2.2.1 Các hình thức CVTD được áp dụng tại ngân hàng
NHTMCP Kiên long – PGD Bình Tây luôn chú trọng đến phát triển sản phẩm và dịch vụ tín dụng CVTD mới trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, phù hợp với nhu cầu khách hàng trong giai đoạn hội nhập. Các sản phẩm CVTD tại ngân hàng gồm:
2.2.1.1 Cho vay trả góp ngày
Là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng trong việc chi tiêu mua sắm hoặc làm vốn kinh doanh nhỏ, lẻ với nhu cầu chi tiêu không lớn, thanh toán dần vốn và lãi hàng tháng.
2.2.1.2 Cho vay trả góp cán bộ công nhân viên
Cho vay Cán bộ - Công nhân viên là việc tài trợ vốn cho các cá nhân là Cán bộ - Công nhân viên nhắm có điều kiện cải thiện đời sống, đáp ứng nhu cầu học tập, tiêu dùng mà không cần tài sản đảm bảo.
2.2.1.3 Cho vay mua xe ô tô
Là sản phẩm tín dụng tài trợ vốn cho khách hàng là cá nhân có nhu cầu vay vốn để mua xe ô tô phục vụ đời sống.
2.2.1.4 Cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng
Là việc tài trợ vốn cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng như: Mua sắm vật dụng gia đình, đóng học phí, du lịch, cưới hỏi, chữa bệnh và các nhu cầu khác nhằm mục đích phục vụ đời sống.
2.2.1.5 Cho du học
Là việc tài trợ vốn cho các cá nhân có nhu cầu du học tại chỗ hoặc du học nước ngoài.
Cho vay trả góp xây dựng, sửa chữa nhà: là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng trong việc xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà.
2.2.2 Quy định về cho vay tiêu dùng 2.2.2.1 Điều kiện vay vốn
Ngoài các điều kiện vay vốn quy định tại Quy chế cho vay được ban hành kèm theo quyết định số 374/QĐ-HĐQT của Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Kiên Long, ngân hàng ưu tiên xem xét cho vay khi khách hàng có thêm điều kiện:
Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú có thời hạn (KT3) cùng địa bàn hoạt động của các đơn vị thường trực. Các trường hợp cho vay ngoài địa bàn hoạt động của đơn vị phải được sự chấp thuận của Tổng Giám Đốc.
Có vốn tự có tham gia vào phương án phục vụ đời sống tối thiểu là 30%. 2.2.2.2 Hồ sơ vay vốn
Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho ngân hàng các loại giấy tờ sau:
Giấy đề nghị vay vốn.
Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; Hộ khẩu thường chú hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn (KT3).
Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay.
Phương án tiêu dùng, kế hoặc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay.
Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đảm bảo.
Các giấy tờ khác theo yêu cầu của ngân hàng. 2.2.2.3 Tài sản bảo đảm
Tài sản bảo đảm cho khoản vay có thể là tài sản hình thành trong tương lai (tài sản hình thành từ vốn vay) bao gồm bất động sản và/hoặc động sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng.
Các tài sản đảm bảo khác được quy định tại Quy chế bảo đảm tiền vay của ngân hàng. Trường hợp khách hàng vay vốn để mua sắm, sử dụng sản phẩm, dịch vụ với mục đích tiêu dùng, ngân hàng không nhận tài sản đảm bảo là máy móc thiết bị, hàng hóa, nguyên vật liệu.
Trường hợp cho vay không có tài sản đảm bảo phải được Tổng Giám Đốc chấp
thuận.
Ngân hàng căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, nguồn thu nhập của bản thân và/hoặc gia đình khách hàng, khả năng khả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của ngân hàng để thỏa thuận thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ phù hợp. Tuy nhiên, thời hạn cho vay không vượt quá quy định dưới đây:
Thời hạn cho vay để xây dựng nhà tối đa 15 năm.
