Nguyên nhân khách quan
− Môi trường kinh tế-xã hội có nhiều biến động. − Thiếu tính đồng bộ, sự hợp tác giữa các Ngân hàng
− Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở VN còn chưa phát triển, người dân chưa có thói quen giao dịch qua Ngân hàng nhiều.
− Hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và thiếu nhất quán.
− Sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trong nước và ngân hàng ngoài nước.
− Cơ sở hạ tầng viễn thông của Việt Nam chưa hiện đại, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển chung của xã hội về mọi mặt – thiết bị, chất lượng và giá thành phục vụ.
Nguyên nhân chủ quan
− Năng lực và trình độ đội ngũ nhân sự còn bất cập. Đội ngũ nhân viên tuy trẻ, nhanh nhẹn nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đồng đều, chưa đáp ứng các yêu cầu trong quá trình hội nhập.
2.4. Thực trạng sử dụng vốn tại NH Sacombank – CN Thủ Đức 2.4.1. Khái quát chung về tình hình sử dụng vốn
Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, ngân hàng Sacombank đã tiến hành sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn đó, đem lại lợi nhuận tương đối ổn định.Với nguồn vốn huy động được, ngân hàng tiến hành cho vay đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các cá nhân để tiến hành sản xuất kinh doanh hay xây dựng sửa chữa nhà ở, phân xưởng... Một phần được ngân hàng chuyển vào dự trữ thanh toán tại ngân hàng nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho ngân hàng như: nhận chi trả, chuyển tiền…
2.4.2. Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay của ngân hàng chiếm một lượng vốn khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động được. Nó là hoạt động đem lại lợi nhuận chính cho ngân hàng. Để thấy được điều đó chúng ta xem bảng sau:
Bảng 2.7: Tình hình cho vay theo kỳ hạn
Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 640.403 65 639.076 62 232.833 21
Trung và dài
hạn 344.832 35 386.526 38 869.523 79
Tổng 985.235 100 1.025.602 100 1.102.356 100
(Nguồn: Phòng kế toán và quỹ Saconbank- CN Thủ Đức)
Đvt: triệu đồng
Biểu đồ 2.8: Tình hình cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn
Nhìn vào bảng kết quả ta thấy lượng vốn mà ngân hàng cho vay chiếm một phần tương đối lớn trong tổng nguồn vốn. Trong hai năm 2011, 2012 lượng vốn vay chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn. Năm 2011 lượng vốn cho vay ngắn hạn là: 640.403 triệu đồng, năm 2012: 639.076 triệu đồng, riêng năm 2013 lượng vốn cho vay ngắn hạn giảm hẳn xuống còn 232.833 triệu đồng.
Ngược lại, trong hai năm 2011-2012 lượng vốn cho vay trung và dài hạn không nhiều, năm 2011 chỉ có 344.832 triệu đồng, năm 2012: 386.526 triệu đồng nhưng đến năm 2013 thì lượng vốn cho vay trung và dài hạn tăng vượt bậc đạt 869.523 triệu đồng. Nhìn chung, tổng dư nợ tín dụng qua 3 năm của ngân hàng tương đối cao trong các năm gần đây, năm 2013 đạt 1.102.356 triệu đồng.
Qua 3 năm tỷ trọng giữa cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn có sự thay đổi rõ rệt, nhất là năm 2013 tỷ trọng thay đổi rất lớn. Năm 2011: cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng 65%, cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm 35%. Năm 2012: cho vay ngắn hạn chiếm 62%, cho vay trung và dài hạn chiếm 38%. Năm 2013: cho vay ngắn hạn chỉ chiếm 21%, trong khi đó cho vay trung và dài hạn đã tăng lên tới 79%. Xu hướng cho vay trung và dài hạn ngày càng tăng lên.
Bảng 2.8: Tình hình nợ quá hạn qua các năm của ngân hàng
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Nợ đủ tiêu chuẩn 978.547 1.019.899 1.096.904
Nợ cần chú ý 1.236
Nợ dưới tiêu chuẩn 250
Nợ nghi ngờ
Nợ có khả năng mất
vốn 5.452 5.453 5.452
Tổng dư nợ tín dụng 985.235 1.025.602 1.102.356
(Nguồn: Phòng kế toán và quỹ Sacombank- CN Thủ Đức) Tình hình nợ quá hạn qua các năm của ngân hàng cũng tương đối cao nhưng có xu hướng giảm trong các năm gần đây, chủ yếu là nợ đủ tiêu chuẩn. Năm 2011 nợ đủ tiêu chuẩn của ngân hàng là: 978.547 triệu đồng nhưng đến năm 2013 đã giảm mạnh xuống còn 1.096.904 triệu đồng. Các loại nợ khác cũng giảm hẳn hoặc không còn. Ngân hàng đã tích cực thực hiện các biện pháp và chính sách để nhằm giảm nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro mức thấp nhất.
