Định hướng trong công tác sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn tại ngân hàng Sài gòn Thương tín (Trang 51)

- Mở rộng các hoạt động tín dụng như kinh doanh bất động sản,thanh toán quốc tế, thanh toán thẻ tín dụng…

- Tập trung đầu tư vốn cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Tiếp tục đầu tư cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có đầy đủ hồ sơ pháp lý chuẩn mực đảm bảo thu hồi nợ vay.

3.1.3. Một số định hướng khác

Chiến lược nguồn nhân lực

- Tăng cường tuyển dụng những nhân sự giỏi có năng lực.

- Phát hiện nhân sự giỏi nội bộ đào tạo chuẩn bị cho nhân sự kế thừa.

- Xác định các chính sách tuyển dụng đào tạo nhằm ổn định nhân sự, duy trì tỷ lệ nghỉ việc dưới 10%/năm.

Chiến lược công nghệ

- Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng kinh doanh.Theo định hướng ngân hàng phát triển hiện đại Chi nhánh cần phải thực thi chiến lược công nghệ mạnh 2012-2015.

- Đa dạng hóa các sản phẩm dich vụ hiện đại.

Chiến lược tài chính

- Trong giai đoạn 10 năm tới Chi nhánh tập trung vào các mục tiêu tài chính sau: - Đặt trọng tâm vào mục tiêu tăng trưởng vốn chủ sở hữu sao cho giai đoạn 2012-2120 tăng bình quân từ 15% -17%/năm.

- Tổng tài sản tăng bình quân 15%-20%/năm.

- Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng binhg quân 17%-20%/ năm.

Chiến lược kinh doanh

- Tổng nguồn vốn tăng trưởng ở mức 20%/năm cho giai đoạn 2016-2020. Trong đó huy động từ dân cư chiếm 65%-85% trong tổng cơ cấu huy động của ngân hàng. - Dư nợ cho vay tăng trưởng bình quân 18%/năm cho giai đoạn 2016-2020. - Tỷ lệ cho vay huy động bình quân 60%-80%.

Chiến lược sản phẩm, dịch vụ

- Tập trung phát triển dich vụ bán lẻ, theo đó tăng dần tỷ trọng nguồn thu hút từ dịch vụ trong cơ cấu thu nhập. Tỷ trọng doanh thu từ dich vụ trên tổng doanh thu của chi nhánh sẽ đạt bình quân 30%/năm cho giai đoạn 2016-2020.

- Đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng hàng đầu trong khu vực; đồng thời tạo sự khác biệt trong sản phẩm dịch vụ nhằm mang lại hiệu quả thiết thực cũng như nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng.

Chiến lược quản trị điều hành

- Hoàn thiện cơ chế quản trị ngân hàng theo mô hình tiên tiến. - Xây dựng và ổn định mô hình kinh doanh cho phù hợp.

- Xây dựng cơ chế điều hành tập trung, kiên định và xuyên suốt từ chi nhánh tới phòng giao dịch.

Ngoài ra ngân hàng còn đề ra một số chiến lược cụ thể cho công tác huy động vốn và sử dụng vốn như sau:

3.2. Những ưu điểm và nhược điểm trong việc huy động vốn và sử dụng vốn tại Sacombank – CN Thủ Đức Sacombank – CN Thủ Đức

3.2.1. Ưu điểm

- Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, Sacombank Thủ Đức luôn tăng cường và củng cố phát huy mối quan hệ chặt chẽ với các khách hàng truyền thống, những đơn vị có nguồn vốn lớn thông qua làm công tác thanh toán sao cho nhanh chóng và thuận lợi chu đáo.

- Mở rộng quan hệ với khách hàng mới nhằm tạo sự thân thiết và huy động vốn từ họ. - Qua quá trình phân tích hoạt động kinh doanh của Sacombank Thủ Đức, ta thấy tổng

thu nhập có tỷ trọng tăng qua các năm là điều kiện thuận lợi để duy trì và nâng cao hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Hoạt động kinh doanh của Sacombank Thủ Đức cũng mang lại kết quả khả quan và thành công qua các năm thông qua các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận ròng tăng qua các năm.

- Tình hình tăng trưởng nguồn vốn huy động của Sacombank Thủ Đức có chiều hướng tăng dần qua mỗi năm, đó là biểu hiện tốt cho thấy khả năng thu hút nguồn vốn từ bên ngoài của ngân hàng ngày càng hiệu quả.

- Sacombank Thủ Đức đã tạo được sự uy tín và làm cho khách hàng được an tâm khi chọn Sacombank Thủ Đức là nơi gửi tiền lý tưởng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc dù Sacombank Thủ Đức đã đạt được những thành công nhất định nhưng việc thực hiện chính sách và công tác huy động vốn cũng không tránh khỏi một số thiếu sót cần sớm được khắc phục.

