Tổ chức bộ máy quản lý của Sacombank –CN Thủ Đức

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn tại ngân hàng Sài gòn Thương tín (Trang 27)

2.2.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

SƠ ĐỒ 2.1: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA SACOMBANK CN THỦ ĐỨC

Ban giám đốc

CV KHDN

Phòng kiểm soát rủi ro Phòng kế toán và quỹ Phòng kinh doanh BP giao dịchng ân quỹ BP Hành chính BPkế toán CV quản lý tín dụng CVxử lý nợ CV kiểm soát rủi ro CV KHC N CV tư vấn CV TTQ T CV KDT T Nhân viên hành chính CV kế toán Giao dịch viên Kiểm soát viên Tài xế Bảo vệ IT

2.2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận chính + Ban giám đốc

- Giám đốc: Quản lý điều hành hoạt động của chi nhánh đạt mục tiêu nhiệm vụ được giao. Lập kế hoạch, phân bổ, kiểm tra tiến độ và hỗ trợ thực hiện kế hoạch kinh doanh của bộ phận tại chi nhánh; chịu trách nhiệm trước pháp luật về những quyết định của mình; xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ với cơ quan nhà nước, cơ quan quản lý ngành địa phương.

- Phó giám đốc: Là người được giám đốc ủy quyền một số nhiệm vụ, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước giám đốc với quyết định của mình.

+ Phòng kinh doanh

Triển khai, điều hành quản lý các mảng hoạt động quản lý tín dụng, thanh toán quốc tế và xử lý giao dịch tại đơn vị. Tổ chức công tác kiểm soát hoạt động cấp tín dụng tại chi nhánh; kiểm soát hồ sơ cấp tín dụng, lên kế hoach kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ tình hình sử dụng vốn vay, kiểm soát dư nợ theo định kỳ nhằm kịp thời phát hiện, điều chỉnh những vấn đề chưa đúng quy định (nếu có). Kết quả hợp với phòng bộ phận thẩm định, dịch vụ khách hàng trong công tác quản lý, nhắc nợ và thu nợ quá hạn.

+ Phòng kế toán và quỹ

Trực tiếp quản lý công tác kế toán tại chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.

Có trách nhiệm quản lý nghiệp vụ an toàn kho quỹ. Bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá; giám sát công tác giao nhận, thu chi tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá nhằm đảm bảo an toàn kho quỹ; bốc xếp, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.

Thực hiện việc mở kho và đóng cửa kho quỹ. Trực tiếp giữ và quản lý chìa khóa kho quỹ theo quy định.

+ Phòng kiểm soát rủi ro

Đánh giá, thẩm định và đưa ra những rủi ro có thể xảy ra với các hoạt động của

để giải quyết, phòng ngừa những rủi ro đó hoặc đưa ra biện pháp giải quyết vấn đề kịp thời để những rủi ro với chi nhánh là nhỏ nhất.

2.2.4. Kết quả hoạt động trong những năm gần đây

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank- CN Thủ Đức

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2011/2012 So sánh 2012/2013 Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%) Doanh thu 58.103 78.021 85.597 19.918 34 7.576 10 Chi phí 26.358 28.497 30.452 2.139 8 1.955 7 Lợi nhuận 31.745 49.524 55.145 17.779 56 5.621 11

(Nguồn: Phòng kế toán và quỹ Sacombank – CN Thủ Đức) Đvt: triệu đồng

Biểu đồ 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh

Trong giai đoạn 2011 – 2013, doanh thu của ngân hàng đã tăng đáng kể, năm 2011 doanh thu chỉ 58.103 triệu đồng nhưng đến năm 2012 doanh thu đã tăng lên 78.021 triệu đồng ( tức đã tăng 19.918 triệu đồng hay tăng 34%). Đến năm 2013 doanh thu đã tăng lên 85.597 triệu đồng, tức tăng 10% so với năm trước.

Tuy nhiên, chi phí mà ngân hàng bỏ ra cũng tăng lên nhiều, năm 2011 chi phí là 26.358 triệu đồng thì năm 2012 chi phí tăng lên 28.497 triệu đồng ( tức đã tăng 2.139 triệu đồng hay tăng 8%). Đến năm 2013 chi phí tăng lên 30.452 triệu đồng, tức tăng 7% so với năm trước.