Bảng 2.9: Tình hình tăng trưởng tín dụng qua các năm
Đvt: triệu đồng
Thời điểm Dư nợ tín dụng VND USD quy VND VANG quy VND
2011 985.235 766.098 192.589 26.548
2012 1.025.602 815.223 185.123 25.256
2013 1.102.356 901.100 201.256 0
(Nguồn: Phòng kế toán và quỹ Sacombank- CN Thủ Đức) Nhìn vào bảng tăng trưởng tín dụng qua các năm của ngân hàng Sacombank ta thấy dư nợ tín dụng của ngân hàng ngày càng tăng năm 2011 dư nợ tín dụng là 985.235 triệu đồng đến năm 2013 là 1.102.356 triệu đồng. Qua bảng ta thấy tình hình cho vay
của ngân hàng đối với các thành phần kinh tế là không ổn định, do nhu cầu thất thường về vốn của mỗi thành phần kinh tế và biến động của nền kinh tế.
Để thấy được khái quát hơn về tình hình cho vay của ngân hàng, chúng ta sẽ phân tích cụ thể từng hình thức cho vay mà ngân hàng áp dụng.
2.4.2.1. Cho vay ngắn hạn
Như chúng ta biết, các nguồn cho vay ngắn hạn có hệ số an toàn rất cao. Mà mục tiêu của hoạt động cho vay là hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, đảm bảo an toàn tài sản. Do đó nếu tỷ lệ vốn cho vay ngắn hạn càng lớn thì mức độ rủi ro càng thấp. Vì vậy ngân hàng đã tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn nhằm đảm bảo nguồn vốn, tỷ lệ vốn cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng vốn cho vay.
Ngân hàng cho vay chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đồng thời ngân hàng cũng cho một số hộ sản xuất kinh doanh thực sự có hiệu quả để đầu tư đảm bảo an toàn vốn. Các khoản cho vay ngắn hạn nhằm hỗ trợ các nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được đáp ứng nhu cầu thanh toán đã góp phần đẩy nhanh tốc độ kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế. Ngoài ra với việc cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán cũng có tác dụng tạo nguồn thu đối với ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp được vay vốn đã mở rộng kinh doanh, mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng và tạo nguồn thu về ngoại tệ qua các hoạt động thanh toán quốc tế.
Bảng 2.10: Bảng biến động tình hình cho vay ngắn hạn
Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 640.403 639.076 232.833 -1.327 0 -406.243 -64
Biểu đồ 2.9: Tình hình cho vay ngắn hạn tại ngân hàng
Nhìn vào bản biến động cho vay ngắn của ngân hàng ta thấy, nguồn vốn cho vay ngắn hạn ngày càng giảm mạnh. Năm 2012 giảm 1.327 triệu đồng, phần trăm biến động ở mức 0%. Riêng năm 2013 nguồn vốn cho vay ngắn hạn giảm mạnh hơn nữa giảm 406.243 triệu đồng, đồng thời giảm xuống mức -64% phần trăm cho vay so với năm trước. Ngân hàng cần có những biện pháp cụ thể và hấp dẫn hơn để có thể đẩy nhanh tốc độ cho vay, duy trì tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn ổn định trong những năm tới.
2.4.2.2. Cho vay trung và dài hạn
Bảng 2.11: Bảng biến động cho vay trung và dài hạn
Đvt:triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (% ) Trung và dài hạn 344.832 386.526 869.523 41.694 12 482.997 12 5
(Nguồn: Phòng kế toán và quỹ Sacombank- CN Thủ Đức)
Biểu đồ 2.10: Tình hình cho vay trung và dài hạn
Nhìn vào bảng ta thấy lượng vốn trung và dài hạn mà ngân hàng cho các thành phần kinh tế vay tăng đều qua các năm. Lượng vốn cho vay này trong những năm qua có bước phát triển đáng kể. Năm 2012 so 2011 tăng 41.694 triệu đồng và chiếm 12% so với năm trước. Năm 2013 so 2012 lượng vốn cho vay này tăng mạnh đạt 482.997 triệu đồng và chiếm 125% so với năm trước.
