Quy trình nghiệp vụ cho vay được bắt đầu từ khi ngân hàng tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng và kết thúc khi ngân hàng đã tất toán nợ vay, thanh lý HĐTD và giải chấp tài sản bảo đảm. Quy trình nghiệp vụ cho vay được thực hiện qua 5 (năm) giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn.
Giai đoạn 2: Phân tích và thẩm định tín dụng.
Giai đoạn 3: Quyết định tín dụng.
Giai đoạn 4: Giải ngân.
Giai đoạn 5: Kiểm tra, giám sát, thu hồi và thanh lý HĐTD. 2.2.3.1 Tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn 2.2.3.1.1 Tìm kiếm khách hàng
Phòng tiếp thị, nhân viên tiếp thị, nhân viên tín dụng chủ động tìm kiếm khách hàng, tiếp thị quảng bá sản phẩm, xác định nhu cầu của khách hàng.
2.2.3.1.2 Tiếp nhận hố sơ đề nghị cấp tín dụng
a. Tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng: thu thập, tổng hợp thông tin, hướng dẫn khách hàng về sản phẩm, điều kiện và thủ tục vay vốn, nhân viên tín dụng ghi nhận và trao đổi với khách hàng để thu thập sơ bộ các thông tin sau:
Tên tổ chức, loại hình hoạt động, người đại diện theo pháp luật.
Họ tên khách hàng vay, các thông tin về nhân thân, công việc, chức vụ.
Địa chỉ và phương tiện liên lạc.
Lĩnh vực và địa điểm hoạt động, cơ quan công tác.
Quy mô và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại.
Các nguồn thu nhập.
Các thông tin về dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, phương án phục vụ đời sống của khách hàng.
Nhu cầu về loại hình vay và trả nợ vay.
Tài sản bảo đảm tiền vay.
Các vấn đề khác liên quan.
b. Thông báo, hướng dẫn khách hàng về điều kiện vay vốn và thủ tục vay vốn.
Đối với khách hàng có khả năng được cấp tín dụng: Nhân viên tín dụng thông báo cho khách hàng biết các điều kiện, thủ tục vay vốn và đề nghị khách hàng cung cấp các giấy tờ sau:
Hồ sơ pháp lý bao gồm:
Đối với khách hàng là cá nhân:
Đối với công dân Việt Nam: chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường
trú hoặc tạm trú dài hạn (KT3).
Đối với người có quốc tịch nước ngoài: chứng minh nhân dân hoặc
hộ chiếu, thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy thông hành hoặc giấy chứng nhận tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đơn vị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam cấp).
Đối với doanh nghiệp:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt
động, giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
Giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh,
chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật).
Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, giấy chứng nhận đăng ký mã số
thuế, giấy chứng nhận đăng ký xuất nhập khẩu (nếu có).
Điều lệ tổ chức và hoạt động, quyết định chuẩn y hoặc phê duyệt
Điều lệ của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty mẹ, tập đoàn, tổng công ty
Quy chế tài chính và các quy chế quản lý nội bộ khác liên quan trực tiếp đến việc vay vốn (nếu có).
Các quyết định bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật, kế toán
trưởng (hoặc người được ủy quyền).
Danh sách thành viên hội đồng quản trị, ban điều hành, kế toán
trưởng.
Danh sách các cổ đông hoặc thành viên công ty sở hữu từ 5% vốn
điều lệ của công ty trở lên.
Hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay:
Phương tiện vận tải: giấy chứng nhận đăng ký phương tiện
(bản chính), giấy phép lưu hành (bản sao có chứng thực), số chứng nhận đăng kiểm (bản sao có chứng thực).
Đất, tài sản gắn liền với đất nhà ở: Bản chính các giấy tờ
sau: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, trích lục bản đồ thửa đất, quyết định giao đất, cho thuê đất…
Tài sản khác có đăng ký quyền sở hữu: Bản chính giấy
chứng nhận quyền sở hữu tài sản.
