Giải pháp hoàn thiện phương pháp lập kế hoạch 1 Phương pháp dự báo

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm tại Công ty khai thác khoáng sản Hutech (Trang 76)

VI Tổng vốn đầu tư Tr.đ 10.156,9 39.355,0 387,

3.3.2.Giải pháp hoàn thiện phương pháp lập kế hoạch 1 Phương pháp dự báo

STRENGTH WEAKNESS Overcome

3.3.2.Giải pháp hoàn thiện phương pháp lập kế hoạch 1 Phương pháp dự báo

3.3.2.1. Phương pháp dự báo

Về phương pháp được sử dụng trong công tác xây dưng kế hoạch ở Công ty còn khá đơn giản và dừng lại ở phương pháp như: thống kê, kinh nghiệm. Mặt khác như chúng ta thấy, công tác thị trường chưa thực sự được chú trọng ở công ty do đó chưa đóng góp được hiệu quả tối ưu nhất cho công tác lập kế hoạch. Nguyên nhân một phần do Công ty chưa áp dụng phương pháp dự báo trong việc nghiên cứu thị trường. Hầu như công tác này chỉ dừng lại ở việc thống kê các mặt hàng quen thuộc và dựa trên kinh nghiệm của các cán bộ, do vậy không tránh khỏi những ý kiến

mang tính chủ quan. Chính vì thế mà Công ty cần áp dụng phương pháp dự báo để nâng cao tính khả thi cho bản kế hoạch.

Nghiên cứu và dự báo là quá trình thu thập và xử lý thông tin về các nguồn nhân lực, vật lực và những ảnh hưởng khác tới hoạt động SXKD. Trong nền kinh tế thị trường, công tác dự báo là vô cùng quan trọng bới lẽ nó cung cấp các thông tin cần thiết nhằm phát hiện và bố trí sử dụng các nguồn lực trong tương lai một cách có căn cứ thực tế.

Trong quản lý vi mô, dự báo là hoạt động gắn liện với công tác hoạch định và chỉ đạo thực hiện chiến lược kinh doanh của DN. Các DN không thể không thực hiện tốt công tác dự báo nếu họ muốn đứng vững trong kinh doanh.

Trong việc xác đinh mục tiêu, mỗi DN phải quyết định hàng hóa, dịch vụ nào sẽ được sản xuất và bán ra, mức giá sản phẩm đó, thị phần mà DN thực tế có thể chiếm được, hiệu suất vốn DN có thể kỳ vọng, v.v… Những mục tiêu như vậy chỉ có thể trở thành hiện thực nếu DN đã phân tích các xu thế của nền kinh tế, đã dự báo cầu về sản phẩm của mình cả trong dài hạn và ngắn hạn, chi phí các nhân tố sản xuất, v.v… Như vậy các dự báo về thị trường, giá cả, tiến bộ khoa học va công nghệ, nguồn nhân lực, sự thay đổi của các nguồn đầu vào, đối thủ cạnh tranh, v.v… có tầm quan trọng sống còn đối với DN. Ngoài ra dự báo còn cung cấp những thông tin cho phép phối hợp hành động giữa các bộ phận trong DN.

Có rất nhiều phương pháp dự báo thị trường, tuy nhiên có thể quy về hai cách tiếp cận sau:

b) Một là phương pháp định tính: Là phương pháp dự báo trên suy luận

chủ quan của cá nhân, tập thể có kinh nghiệm lâu năm. Tuy vậy, phương pháp này có độ chính xác không cao do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ, kinh nghiệm của cán bộ làm công tác dự báo

c) Hai là phương pháp định lượng: Là phương pháp dựa trên việc xử lý

thông tin thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau bằng các công cụ toán học như: phương pháp san bằng mũ, phương pháp thời vụ, mô hình nhân tố,v.v…

Bên cạnh phương pháp dự báo, một phương pháp nữa cũng rất quan trọng mà Công ty nên áp dụng, đó là phương pháp phân tích thị trường. Mọi kế hoạch kinh doanh đều phải bao hàm phân tích thị trường. Phân tích thị trường là một trong những lý do đầu tiên và quan trọng nhất để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Bất luận là mới bắt đầu hoạt động kinh doanh hay xem xét lại hoạt động kinh doanh hiện tại, thì đều cần phải có phân tích mới về thị trường, ít nhất 1lần/năm.

Thị trường công ty cần tìm kiếm là thị trường tiềm năng ,chứ không phải thị trường hiện tại. Thị trường mục tiêu lớn hơn nhiều so với thị trường hiện tại. Công tác thị trường ở Công ty chưa thực sự chú trọng, do vậy Công ty có thể áp dụng các phương pháp sau trong phân tích thị trường.

Phân tích thị trường cần bao hàm những nôi dung cơ bản sau:

a) Tìm kiếm thông tin

Công ty có thể tìm kiếm những thông tin hữu ích để thực hiện một phân tích thị trường từ các nguồn lực khác nhau. Ví dụ, có thể cần những thông tin về địa phương từ các cơ quan chức năng. Hoặc cũng có thể tìm được các thông tin thị trường qua các website. Công ty có thể tìm kiếm những thông tin từ số liệu thông kê, kêt quả khảo sát, v.v…

Trên thực tế không phải tất cả những thông tin mà Công ty cần đều có thể được công bố một cách công khai và nhiều khi phải đi theo con đường vòng, phải có những kỹ năng tính toán nhất định. Đôi khi phải ngoại suy thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để có được thông tin hữu ích nhất.

b) Phân khúc thị trường

Trong phân tích thị trường, công ty cần chia thị trường mục tiêu của mình ra thành các phân khúc khác nhau. Ví dụ như phân khúc thị trường ở Xí nghiệp Cơ khí 2 của Công ty.

Việc chia thị trường mục tiêu ra những phân khúc khác nhau giúp Công ty hướng vào những nhu cầu thị trường cụ thể hơn, biện pháp quảng bá và cách tiếp cận hữu hiệu hơn, định giá phù hợp hơn

Công ty cần đo lường và định lượng thị trường của mình, xác định được thị trương mục tiêu và nắm bắt đầy đủ các thông tin về thị trường mục tiêu của mình.Về triển vọng tăng trưởng của thị trường, công tác kế hoạch cần đưa ra dự báo về tốc độ tăng trưởng của thị trường đó và có các quyết định cần thiết.

d) Xu hướng thị trường

Để nắm bắt được xu hướng của thị trường, cần hiểu những gì đang diễn ra. Những xu hướng và trào lưu gì mà công ty cho là sẽ ảnh hưởng đến những phân khúc thị trường của mình? Ví dụ nếu bán ô tô, thì cần quan tâm đến phản ứng của mọi người trước việc giá xăng dầu tăng cao, mối quan tâm đến ô nhiễm môi trường, các chính sách trong nước liên quan.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm tại Công ty khai thác khoáng sản Hutech (Trang 76)