Những khoản cho vay trung và dài hạn này rất cần thiết đối với việc đầu tư, phát triển của doanh nghiệp. Ngân hàng cần chú trọng vào đầu tư có hiệu quả, đầu tư cho những dự án có tính khả thi cao.
2.4.2.3. Cho vay khác Bảng 2.12: Tình hình tín dụng theo sản phẩm tín dụng Bảng 2.12: Tình hình tín dụng theo sản phẩm tín dụng Đvt: triệu đồng Sản phẩm tín dụng 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Cho vay mua
xe ô tô 57.269 6 45.269 5 47.215 4 Vay sx kinh doanh 758.999 77 761.477 74 831.989 75 Vay chuyển nhượng BĐS 123.698 12 153.620 15 163.589 15 Vay tiêu dùng khác 45.269 5 65.236 6 59.563 6 Tổng dư nợ tín dụng 985.235 100 1.025.602 100 1.102.356 100
(Nguồn: Phòng kế toán và quỹ Sacombank- CN Thủ Đức)
Biểu đồ 2.11: Tình hình cho vay theo sản phẩm
Ngoài các hình thức cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn để sản xuất kinh doanh, đầu tư ngân hàng Sacombank còn tạo cơ hội cho mọi người vay để tham gia vào các nhu cầu khác như: cho vay mua xe, chuyển nhượng bất động sản, cho vay tiêu dùng…phục vụ đời sống nhân dân.
Nhìn vào bảng số liêu trên ta thấy lượng vốn sử dụng để cho vay phục vụ nhu cầu khác còn hạn chế. Tình hình cho vay mua xe ô tô ngày càng giảm. Năm 2011 số tiền cho vay mua ô tô là 57.269 triệu đồng đến năm 2013 giảm xuống còn 47.215 triệu
đồng. Lượng tiền cho vay sản xuất kinh doanh luôn đứng vị trí hàng đầu với số lượng lớn và đều tăng qua các năm, năm 2011 lượng tiền cho vay là lên 758.999 triệu đồng đến năm 2013 tăng lên thành 831.989 triệu đồng. Cho vay chuyển nhượng bất động sản cũng có xu hướng tăng lên qua các năm, năm 2011: 123.698 triệu đồng, năm 2013: 163.589 triệu đồng. Còn lượng tiền cho vay tiêu dùng khác tăng giảm không ổn định.
Qua biểu đồ 2.11 ta thấy cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm và sự chênh lệch tỷ trọng với các lĩnh vực cho vay khác rõ rệt. Tỷ trọng của cho vay sản xuất kinh doanh qua các năm như sau: năm 2011l: 77%, năm 2012: 74%, năm 2013: 75% chiếm tỷ trọng rất cao. Trong khi đó tỷ trọng về cho vay mua xe ô tô ngày càng giảm, năm 2011: 6%, năm 2012: 5%, năm 2013: 4%. Lượng tiền cho vay chuyển nhượng bất động sản chiếm tỷ trọng , năm 2011: 12%, năm 2012 và 2013: 15%. Tỷ trọng cho vay tiêu dùng khác chiếm tỷ trọng nhỏ, năm 2011: 5%, năm 2012 và 2013 cùng chiếm 6%.
2.4.3. Hoạt động tín dụng khác
Sacombank là ngân hàng kết hợp công ty cho thuê tài chính, nên hoạt động tín dụng chủ yếu là cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn và cho vay khác như cho vay bất động sản, cho vay mua nhà, cho vay tiêu dùng, vay sản xuất kinh doanh… Bên cạnh những hoạt động chủ yếu đó ngân hàng còn một số hoạt động tín dụng khác như: bảo lãnh, đầu tư chứng khoán, cho thuê tài sản… nhưng những hoạt động này chưa đóng góp nhiều vào lợi nhuận của ngân hàng.
2.4.4. Đánh giá thị trường cho vay và đầu tư của ngân hàng hiện nay
Là trung gian tài chính trong nền kinh tế thị trường, đối với NHTM thị trường cho vay và đầu tư là vấn đề sống còn quyết định đầu ra của ngân hàng. Do đó đòi hỏi ngân hàng phải có sự tìm hiểu kỹ về thị trường cho vay và đầu tư nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận.
