Giải pháp của ngân hàng Nhà Nước

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG – PGD BÌNH tây (Trang 58)

NHNN cần tiếp tục đổi mới cơ chế lãi suất phù hợp mục tiêu chính sách tiền tệ, cung cầu tiền tệ và môi trường thực tế. khuyến khích các NHTM áp dụng cơ chế quản trị lãi suất để tránh rủi ro và chênh lệch lãi suất đầi ra đầu vào cao hơn mức hiện nay, bảo đảm cho NHTM bù đắp được chi phí, rủi ro có lợi nhuận để phát triển bền vững.

Hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp quy sẽ tạo nên tảng cơ sở cần thiết cho hoạt động CVTD phát triển. trong thời gian tới, NHNN cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về các loại hình sản phẩm dịch vụ của cho vay tiêu dùng, đồng thời cũng ban hành các văn bản hổ trợ, khuyến khích đối với cho vay tiêu dùng, tạo hành lang pháp lý thông thoáng và đầy đủ nhằm bảo vệ quyền lợi cho các NHTM phát triển hoạt động này.

Để xử lý các khoản tồn đọng khổng lồ, chính phủ phải cho phép các ngân hàng thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản hay còn gọi là công ty mua bán nợ. Các công ty này hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận mà nhiệm vụ là tận thu bằng cách bán ra các tài sản liên quan đến nợ xấu.

Sự ra đời của các công ty mua bán nợ tín dụng đã và đang là nhu cầu cấp bách đối với hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dung, đồng thời là biện pháp điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Hiện nay, tồn tại về nợ quá hạn của các tổ chức tín dụng đang là gánh nặng cho hoạt động kinh doanh từ nhiều năm nay vẫn chưa được giải quyết. Công ty mua bán nợ ra đời sẽ làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của các tổ chức tín dụng, tạo nguồn thu hồi nợ cho ngân hàng (vì vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu từ nguồn vốn huy động) nhằm tái tạo vốn đầu tư, khai thông dòng chảy vốn. Vì vậy, việc thành lập một tổ chức trung gian mua bán nợ tín dụng là một tất yếu khách quan. Tuy quy chế mua bán nợ đã được thống đốc NHNN ban hành và các NHTM đã có văn bản hướng dẫn thi hành nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy tiến triển. Ngân hàng nhà nước nên có biện pháp xúc tiến quá trình hình thành của tổ chức này nhưng cũng nên dựa trên phương thức tổ chức, quy chế hoạt động hợp lý để khi ra đời công ty thật sự hoạt động có hiệu quả.

Trong nghiệp vụ ngân hàng, việc thành lập các công ty mua bán nợ được coi là quy chế đặc biệt, thực hiện một sứ mệnh đặc biệt trong lộ trình cơ cấu lại ngân hàng. Với nhiệm vụ tận thu, công ty này có thể thua lỗ nhưng giải phóng được một lượng vật chất đóng băng trong các khoản nợ quá hạn của ngân hàng. Và các công ty này sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý về các khoản nợ thua lỗ có thể xảy ra.

Chính phủ cần có cơ chế đặc biệt cho phép hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với tài sản đảm bảo, nhất là các bất động sản. Cần có cơ chế chính sách để công ty mua bán nợ có thể chủ động phát mại tài sản và tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình, nhất là các

cơ chế về đấu giá, phát mại tài sản cầm cố, thế chấp; cơ chế đặc biệt về chuyển nhượng quyền sử dụng đất; cơ chế phát mại tài sản thuộc sở hữu doanh nghiệp Nhà Nước; các thủ tục cấp phép liên quan đến việc phát mại tài sản. Chính phủ cần có cơ chế chính sách thông thoáng trong việc chi hoa hồng thu hồi nợ, mua bán và khai thác tài sản xiết nợ; đồng thời cho phép và khuyến khích các hoạt động thu hồi nợ ngoài tòa án hoặc nói cách khác là tránh sự can thiệp thái quá của các cơ quan bảo vệ pháp luật vào các hoạt động thu hồi nợ.

NHNN cần tạo khả năng thêm nữa cho các NHTM tự chủ, chịu trách nhiệm trong kinh doanh. Bên cạnh đó, NHNN nên hổ trợ hơn nữa cho các NHTM trong việc tổ chức các khóa học, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động ngân hàng nói chung và CVTD nói riêng.

NHNN cần có sự nổ lực trong việc phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong hoạt động CVTD để cho ra đời những thông tư liên bộ tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho hoạt động CVTD phát triển.

NHNN cần phát triển hệ thống thông tin liên ngân hàng, tăng cường mối liên hệ với các NHTM và giữa các NHTM với nhau, thiết lập mối quan hệ mật thiết từ đó nắm bắt thông tin về hoạt động ngân hàng cũng như thông tin về khách hàng trong và ngoài nước. Trong thời gian tới NHNN nên khuyến khích tất cả các NHTM tham gia hệ thống nối mạng thông tin liên ngân hàng, hệ thồng cho phép các ngân hàng có khả năng thanh toán, trao đổi thông tin về hoạt động ngân hàng cũng như về khách hàng với tất cả các ngân hàng có tham gia nối mạng.

NHNN nên linh hoạt hơn nữa trong việc điều hành và quản lý các công cụ của chính sách tiền tệ như: công cụ lãi suất, công cụ tỷ giá, tỷ lệ dự trữ bắt buộc để hoạt động của NHTM thay đổi kịp với thị trường.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG – PGD BÌNH tây (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w