Đánh giá công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty khai thác khoáng sản Hutech

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm tại Công ty khai thác khoáng sản Hutech (Trang 64)

VI Tổng vốn đầu tư Tr.đ 10.156,9 39.355,0 387,

3.2.4.Đánh giá công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty khai thác khoáng sản Hutech

thác khoáng sản Hutech

3.2.4.1. Đánh giá về quy trình xây dựng kế hoạch a) Ưu điểm

Về cơ bản quy trình lập kế hoạch ở Công ty bao gồm các bước cơ bản nhất trong một quy trình xây dựng kế hoạch thông thường, đáp ứng được yêu những cầu cảu công tác kế hoạch hóa trong DN do đó đảm bảo tính khoa học và hiệu quả

Nhìn vào quy trình xây dựng kế hoạch chúng ta thấy đây là quy trình từ dưới lên: Phòng Kế hoạch – Đầu tư căn cứ vào các yếu tố lập ra dự thảo bản kế hoạch,

sau đó gửi dự thảo này cho các đơn vị tham gia góp ý sao cho phù hợp với mục tiêu chung của Công ty và phù hợp với năng lực của các đơn vị. Thông thường kế hoạch ở Công ty, đặc biệt Công ty Nhà nước đều có quy trình từ trên xuống dưới (Lãnh đạo Công ty lập ra kế hoạch, sau đó giao cho các đơn vị cấp dưới thực hiện theo kế hoạch đó, không có sự tham gia của các bên trong việc lập kế hoạch). Có thể nói hiện nay quy trình lập kế hoạch của Công ty là từ dưới lên là quy trình đảm bảo tính khoa học. Quy trình này cho thấy sự tham gia của các bên trong việc lập kế hoạch SXKD của DN ( Phòng Kế hoạch – Đầu tư, phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Tổ chức hành chính, các đơn vị sản xuất,ban lãnh đạo Công ty). Điều này thể hiện sự tiến bộ trong công tác xây dựng kế hoạch. Sự tham gia và phản hồi của nhiều bên giúp cho bản kế hoạch được chi tiết và phù hợp với năng lực của Công ty nói chung và các đơn vị sản xuất nói riêng

Bên cạnh đó, các căn cứ của việc xây dựng kế hoạch được xác định khá rõ ràng và đầy đủ, làm cơ sở cho công tác xây dựng kế hoạch. Các cán bộ chuyên viên sẽ căn cứ vào các yếu tố như đã nêu ở phần 2.2.1 (Quy trình xây dựng kế hoạch ) để phân tích, tổng hợp tình hình, từ đó xây dưng nên kế hoạch SXKD.

Trong quá trình thực hiện kế hoạch có sự theo dõi, phản hồi hàng tháng từ các đơn vị sản xuất để có điều chỉnh và căn cứ lập kế hoạch tháng, quý tiếp theo, điều này giúp cho bản kế hoạch luôn được điều chỉnh liên tục, và rất linh hoạt trước những thay đổi của thị trường.

b) Nhược điểm

- Trước hết, các căn cứ của Công ty tuy đã xác định rõ ràng và cụ thể nhưng thực sự là việc phân tích các căn cứ này chưa được tiến hành chi tiết, mà hầu như các chuyên viên chủ yếu chỉ dựa vào một số căn cứ chính. Các căn cứ chính đó là : Tình hình kinh doanh của năm trước, năng lực hiện tại của Công ty và các công trình, dự án mà Công ty đang đảm nhận thực hiện. Còn yếu tố thị trường thực sự chưa được quan tâm đúng mức

- Nếu so sánh với quy trình xây dựng kế hoạch trên lý thuyết thì quy trình xây dựng kế hoạch ở Công ty chưa có giai đoạn phân tích chiến lược. Vai trò của công

tác này rất quan trọng. Phân tích chiến lược giúp cho Công ty chủ động nhận định tình hình, chủ động trước những diễn biến của môi trường bên ngoài và bên trong. Nó cũng giúp Công ty chủ động chuẩn bị sẵn các phương án dự phòng trước những thay đổi không lường trước được.

- Ngoài ra, thời gian xây dựng kế hoạch thường chậm so với nhu cầu của sản xuất do hệ thống thông tin báo cáo chưa hoàn chỉnh. Chính vì công tác trao đổi, báo cáo thông tin giữa các phòng ban, đơn vị với phòng Kế hoạch – Đầu tư chưa thuận tiện nên làm chậm tiến độ của công tác lập kế hoạch dẫn đến ảnh hướng tới nhu cầu của sản xuất.