Cho vay đi học trong nước hoặc nước ngoài: thời hạn cho vay tối đa 07 năm.
Cho vay mua xe ô tô: thời hạn cho vay tối đa 5 năm.
Cho vay trả góp ngày tối đa 180 ngày.
Các trường hợp khác: thời hạn cho vay tối đa 3 năm.
Các trường hợp cho vay vượt thời hạn trên phải được Tổng Giám Đốc (hoặc người được ủy quyền) chấp nhận.
2.2.2.5 Mức cho vay, loại tiền cho vay
a. Ngân hàng căn cứ vào phương án tiêu dùng, vốn tự có; khả năng trả nợ của khách hàng; giá trị tài sản bảo đảm tiền vay; khả năng nguồn vốn của ngân hàng để quyết định mức cho vay. Tuy nhiên, mức cho vay không vượt quá các quy định dưới đây:
Mức cho vay không vượt quá 70% giá trị của bất động sản, sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng dự định giao dịch, mua sắm, sử dụng. Không áp dụng quy định hạn chế này, nếu tài sản đảm bảo là: Số dư tài khoản; Thẻ tiết kiệm; Giấy tờ có giá, vàng, ngoại tệ được Ngân hàng chấp nhận;
Cho vay tiêu dùng: mức cho vay không vượt quá 300 triệu đồng/khách
hàng.
Các trường hợp cho vay vượt mức trên phải được Tổng Giám Đốc (hoặc
người được ủy quyền) chấp nhận.
b. Việc cho vay có thể được thực hiện bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ hoặc vàng (khi được ngân hàng nhà nước cho phép). Việc cho vay bằng ngoại tệ phải thực hiện đúng quy định về quản lý ngoại hối của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2.2.2.6 Lãi suất và phí cho vay
Lãi suất cho vay và phí liên quan khoản vay được áp dụng theo biểu lãi suất và biểu phí tín dụng của Ngân hàng trong từng thời kỳ.
Mức lãi suất đối với các khoản nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay đã
được ký kết hoặc được quy định trong HĐTD.
Ngân hàng có thể xem xét cho khách hàng miễn, giảm lãi tiền vay theo quy
2.2.2.7 Giới hạn cho vay
Giới hạn tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15%
vốn tự có của ngân hàng. Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay vượt quá 15% vốn tự có thì ngân hàng Kiên Long có thể cho vay hợp vốn theo quy định của NHNN Việt Nam.
Tổng mức cho vay và bảo lãnh của ngân hàng đối với một khách hàng
không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng.
Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng đối với một khách hàng có liên quan
(theo quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD) không vượt quá 50% vốn tự có của ngân hàng.
Tổng mức cho vay và bảo lãnh của ngân hàng Kiên Long đối với một nhóm
khách hàng có liên quan không vượt quá 60% vốn tự có của ngân hàng.
Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng thuộc đối tượng hạn chế cho vay
không vượt quá 5% vốn tự có của ngân hàng. Ngân hàng không được cho vay không có tài TSĐB, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, về mức vốn cho vay đối với những đối tượng thuộc đối tượng hạn chế cho vay sau đây:
Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại ngân hàng Kiên Long thanh tra viên đang thanh tra tại ngân hàng Kiên Long, Kế toán trưởng Hội sở.
Các cổ đông lớn (tổ chức hay cá nhân) sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% vốn cổ phần có quyền bỏ phiếu của ngân hàng Kiên Long.
Doanh nghiệp có một trong những đối tượng thuộc đối tượng không cho
vay mà đối tượng này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.
Bố, mẹ, vợ, chồng, con của giám đốc chi nhánh, phó giám đốc chi nhánh, Trưởng phòng giao dịch, Trưởng phòng kinh doanh hội sở của ngân hàng Kiên Long, khi vay vốn do tổng giám đốc xem xét duyệt quyết định. Trường hợp vượt thẩm quyền cho vay của Tổng giám đốc thì do hội đồng tín dụng xem xét quyết định.