3.2.2. Nhược điểm

- Nền kinh tế luôn biến động làm cho chi phí hoạt động của các doanh nghiệp ngày một tăng lên và Sacombank Thủ Đức cũng vậy. Với chi phí cao sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các mục tiêu và định hướng phát triển của ngân hàng, do vậy cần có các chiến lược và chính sách kiểm soát chi phí cho phù hợp hơn nữa để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của mình.

- Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế là cá nhân cũng có sự biến động qua các năm như có sự giảm về tỷ trọng trong năm 2011 so với năm 2010. Đó cũng là một

hạn chế trong việc thu hút vốn nhàn rỗi từ dân cư để duy trì hoạt động của ngân hàng. Tỷ lệ giảm không đáng kể nhưng ngân hàng nên xem xét lại để tình trạng này không tiếp diễn vào những năm tới gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh.

- Số lượng ngoại tệ chiếm tỷ trọng khá và ngày càng tăng trong tổng nguồn vốn huy động, một dấu hiệu tốt về mặt tăng lượng vốn huy động; nhưng còn hạn chế thì đây là một bất lợi cho ngân hàng về việc sử dụng số tiền huy động này, thậm chí còn có thể chịu rủi ro tỷ giá.

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Sacombank – CN Thủ Đức Sacombank – CN Thủ Đức

3.3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn 3.3.1.1. Cơ cấu lại nguồn vốn huy động 3.3.1.1. Cơ cấu lại nguồn vốn huy động

Khách hàng luôn có tâm lý không muốn gửi tiền dài hạn vì sợ gặp nhiều rủi ro: số tiền họ gửi có thể bị giảm giá trị mà với mức lãi suất thấp không thể bù được. Mặc khác người gửi tiền không biết chính xácthời điểm mà họ cần dùng tiền, nếu phải rút trước hạn khách hàng bị thiệt nhiều.Vì vậy, ngân hàng nên tìm cách bảo vệ quyền lợi cho khách hàng gửi tiền, đặc biệt là những khoản tiền gửi dài hạn.

Ngoài ra bên việc cơ cấu lại nguồn vốn huy động về mặt thời hạn thì ngân hàng cũng nên cơ cấu lại nguồn vốn huy động về mặt tiền tệ, cụ thể tăng nguồn vốn huy động bằng USD và ngoại tệ khác.

3.3.1.2. Phát triển các dịch vụ liên quan đến huy động vốn

Để thu hút được lượng tiền nhàn rỗi của người dân, Chi nhánh phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ dành cho khách hàng gửi tiền, đồng thời kèm tặng một số dịch vụ khác như: phần quà, vật dụng gia đình, văn phòng phẩm, vật dụng cho bé…

Đặt biệt, Chi nhánh cần chú trọng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách hàng gửi tiền dài hạn, cũng cố lòng tin của khách hàng vào chi nhánh, nên tổ chức các chương trình như tư vấn khách hàng để khách hàng giải đáp được thắc mắc của mình. Từ đó khách hàng sẽ chủ động tìm đến ngân hàng để gửi tiền nhiều hơn.

Mở rộng mạng lưới ATM, vì dịch vụ này mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng như: rút tiền nhanh, thay đổi mã số cá nhân, chuyển khoản, xác định số dư… thuận tiện và nhanh chóng, dễ dàng.

Phát triển các dich vụ trên Internet như: Homebanking, Mobile banking, Phone banking...

3.3.1.3. Đẩy mạnh chính sách khách hàng

Ngoài việc tập trung thu hút tiền gửi của các khách hàng truyền thống là các công ty, các doanh nghiệp lớn, ngân hàng nên quan tâm đến lượng khách hàng ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các cá nhân, hộ gia đình thường xuyên có tiền nhàn rỗi.

Trong chiến lược khách hàng cần thực hiện phương châm bình đẳng, lợi ích từ phía ngân hàng và khách hàng, giữa nhu cầu khách hàng và khả năng đáp ứng của ngân hàng.

Nhân tố dặc biệt quan trọng giúp chi nhánh có thể tạo lợi thế trong cạnh tranh chính là chất lượng phục vụ khách hàng của nhân viên.

Chính sách nâng cao dịch vụ ngân hàng cần phải thực hiện thường xuyên, lâu dài.

Tăng cường các hoạt động Marketing thông qua tuyên truyền, quảng cáo. Các loại hình huy động mới cần được tuyên truyền, hướng dẫn rộng rãi đến khách hàng.

3.3.1.4. Nâng cao uy tín của ngân hàng

Để nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường Chi nhánh phải chú trọng đến công tác thanh khoản, tránh rơi vào tình trạng thiếu hụt vốn thanh toán dù chỉ tạm thời. Vì vậy, hoạt động của chi nhánh phải đảm bảo an toàn, hiệu quả, kinh doanh có lợi nhuận.

Ngân hàng cần thực hiện các hình thức quảng cáo sâu rộng, tham gia các chương trình triển lãm, hội chợ, tư vấn … để khách hàng biết và hiểu rõ về ngân hàng hơn nữa.