Mặc dù chi phí cao nhưng ngân hàng trong 3 năm gần đây làm ăn đều có lãi, năm 2011: 31.745 triệu đồng, năm 2012 : 49.524 triệu đồng, đã tăng 17.779 triệu đồng và tăng tới 56% so với năm 2011. Năm 2013có lợi nhuận là: 55.145 triệu đồng, tăng 5.621 triệu đồng và tăng 11% so với năm 2012.

Nhìn chung trong 3 năm gần đây ngân hàng kinh doanh có hiệu quả.

2.2.5. Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng Sacombank- CN Thủ Đức 2.2.5.1. Thuận lợi

Với công cuộc đổi mới đất nước, các ngân hàng sẽ không ngừng đổi mới và

phát triển cho phù hợp với nền kinh tế và với sự không ngừng phát triển đó hệ thống ngân hàng Sacombank – chi nhánh Thủ Đức đã từng bước thay đổi về cơ chế, chiến lược và những bước tiến mới để hòa cùng với nền kinh tế. Để đạt được mục tiêu đề ra không thể không nhắc đến những kết quả mà ngân hàng đã đạt được trong những năm qua nhờ có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng cùng mọi cố gắng nỗ lực của toàn thể nhân viên trong ngân hàng. Để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của nền kinh tế, ngân hàng đã mở rộng cho vay trên địa bàn, thu hút thêm nhiều khách hàng mới, đồng thời đa dạng hóa hoạt động kinh doanh.

- Địa bàn hoạt động của Sacombank – Chi nhánh Thủ Đức tập trung đông dân cư, nguồn lao động dồi dào, nằm gần các khu công nghiệp Sóng Thần; khu chế xuất Linh Trung; khu công nghiệp Linh Trung, Amata, Bình An. Nhu cầu giao dịch với ngân hàng là rất lớn, do ở đây tập trung nhiều khách hàng từ nhiều nơi đổ về như: gần trường CĐ Xây Dựng số 2, ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật…Với các nhu cầu như: nhu cầu chuyển tiền, gửi tiết kiệm, rút tiền… của sinh viên.

- Các dịch vụ luôn được đổi mới, ngày càng tiện lợi hơn.

- Ngân hàng Sacombank đưa ra bộ chuẩn dịch vụ “5S” (Sẵn sàng, Sàn lọc, Săn sóc, Sắp xếp, Sạch sẽ). Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, chuyên nghiệp và nhiệt tình sẽ là tâm điểm để thu hút khách hàng đến với chi nhánh.

- Sacombank là một ngân hàng hình thành gần 20 năm và đã trở thành một tập đoàn tài chính vững mạnh trên thị trường. Uy tín chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến việc huy động vốn và sử dụng vốn của bất kỳ một ngân hàng

nào. Sacombank chi nhánh Thủ Đức là một chiến lược mở rộng mạng lưới phục vụ và cung cấp đa sản phẩm, dịch vụ hơn cho khách hàng. Với uy tín có được từ tập đoàn Sacombank cùng với sự nổ lực không ngừng của Ban Giám Đốc cùng toàn thể nhân viên, khách hàng đã tin tưởng vào Sacombank chi nhánh Thủ Đức, từ đó hình thành nên nhóm khách hàng truyền thống tại ngân hàng.

2.2.5.2. Khó khăn

- Môi trường cạnh tranh gay gắt, vì trên địa bàn có rất nhiều ngân hàng và ngân hàng nào cũng muốn thu hút được nhiều khách hàng nên hình thức huy động vốn rất đa dạng, chất lượng dịch vụ ngày càng đươc quan tâm tạo cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn.

- Ngoài ra sự đầu tư mở rộng kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam làm cho môi trường cạnh tranh càng thêm gay gắt.

- Do ngân hàng không thể tự quyết định mức lãi suất cho mình, chịu tác động bởi NHNN về lãi suất cơ bản ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại Saconbank.

- Thực hiện điều tiết thuế thông qua thuế thu nhập cá nhân tác động đến nguồn thu nhập từ dân cư.

- Hoạt động của ngân hàng còn hạn chế về thời gian. Do ngân hàng hoạt động trên địa bàn Thành phố - nơi mà đại bộ phận dân số đều làm việc vào giờ hành chính. Thời gian mở cửa của ngân hàng trùng với thời gian làm việc của các cơ quan khác. Do đó, các cán bộ công nhân viên có tiền muốn gửi vào ngân hàng thì phải mất một thời gian cho công việc này.