Hàng hóa: Hợp đồng mua bán, hóa đơn tài chính, báo cáo
hàng tồn kho, tờ khai hải quan, bộ chứng từ nhập khẩu, phiếu nhập kho…
Các giấy tờ có giá và chứng từ có giá.
Bản chính giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản đối với các tài
sản phải đóng bảo hiểm theo quy định của pháp luật và bản chính giấy ủy quyền thụ hưởng bảo hiểm cho ngân hàng Kiên Long đã được xác nhận của cơ quan bảo hiểm.
Các giấy tờ khác theo quy định.
Trường hợp bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai.
Bản chính các giấy tờ chứng minh việc hình thành tài sản như: giấy phép đầu tư, xây dựng sửa chữa; quyết định đầu tư; bản vẽ thiết kế, dự toán; hợp đồng xây dựng, mua bán, vận chuyển; thông báo mời thầu…
Giấy cam kết cầm cố, thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, trong đó phải nêu rõ quá trình hình thành tài sản và đặc điểm tài sản; quá trình hình thành các giấy tờ xác nhận quyền có liên quan đến tài sản và cam kết bàn giao ngay các giấy tờ xác nhận các quyền có liên quan đến tài sản cho ngân hàng Kiên Long ngay sau khi hoàn thành.
Các báo cáo tài chính:
Đối với khách hàng không thuộc đối tượng lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, nhân viên tín dụng phải thu thập các số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh như: tình hình cung cấp tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, doanh thu lợi nhuận… của mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Đối với khách hàng thuộc đối tượng lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, nhân viên tín dụng yêu cầu khách hàng cung cấp báo cáo tài chính của 2 năm gần nhất tính tới thời điểm đề nghị vay vốn (đối với khách hàng được thành lập dưới 2 năm nhân viên tín dụng yêu cầu cung cấp báo cáo tài chính từ khi thành lập đến thời điểm đề nghị vay vốn). Các báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo lưu chuyển tiền tệ, sao kê các khoản phải thu và phải trả.
Ngoài ra nhân viên tín dụng cần phải thu thập: các báo cáo thuế, bảng kê phải thu, bảng kê các khoản phải trả (nếu có).
Các chứng từ chứng minh hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng: hợp đồng mua bán, các hóa đơn chứng từ, số hóa đơn, sổ quỹ…
Chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn. Các loại hồ sơ khác tùy thuộc trường hợp cụ thể.
Lưu ý:
Đối với hồ sơ bảo đảm tiền vay, trong quá trình xem xét hồ sơ, khách hàng chỉ cần cung cấp bản sao. Khi hồ sơ hoàn chỉnh, nhân viên tín dụng yêu cầu khách hàng cung cấp bản chính hoặc bản sao công chứng theo đúng yêu cầu để trình lãnh đạo cấp có thẩm quyền duyệt cho vay.
Đồng thời thiết lập hồ sơ vay vốn.
Đối với khách hàng chưa hoặc không đủ điều kiện cấp tín dụng:
Nhân viên tín dụng báo cáo lãnh đạo đơn vị xem xét, quyết định trước khi từ chối cho vay hoặc đề nghị khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ và thông tin cần thiết.
c. Kiểm tra, xác minh thông tin.
Nhân viên tín dụng và các bộ phận có liên quan kiểm tra đầy đủ, hợp lý và hợp pháp của các thông tin, giấy tờ, văn bản nêu tại khoản trên điều này, sau đó so sánh với các nguồn thông tin khác thu được từ cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng, cơ quan thuế, phương tiện thông tin đại chúng, các kết quả nghiên cứu, các đối tác và đối thủ của khách
hàng,…đề kiểm tra, xác minh lại mức độ hợp lý, hợp pháp của các thông tin, giấy tờ, văn bản trên.
2.2.3.2 Phân tích và thẩm định tín dụng
a. Phân tích thẩm định tín dụng: nhân viên tín dụng có trách nhiệm thẩm định phân tích đánh giá khách hàng vay vốn.
Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn (tuy đối tượng vay vốn):
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi: khách hàng phải có năng lực pháp
luật và năng lực hành vi dân sự.
