các nhóm so sánh có sự đồng nhất. Bởi, phương sai các nhóm so sánh phải có sự đồng nhất thì phân tích ANOVA mới có ý nghĩa. Bảng 4.49 trên đây đã tổng hợp kết quả Sig. từ phương pháp phân tích Levene, tức phương pháp kiểm định sự đồng nhất phương sai giữa biến định lượng và biến định tính. Với các mức ý nghĩa Sig. > 0.05 thì giả thuyết H0 không bị bác bỏ. Điều này có nghĩa rằng phương sai 2 nhóm giống nhau, thỏa điều kiện giúp phân tích ANOVA có ý nghĩa. Ta thấy, chỉ có duy nhất phương sai của 2 nhóm so sánh PSR và thu nhập là không đồng nhất (Sig. = 0.008 < 0.05). Vì vậy, phân tích ANOVA giữa 2 nhóm này không có ý nghĩa. Sau khi xem xét kiểm định Levene, ta tiếp tục đi vào kiểm định ANOVA với các giả thuyết được đặt ra như sau:

H1: Có sự khác biệt về rủi ro thời gian giữa Nam và Nữ

H2: Có sự khác biệt về rủi ro mong muốn giữa Nam và Nữ

H3: Có sự khác biệt về rủi ro tâm lý giữa Nam và Nữ

H4: Có sự khác biệt về rủi ro thời gian giữa các nhóm tuổi

H5: Có sự khác biệt về rủi ro mong muốn giữa các nhóm tuổi

H6: Có sự khác biệt về rủi ro tâm lý giữa các nhóm tuổi

H7: Có sự khác biệt về rủi ro thời gian giữa các nhóm thu nhập

H8: Có sự khác biệt về rủi ro mong muốn giữa các nhóm thu nhập

Kết quả được tổng hợp tại Bảng 4.26 dưới đây:

Bảng 4.26: Hệ số Sig. về sự khác biệt về đánh giá “rủi ro cảm nhận” của các nhóm đối tượng khảo sát khác nhau theo yếu tố đặc điểm cá nhân

Mức ý nghĩa (Sig.) Nhân tố

Giới tính Nhóm tuổi Thu nhập

TR 0.072 0.482 0.257

DR 0.020 0.054 0.077

PSR 0.208 0.719 -

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2013)

Kiểm định ANOVA được khẳng định dựa trên mức ý nghĩa Sig. Nếu Sig. > 0.05 thì các giả thuyết H1 đến H8 bị bác bỏ, giả thuyết H0 tức không có sự khác biệt sẽ được chấp nhận. Nếu mức ý nghĩa Sig. < 0.05 thì bác bỏ giả thuyết H0, tức khẳng định có sự khác biệt về đánh giá “rủi ro cảm nhận” giữa các nhóm đối tượng khảo sát khác nhau về yếu tố đặc điểm cá nhân. Nhìn vào bảng 4.26, ta có thể thấy, giả thuyết H2 được chấp nhận do có mức Sig. bằng 0.020 < 0.05, tức có sự khác biệt về đánh giá cảm nhận “rủi ro mong muốn” giữa nam và nữ. Cụ thể, nhóm du khách Nam có sự quan tâm hơn và yêu thích rủi ro trong du lịch mạo

hiểm hơn nhóm du khách Nữ. Còn lại, các giả thuyết H1, H3, H4, H5, H6, H7 và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của rủi ro cảm nhận khi du lịch, sự thỏa mãn đối với ý định quay trở lại của du khách quốc tế (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)