- Lạm phát gia tăng ảnh hưởng không nhỏ đến đến công tác huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng. Mức lãi suất trần huy động do NHNN quy định không hấp dẫn được người dân gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn dài vào ngân hàng.

- Ngày nay, mức độ cạnh tranh trên thị trường vốn ngày càng cao, việc huy động vốn của NHTM sẽ khó khăn hơn. Ngân hàng phải cạnh tranh với các kênh thu hút vốn khác như: các công ty bảo hiểm, đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, hoạt động đầu tư bất động sản… đã làm cho các ngân hàng nói chung và Sacombank chi nhánh nói riêng giảm đi một lượng khách hàng lớn.

2.3.1. Nguồn vốn nội tệ

Đây là một trong hai nguồn vốn huy động chính mà ngân hàng đã và đang huy động. Nguồn vốn này được huy động trên các hình thức:

- Tiền gửi không kỳ hạn: Là khoản tiền mà khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào.

- Tiền gửi có kỳ hạn : khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng trên cơ sở thỏa thuận giữa hai bên về thời hạn gửi, lãi suất theo quy định và khách hàng được rút tiền khi đến hạn.

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%) TG KKH 330.252 302.589 320.126 -27.663 -8 17.537 6 TG CKH 1.612.406 1.656.125 1.971.697 43.719 3 315.572 19 TỔNG 1.942.658 2.007.018 2.291.823 64.360 3 284.805 14

VHĐ

(Nguồn: Phòng kế toán và quỹ Sacombank – CN Thủ Đức)

Đvt: triệu đồng

Biểu đồ 2.2: Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn

Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng theo tiền gửi không kỳ hạn ngày càng giảm, năm 2011 tiền gửi KKH là 330.252 triệu đồng đến năm 2012 giảm còn 302.589 triệu đồng, tức giảm 27.663 triệu đồng, giảm 8% so với năm trước. Đến năm 2013 lượng tiền gửi KKH tăng không nhiều 320.126 triệu đồng, tăng 6% so với năm 2012.

Bên cạnh đó, lượng tiền gửi có kỳ hạn ngày càng tăng, năm 2011 lượng tiền gửi CKH là 1.612.406 triệu đồng, năm 2012 là 1.656.125 triệu đồng, tức tăng 3% so với năm 2011. Năm 2013 tiền gửi CKH tăng lên thành 1.971.697 triệu đồng, tức tăng 19% so với năm năm trước.

Biểu đồ 2.3: Tình hình tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng

Qua bảng ta thấy nguồn tiền gửi tiết kiệm không ổn định và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Năm 2011 tiền gửi tiết kiệm là chỉ đạt 3% nhưng đến năm 2013 đã tăng lên 14%, tăng gấp 4 lần. Điều đó cho thấy nền kinh tế của nước ta ngày càng đi lên và hoạt động huy động vốn của ngân hàng Sacombank ngày càng đạt hiệu quả cao. Tổng nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của ngân hàng ngày càng tăng năm 2011 là 1.942.658 triệu đồng đến năm 2013 tăng lên thành 2.291.823 triệu đồng.

Bảng 2.3: Nguồn vốn huy động tiền gửi theo đối tượng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) TG dân 1.631.832 84 1.686.432 84 1.946.203 85 TG TCKT 310.826 16 320.586 16 345.620 15 TỔNG 1.942.658 100 2.007.018 100 2.291.823 100

(Nguồn: Phòng kế toán và quỹ Sacombank- CN Thủ Đức)

Đvt: triệu đồng

Biểu đồ 2.4: Huy động tiền gửi theo đối tượng tiền gửi dân cư, tiền gửi tổ chức kinh tế

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, tiền gửi của dân cư vào ngân hàng chiếm tỷ trọng rất lớn so với tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Từ năm 2011-2012 tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng 84% trong khi đó tiền gửi của các tổ chức kinh tế thì chỉ chiếm 16%. Riêng năm 2013 tiền gửi dân cư chiếm tới 85% tỷ trọng, các tổ chức kinh tế chỉ chiếm 15% so với tổng nguồn tiền gửi của hai nguồn tiền này. Tiền gửi dân cư tăng đều qua các năm, năm 2011 là 1.631.832 triệu đồng đến năm 2013 tăng lên thành 1.946.203 triệu đồng. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế qua 3 năm tăng không đáng kể, năm 2011 là 310.826 triệu đồng, năm 2013 là 345.620 triệu đồng.