Tình hình hoạt động và khả năng tài chính của khách hàng: Chỉ xem xét cho vay đối với khách hàng có tình hình hoạt động và khả năng tài chính ổn định và có hiệu quả.
Quan hệ tín dụng đối với ngân hàng Kiên Long và các tổ chức tín dụng
khác:
Dư nợ tại ngân hàng Kiên Long và dư nợ tại các tổ chức tín dụng
khác.
Nhóm nợ và mức độ tín nhiệm.
Quan hệ tiền gởi đối với ngân hàng Kiên Long (hiện tại, tiềm
năng) và các tổ chức tín dụng khác (nếu có).
Doanh số tiền gởi và số dư tiền gởi bình quân.
Tỷ trọng bình quân của tiền gởi so với doanh thu của
khách hàng.
Phân tích, thẩm định phương án, dự án:
Mục đích:
Kết luận về tính khả thi, hiệu quả của
phương án, dự án; khả năng trả nợ và những rủi ro tiềm ẩn để góp phần vào việc ra quyết định tín dụng.
Làm cơ sở tham gia góp ý, tư vấn cho
khách hàng, tạo tiền đề để đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc và lãi đúng hạn, hạn chế rủi ro.
Làm cơ sở để xác định số tiền cho
vay, thời hạn cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay; tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của ngân hàng Kiên Long.
Phân tích, thẩn định phương án, dự án của khách hàng: nhân viên tín dụng phân tích đánh giá tính khả thi của phương án dự án. Chỉ xem xét đề nghị cho vay khi khách hàng có phương án dự án khả thi.
Phân tích thẩm định khả năng hoàn trả nợ
vay của khách hàng: chỉ xem xét đề nghị cho vay đối với khách hàng có khả năng trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn.
Dự kiến lợi ích khi thiết thập quan hệ tín dụng với khách hàng.
Nhân viên tín dụng xem xét tính toán và dự tính những lợi ích của ngân hàng Kiên Long khi thiết lập quan hệ tín dụng với ngân hàng. Ngoài lợi nhuận từ khoản vay, cần phải lưu ý đến những lợi ích khác như: lợi nhuận từ các sản phẩm bán chéo, số dư tiền gởi thanh toán của khách hàng…
b. Xác định phương thức và số tiền cho vay
Căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng; kết quả phân tích, thẩm định khách hàng và phương án, dự án; kết quả phân tích lưu chuyển tiền tệ; kết quả phân tích ngành; kết quả kiểm định tài sản bảo đảm tiền vay và những lợi ích khi thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng, nhân viên tín dụng xem xét, xác định phương thức và số tiền cho vay phù hợp với quy định của ngân hàng Kiên Long.
c. Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng: thực hiện theo quy định của ngân hàng Kiên Long trong từng thời kỳ cụ thể.
d. Thẩm định, kiểm định tài sản bảo đảm tiền vay (nếu có).
Nhân viên tín dụng hoặc bộ phận kiểm định tài sản chịu trách nhiệm thẩm định tính pháp lý và giá trị của tài sản bảo đảm và được thực hiện theo quy định về thẩm định tài sản bảo đảm, quy định về thẩm định bất động sản của ngân hàng Kiên Long.
2.2.3.3 Quyết định tín dụng
a. Quyết định tín dụng
Lập tờ trình thẩm định cho vay.
Nhân viên tín dụng lập tờ trình thẩm định cho vay, trong đó nêu rõ ràng, cụ thể kết quả phân tích, thẩm định khách hàng và phương án, dự án; phân tích ngành; kiểm định tài sản bảo đảm tiền vay (do nhân viên tín dụng hoặc bộ phận thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay chụi trách nhiệm báo cáo) và những lợi ích khi quan hệ với khách hàng. Sau đó, nhận xét về khách hàng và nêu ý kiến đề xuất của mình về việc cấp tín dụng. Nhân viên tín dụng phải chịu trách nhiệm đối với nội dung các thông tin của khách hàng vay vốn và việc phân tích, nhận xét và đề xuất của mình.