- Như đã nêu trong phần 2.2.1 (Quy trình xây dựng kế hoạch), công tác điều chỉnh kế hoạch chỉ đơn thuần là điều chỉnh về mục tiêu của kế hoạch mà chưa chú trọng điều chỉnh về tổ chức, phân công nhiệm vụ, bố trí các nguồn lực. Đây là biện pháp nên tiến hành cuối cùng khi không còn cách nào khác. Nếu Công ty tiến hành điều chỉnh các hoạt động, phân bổ các nguồn lực cho hợp lý thì vẫn có thể đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra mà không cần phải điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch. Do vậy mà khi có những thay đổi từ phía môi trường tác động tới khả năng thực thi của kế hoạch thì Công ty có thể tiến hành điều chỉnh từ trong nội bộ trước khi điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch

3.1.1.1. Đánh giá về nội dung của bản kế hoạch a) Ưu điểm

- Như đã trình bày ở trển, bản kế hoạch của Công ty gồm có kế hoạch sản xuất tổng thể, kế hoạch giao cho các đơn vị (bản kế hoạch này giống với kế hoạch chỉ đạo sản xuất) và bản kế hoạch điều chỉnh. Như vậy về cơ bản kế hoạch SXKD của Công ty đã có đủ các bản kế hoạch cần thiết.

- Các chỉ tiêu trong bản kế hoạch đơn giản và dễ hiểu, cho ta cái nhìn tổng quát về mục tiêu chung của Công ty trong năm kế hoạch.

- Bản kế hoạch giao cho các đơn vị chỉ gồm các chỉ tiêu cơ bản nhất giúp cho các đơn vị có định hướng chung để tiến hành theo mục tiêu của cả Công ty. Còn các chỉ tiêu cụ thể các đơn vị tự xây dựng. Bản kế hoạch này cũng dựa vào năng lực

thực tế của các đơn vị chứ không mang tính áp đặt theo kiểu từ trên xuống. Do đó không gây khó khăn cho các đơn vị sản xuất trong việc đạt chỉ tiêu kế hoạch quá khả năng.

- Tuy nhiên hàng tháng các đơn vị cũng báo cáo lại với phòng Kế hoạch – Đầu tư do đó đảm bảo cho bản kế hoạch không quá cứng nhắc mà luôn linh hoạt. Đồng thời nâng cao sự tham gia cũng như tính chủ động của các đơn vị.

b) Nhược điểm

- Việc dự báo các diễn biến của thị trường chưa phản ánh kịp thời trong bản kế hoạch hàng năm của đơn vị.

- Nội dung của bản kế hoạch mới chỉ dừng lại ở chỉ tiêu doanh thu mang tính định hướng cho hoạt động của Công ty cũng như các đơn vị. Việc xây dựng kế hoạch chi tiết chỉ đạo kịp thời cũng hạn chế. Thực sự thì tùy việc này làm tăng tính chủ động cho phía các đơn vị nhưng mặt khác lại khiến cho việc quản lý , chỉ đạo kịp thời gặp khó khăn.

3.2.4.2. Đánh giá về phương pháp xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch

Như đã trình bày ở phần trên, các phương pháp mà Công ty thường sử dụng trong công tác lập kế hoạch là: Phương pháp thống kê, phương pháp kinh nghiệm

a) Ưu điểm

Các phương pháp này có ưu điểm là dễ xây dựng, dễ thực hiện. Nó không đòi hỏi chi phí cao cho các phần mềm dự báo hay đòi hỏi hiểu biết chuyên môn nhất định về các phương pháp.

b) Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm là đơn giản và dễ tiến hành, các phương pháp này thường mất thời gian để xây dựng, và do đó chậm so với nhu cầu của sản xuất. Thực vậy, số lượng công trình dự án mà Công ty đảm nhận rất lơn, do vậy công tác thống kê quả là không đơn giản, tốn không hề ít thời gian. Cũng do không sử dụng phương pháp chuyên môn nào phục vụ cho việc lập kế hoạch nên chưa đảm bảo tính chính xác và phù hợp của các chỉ tiêu kế hoạch. Các phương pháp khá đơn giản nên chưa đảm bảo tính khái quát của các chỉ tiêu.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm tại Công ty khai thác khoáng sản Hutech (Trang 64)