2.3.1.1. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư

Đây là khoản tiền lớn của ngân hàng, khách hàng ở đây là tất cả mọi người dân có những khoản tiền nhàn rỗi và đem gửi vào ngân hàng nhằm tạo một khoản lợi nhuận cho mình. Tình hình huy động nguồn vốn này được thể hiện ở bảng sau.

Bảng 2.4: Biến động tiền gửi tiết kiệm của người dân Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%) TG dân cư 1.631.832 1.686.432 1.946.203 54.600 3 259.771 15

(Nguồn : Phòng kế toán và quỹ Sacombank – CN Thủ Đức)

Biểu đồ 2.5: Tình hình tiền gửi tiết kiệm của dân cư

Qua bảng 2 ta thấy nguồn tiền gửi tiết kiệm của người dân không ổn định và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Năm 2011 tiền gửi tiết kiệm của người dân là 1.631.832 triệu đồng đến năm 2012 số tiền tăng lên không đáng kể 1.686.432 triệu đồng, tức tăng 54.600 triệu đồng và chỉ chiếm 3% so với năm trước.Nhưng đến năm 2013 đã tăng lên 1.946.203 triệu đồng, tức tăng 259.771 triệu đồng và chiếm tới 15%, tăng gấp 5 lần so với năm 2011- 2012. Điều đó cho thấy nền kinh tế của nước ta ngày càng đi lên và hoạt động huy động vốn của ngân hàng Sacombank ngày càng đạt hiệu quả cao.

Việc mở rộng các hình thức huy động vốn, lãi suất phù hợp và uy tín của ngân hàng cũng tác động mạnh đến nguồn vốn này. Do đó, để nguồn vốn này tiếp tục gia tăng trong thời gian tới ngân hàng cần giữ vững uy tín của mình đối với khách hàng và có những chính sách phù hợp đối với nguồn vốn này.

Bảng 2.5: Biến động nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%) TG TCKT 310.826 320.586 345.620 9.760 3 25.034 8 Đvt: triệu đồng (Nguồn:Ph òng kế toán và quỹ Sacombank – Thủ Đức)

Biểu đồ 2.6: Tình hình tiền gửi tiết kiệm của tổ chức kinh tế

Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế còn tương đối thấp. Lượng tiền gửi trong các năm từ năm 2011 đến năm 2013 tăng nhưng tăng với tốc độ tuong đối từ 3% đến 8%. Trong thời gian tới ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp nhằm thu hút lượng khách hàng là các tổ chức kinh tế.

Nguồn tiền của các tổ chức kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán và chi trả của các doanh nghiệp như: trả lương, trả tiền dich vụ thông tin…Vấn đề đặt ra là phải quản lý thật tốt nguồn tiền gửi này, nắm vững tình hình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo được uy tín và thu hút được nhiều doanh nghiệp hơn.

2.3.1.3. Phát hành giấy tờ có giá và nguồn vốn khác

Vốn phát hành của ngân hàng, đây là hình thức huy động vốn thông qua phát hành kỳ phiếu, trái phiếu…Đó là công cụ nợ của ngân hàng. Đặc điểm của loại vốn này là lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Mục đích huy động dùng để đáp ứng cho các dự án đầu tư lớn. Nguồn vốn này được huy động theo nhiều thời hạn khác nhau như: ngắn hạn, trung và dài hạn.

Ngoài các nguồn vốn huy động trên các NHTM cũng có thể khai thác nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế, đây là nguồn vốn lớn, có thời hạn tương đối dài.

Nước ta khi thực hiện công cuộc đổi nền kinh tế Đảng và Nhà Nước ta đã thực hiện dường lối ngoại giao đúng đắn, trên tinh thần mở cửa nền kinh tế thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam.

2.3.2. Nguồn vốn ngoại tệ

Ngoại tệ chủ yếu mà ngân hàng Sacombank huy động là Đô la Mỹ (USD). Đây là một ngoại tệ mạnh và có mặt hầu hết ở các nước trên thế giới. Ngoài ra ngân hàng còn huy động một số ngoại tệ khác.

Bảng 2.6: Nguồn vốn huy động phân theo ngoại tệ đã quy đổi

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn tại ngân hàng Sài gòn Thương tín (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w