Quyết định tín dụng.
Phê duyệt khoản vay, nội dung duyệt khoản vay phải được xác định rõ: số tiền, lãi suất, thời hạn, phương thức cho vay và các điều kiện khác có liên quan đến khoản vay. Các bước phê duyệt khoản vay bao gồm:
Bước 1: Nhân viên tín dụng trình tờ trình thẩm định cho vay kèm hồ sơ vay vốn cho tổ trưởng tín dụng/trưởng phòng tín dụng.
Bước 2: Lãnh đạo phòng tín dụng trên cơ sở tờ trình thẩm định cho vay của nhân viên tín dụng kèm hồ sơ vay vốn, tổ trưởng tín dụng/trưởng phòng tín dụng chịu trách nhiệm kiểm tra, xem xét và thẩm định lại khách hàng vay vốn và nhận xét đề xuất của nhân viên tín dụng.
Trường hợp đồng ý cho vay, tổ trưởng tín dụng/trưởng phòng tín
dụng ghi rõ ý kiến đề xuất trình lãnh đạo đơn vị quyết định.
Trường hợp hồ sơ, thủ tục chưa đầy đủ thì tổ trưởng tín dụng/trưởng phòng tín dụng yêu cầu nhân viên tín dụng thực hiện các thủ tục sau:
Yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu đối với trường
hợp cần bổ sung để đủ điều kiện vay vốn.
Thẩm định lại bổ sung chỉnh sửa tờ trình thẩm định cho vay
nếu tờ trình thẩm định không đạt yêu cầu.
Đề nghị không cho vay nếu khách hàng không có đủ điều
kiện vay vốn.
Bước 3: Lãnh đạo đơn vị cho vay căn cứ bộ hồ sơ cho vay và ý kiến đề xuất của nhân viên tín dụng và tổ trưởng tín dụng/trưởng phòng tín dụng, căn cứ quy định hạn mức phán quyết cho vay và cấp bão lãnh tại các đơn vị trực thuộc ngân hàng Kiên Long, lãnh đạo đơn vị hoặc ban tín dụng tại chi nhánh chịu trách nhiệm xem xét quyết định tín dụng.
Trường hợp 1:Đối với khoản vay thuộc mức ủy
quyền phán quyết của đơn vị cho vay.
Duyệt đồng ý cho vay hoặc duyệt đồng ý
cho vay có điều kiện; yêu cầu bổ sung chỉnh sửa.
Không đồng ý cho vay.
Trường hợp 2: Đối với khoản vay vượt mức ủy quyền
Nếu xét thấy khách hàng không đủ điều kiện vay vốn thì lãnh đạo đơn vị cho vay từ chối cho vay.
Nếu xét thấy khách hàng đủ điều kiện vay
vốn thì lãnh đạo đơn vị cho vay trình hồ sơ lên cấp có thẩm quyền giải quyết: căn cứ quy định hạn mức phán quyết cấp tín dụng, khoản vay thuộc ủy quyền của cấp nào thì đơn vị chuyển hồ sơ lên cấp đó xét duyệt như sau:
Nếu khoản vay vượt mức phán quyết
của đơn vị trực thuộc và trong mức phán quyết của chi nhánh cấp trên thì đơn vị cho vay chuyển hồ sơ lên chi nhánh cấp trên xét duyệt.
Nếu khoản vay vượt mức phán quyết
của đơn vị trực thuộc và vượt mức phán quyết của chi nhánh cấp trên thì đơn vị cho vay chuyển hố sơ lên phòng kinh doanh tại Hội sở. Phòng kinh doanh tại Hội sở phối hợp với đơn vị cho vay và/hoặc chi nhánh cấp trên để giải quyết.
Lãnh đạo đơn vị cho vay phải có trách
nhiệm kiểm tra tính khả thi của phương án, dự án của khách hàng, tính hợp pháp của hồ sơ, tính chính xác của công tác thẩm định tài sản bảo đảm nợ vay và có ý kiến đề xuất vào tờ trình thẩm định (ghi rõ đề nghị cho vay, cho vay có