Trên địa bàn quận Thủ Đức hoạt động buôn bán khá nhộn nhịp, do đó địa điểm của chi nhánh Sacombank Thủ Đức có nhiều thuận lợi như các trường đại học, cao đẳng, các công ty, khu buôn bán, đặc biệt khu mua bán vincon sắp khai trương… Ngân hàng cũng đặt quan hệ với một số công ty lớn gần và xa địa bàn như công ty dệt may
Thắng Lợi, công ty FABTEK, thu tiền học phí cho trường Cac Đẳng xây Dựng số 2, làm thẻ sinh viên trên thẻ ATM cho trường Đai học Ngân Hàng…Thị trường cho vay và đầu tư của ngan hàng có nhiều triển vọng để phát triển.
2.5. Đánh giá công tác huy động vốn và sử dụng vốn tại NH Sacombank –CN Thủ Đức
Từ quá trình phân tích các số liệu ở các bảng trên đã thể hiện lên những kết quả đạt được và những tồn tại trong công tác huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng Sacombank - chi nhánh Thủ Đức.
2.5.1. Những kết quả đạt được- Trong công tác huy động vốn - Trong công tác huy động vốn
Trong mấy năm qua chi nhánh luôn là đơn vị đi đầu trong công tác huy động vốn. Doanh số huy động vốn lớn hơn nhiều doanh số tín dụng, nhưng luồn vốn huy động luôn có tốc độ tăng trưởng khá cao. Trong giai đoạn 2011-2013, nguồn vốn huy động cuối kỳ đã tăng 349,165.00 triệu đồng, tức tăng 118% so với năm 2011. Tỷ trọng của vốn huy động trong tổng nguồn vốn tăng đều qua các năm.
Nguồn vốn chuyển dịch theo cơ cấu ngày càng hợp lý hơn về thời hạn và loại tiền tệ, nguồn vốn dài hạn tăng dần qua các năm, qua đó làm tăng tỷ trọng của nguồn vốn dài hạn trong nguồn vốn huy động.
Ngân hàng đã sử dụng nhiều hình thức huy động : các loại tiền gửi, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu…
Trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao. Công tác thanh toán bước đầu đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Trong công tác sử dụng vốn
Chi nhánh đã đạt được những kết quả lớn trong việc mở rộng và nâng cao chất lượng sử dụng vốn cho đầu tư phát triển.
Tín dụng đầu tư của ngân hàng đã mang lại hiệu quả cao trên cơ sở kết hợp hài hòa lợi ích từ 3 phía; ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế.
Hoạt động cho vay đầu tư đảm bảo tăng trưởng an toàn, ổn định và vững chắc.
- Trong công tác huy động vốn
Chi phí huy động vốn cao: đẩy mức lãi suất huy động lên cao, làm thu hẹp chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay.
Cơ cấu tiền tệ huy động chưa hợp lý: nguồn vốn huy đồng bằng VND không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay bằng VND.
Chiến lược khách hàng còn nhiều bất cập: khách hàng truyền thống và chủ yếu của ngân hàng là các doanh nghiệp, chưa thu hút được nhiều các doanh nghiệp lớn đến mở tài khoản…
Trong quan hệ với khách hàng chưa thực sự tạo mối quan hệ bình đẳng, đôi khi ngân hàng còn quá chú trọng về đảm bảo an toàn cho hoạt động của mình, chưa gắn chặt quyền lợi và nghĩa vụ của khách hàng với ngân hàng.
-Trong công tác sử dụng vốn
Công tác thẩm định cho vay vốn và công tác quản lý vốn sau khi cho vay còn nhiều bất cập.
Việc thu thập thông tin và xử lý thông tin về khách hàng còn yếu kém.
Nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển còn rất lớn nhưng việc lựa chọn dự án hiệu quả và đáp ứng yêu cầu này còn hạn chế.
Cơ cấu cho vay đầu tư còn nhiều hạn chế.
2.6. Nguyên nhân của những tồn tại2.6.1. Nguyên nhân chủ quan 2.6.1. Nguyên nhân chủ quan
2.6.1.1. Chiến lược Marketing chưa thích hợp
Trong chiến lược marketing ngân hàng, chiến lược tạo sự khác biệt trên thị trường là chiến lược được nhấn mạnh hơn so với marketing . Mặc khác, sự nới lỏng các quy định đã làm nhòa ranh giới truyền thống về dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung cấp với các định chế tài chính khác. Do đó, việc tạo lập,duy trì và phát triển một hình ảnh riêng biệt, độc đáo dưới con mắt khách hàng phải được quan tâm nhiều hơn. Mặc dù chi nhánh đã chú trọng đến công tác khách hàng song chiến lược này vẫn chưa