Căn cứ tình hình tài chính, mức độ tín nhiệm của từng khách hàng, dịch vụ phục vụ đời sống để quyết định mức vốn cho vay phù hợp.
2.2.2.8 Phương thức cho vay
Ngân hàng thỏa thuận với khách hàng một trong các phương thức cho vay sau:
Cho vay từng lần (trả nợ cuối kỳ, nhiều kỳ) tiền lãi tính theo số dư nợ giảm dần. Phương thức trả nợ cuối kỳ chỉ áp dụng đối với cho vay ngắn hạn.
Cho vay trả góp theo kỳ (tháng, quý…) tính lãi theo vốn cộng lãi chia đều cho các kỳ.
Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Trong
trường hợp này, ngoài các điều khoản quy định tại Quy định này, các đơn vị trực thuộc thực hiện các quy định khác trong các Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ của ngân hàng.
Trường hợp cho vay theo phương thức khác phải được Tổng Giám Đốc
(hoặc người được ủy quyền) chấp nhận. 2.2.2.9 Kiểm tra, giám sát vốn vay
Việc kiểm tra hồ sơ vay vốn trước, trong và sau cho vay được thực hiên theo Quy trình nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng Kiên Long.
2.2.2.10 Thu nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn
a. Căn cứ vào khả năng tài chính, thu nhập và nguồn
trả nợ của khách hàng, ngân hàng Kiên Long và khách hàng thỏa thuận về việc trả nợ gốc và lãi như sau:
Trả nợ gốc: Trả một lần hoặc nhiều kỳ và được thực hiện theo thỏa thuận ghi trên HĐTD, từng giấy nhận nợ nhưng phải bảo đảm tổng số tiền trả nợ cộng lại bằng tổng số tiền giải ngân.
Trả lãi vay: Ngân hàng thỏa thuận với khách hàng cách tính lãi và thu lãi cùng với ngày trả nợ gốc hoặc một ngày quy định được ghi vào HĐTD.
b. Việc thu nợ gốc, thu lãi, cơ cấu lại thời hạn trả
nợ, chuyển nợ quá hạn, phạt chậm trả, quản lý và thu hồi nợ thực hiện theo các quy định trong Quy chế cho vay và Quy chế về phương thức tính và hạch toán thu , trả lãi của Ngân hàng.
2.2.2.11 Bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba để vay vốn
Khi khách hàng vay vốn được bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba thì phải tuân thủ các quy định sau:
Người có trách nhiệm được phân công phải trực tiếp tiếp xúc với bên thứ ba để xác minh về sở hữu tài sản bảo đảm, sự tự nguyện trong việc bảo lãnh; mối quan hệ giữa bên thứ ba bà bên vay; lý do của việc bảo lãnh; tình hình tài chính, năng lực pháp luật và hành vi dân sự của bên thứ ba, đồng thời thông báo cho bên thứ ba biết nghĩa vụ trả nợ thay trong trường hợp người vay không trả nợ hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ;
Khi xúc tiến các thủ tục vay, các đơn vị trực thuộc phải yêu cầu bên thứ ba ký tên trên tất cả các giấy tờ liên quan đến món vay như: hợp đồng bảo đảm, HĐTD và phải trực tiếp kiểm tra đối chiếu để đảm bảo tính chính xác về các chữ ký của bên thứ ba;
Trường hợp khách hàng cần vay khoản vốn mới cũng do bên thứ ba ấy bảo
lãnh, phải yêu cầu bên thứ ba lập lại thủ tục như khoản vay mới;
Phải xem bên thứ ba cũng có nghĩa vụ giống như bên vay, do đó phải thông
báo cho họ về tình hình thiếu lãi, thời hạn trả nợ, tình hình gia hạn nợ...của bên vay. Trường hợp đã quá hạn mà bên vay chưa trả cũng phải được thông báo kịp thời để bên thứ ba có bước chuẩn bị trả thay.
2.2.3 Quy trình cho vay
Quy trình nghiệp vụ cho vay được bắt đầu từ khi ngân hàng tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng và kết thúc khi ngân hàng đã tất toán nợ vay, thanh lý HĐTD và giải chấp tài sản bảo đảm. Quy trình nghiệp vụ cho vay được thực hiện qua 5 (năm) giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn.
Giai đoạn 2: Phân tích và thẩm định tín dụng.
Giai đoạn 3: Quyết định tín dụng.
Giai đoạn 4: Giải ngân.
Giai đoạn 5: Kiểm tra, giám sát, thu hồi và thanh lý HĐTD. 2.2.3.1 Tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn 2.2.3.1.1 Tìm kiếm khách hàng
Phòng tiếp thị, nhân viên tiếp thị, nhân viên tín dụng chủ động tìm kiếm khách hàng, tiếp thị quảng bá sản phẩm, xác định nhu cầu của khách hàng.
2.2.3.1.2 Tiếp nhận hố sơ đề nghị cấp tín dụng
a. Tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng: thu thập, tổng hợp thông tin, hướng dẫn khách hàng về sản phẩm, điều kiện và thủ tục vay vốn, nhân viên tín dụng ghi nhận và trao đổi với khách hàng để thu thập sơ bộ các thông tin sau:
Tên tổ chức, loại hình hoạt động, người đại diện theo pháp luật.
Họ tên khách hàng vay, các thông tin về nhân thân, công việc, chức vụ.
Địa chỉ và phương tiện liên lạc.
Lĩnh vực và địa điểm hoạt động, cơ quan công tác.
Quy mô và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại.
Các nguồn thu nhập.
Các thông tin về dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, phương án phục vụ đời sống của khách hàng.
Nhu cầu về loại hình vay và trả nợ vay.
Tài sản bảo đảm tiền vay.
Các vấn đề khác liên quan.
b. Thông báo, hướng dẫn khách hàng về điều kiện vay vốn và thủ tục vay vốn.
Đối với khách hàng có khả năng được cấp tín dụng: Nhân viên tín dụng thông báo cho khách hàng biết các điều kiện, thủ tục vay vốn và đề nghị khách hàng cung cấp các giấy tờ sau:
Hồ sơ pháp lý bao gồm:
Đối với khách hàng là cá nhân:
Đối với công dân Việt Nam: chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường
trú hoặc tạm trú dài hạn (KT3).
Đối với người có quốc tịch nước ngoài: chứng minh nhân dân hoặc
hộ chiếu, thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy thông hành hoặc giấy chứng nhận tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đơn vị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam cấp).
Đối với doanh nghiệp:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt
động, giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
Giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh,
chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật).
Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, giấy chứng nhận đăng ký mã số
thuế, giấy chứng nhận đăng ký xuất nhập khẩu (nếu có).
Điều lệ tổ chức và hoạt động, quyết định chuẩn y hoặc phê duyệt
Điều lệ của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty mẹ, tập đoàn, tổng công ty
Quy chế tài chính và các quy chế quản lý nội bộ khác liên quan trực tiếp đến việc vay vốn (nếu có).
Các quyết định bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật, kế toán
trưởng (hoặc người được ủy quyền).
Danh sách thành viên hội đồng quản trị, ban điều hành, kế toán
trưởng.
Danh sách các cổ đông hoặc thành viên công ty sở hữu từ 5% vốn
điều lệ của công ty trở lên.
Hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay:
Phương tiện vận tải: giấy chứng nhận đăng ký phương tiện
(bản chính), giấy phép lưu hành (bản sao có chứng thực), số chứng nhận đăng kiểm (bản sao có chứng thực).
Đất, tài sản gắn liền với đất nhà ở: Bản chính các giấy tờ
sau: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, trích lục bản đồ thửa đất, quyết định giao đất, cho thuê đất…
Tài sản khác có đăng ký quyền sở hữu: Bản chính giấy