Giao dịch nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Thực hiện tốt công tác giám sát những hành vi vi phạm pháp luật, những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, những tồn tại yếu kém trong công tác huy động vốn từ đó có kế hoạch sửa đổi.

Những sai phạm không đúng với kế hoạch đề ra trong công tác huy động vốn cần được báo cáo kịp thời.

Chi nhánh nên trang bị những công nghệ hiện đại nhất cho bộ phận kiển tra giám sát, tập trung đào tạo cán bộ chuyên môn giỏi, thành thạo trong công tác kiểm tra để phát hiện kịp thời những thiếu xót trong công tác huy động vốn.

3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

3.3.2.1. Nâng cao hiệu quả thẩm định dự án vay vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong toàn bộ quy trình cho vay khâu thẩm định được xem là khâu quan trọng nhất quyết định khả năng thu được nợ và lãi của ngân hàng, nếu khâu thẩm định không tốt thì các bước tiếp theo sẽ gặp rất nhiều khó khăn, là nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn và nợ khó đòi. Vì vậy trong bước này ngân hàng cần có đội ngũ thẩm định với trình độ cao và khả năng nắm rõ khách hàng.

3.3.2.2. Quản lý vốn sau khi cho vay

Việc quản lý vốn trong và sau khi cho vay là rất quan trọng, nhằm khắc phục việc định lượng rủi ro không rõ ràng và làm ảnh hưởng tới khả năng thu nợ của ngân hàng. Cho nên khi ngân hàng sau khi cho vay vốn cần phải theo dõi, giám sát chặt chẽ việc sử dụng tiền vay của khách hàng. Nếu có việc sử dụng sai mục đích hoặc sự cố xảy ra không hoàn trả được vốn vay, ngân hàng cần có những biện pháp ngăn ngừa và xử lý lịp thời.

Ngâ hàng cần giám sát chặt chẽ tới các dấu hiệu các khoản vay khó thu hồi: doanh nghiệp có sự chậm trễ trong việc nộp các báo cáo tài chính về tình hình kinh doanh hay có sự gia tăng bất thường hàng tồn kho, các khoản bán chịu chưa thu tiền, có sự gia tăng các khoản nợ chưa thanh toántăng susựttcác khoản nợ chưa thanh toán… tăng các khoản nợ chưa thanh toán, rủi ro thiên tai, công nhân bãi công… Để có thể kịp thời hạn chế các rủi ro về tín dụng đầu tư.

Để hạn chế nợ quá hạn ngân hàng đã có những giải pháp thiết thực từ khâu thẩm định đến khâu quản lý tiền vay, giám sát khách hàng vay để có biện pháp xử lý kịp thời.

Ngoài ra ngân hàng có thể thực hiện các biện pháp sau: đề nghị doanh nghiệp gia tăng thêm tài sản thế chấp để đảm bảo cho các khoản vay mới hoặc giúp đỡ doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng tốt…

3.3.2.4. Tổ chức và xây dựng cơ cấu vốn cho vay hợp lý

Để có thể mở rộng cũng như nâng cao hiệu quả cho vay đầu tư, đòi hỏi ngân hàng phải có kênh thu hút vốn và xây dựng mặt bằng vốn ổn định. Đặc trưng của cho vay đầu tư là thời gian sử dụng vốn kéo dài, nếu ngân hàng không có kế hoạch tổ chức tốt nguồn vốn thì hiệu quả sử dụng vốn cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy ngân hàng cần thực hiện tốt công tác sau:

- Thường xuyên giám sát, kiểm tra cân đối vốn đầu tư.

- Ngân hàng cần có văn bản quy định tổng phương hướng cho vay trong một khoản thời gian nào đó.

- Đa dạng hóa các hình thức tạo nguồn vốn.

3.4. Giải pháp chung đối với công tác huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng 3.4.1. Thu thập đầy đủ và chính xác thông tin khách hàng 3.4.1. Thu thập đầy đủ và chính xác thông tin khách hàng

Để nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển của ngân hàng thì khâu tổ chức thông tin quản lý là rất quan trọng. Ngân hàng nên thiết lập nhiều kênh cung cấp thông tin, ngoài thông tin thu thập trực tiếp từ khách hàng, ngân hàng còn chủ động tìm kiếm thông tin về khách hàng thông qua bạn hàng, qua đài báo và phương tiện thông tin đại chúng khác…

Khâu xử lý thông tin cũng rất quan trọng đòi hỏi phải có sự chọn lọc và phân loại thông tin hợp lý để khi cần thiết có thể nhanh chóng tổng hợp, giúp cho việc giải quyết đúng đắn, chính xác.

Trong mọi hoạt động của ngân hàng thì nhân tố con người là quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả của hoạt động kinh daonh của ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả trong phục vụ đầu tư thì việc tổ chức công tác nhân sự là một biện pháp cần thiết. Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên ngân hàng, giúp cán bộ công nhân viên có thể nắm bắt kịp thời quy định của Nhà nước và của ngân hàng cấp trên. Xây dựng chế độ khen thưởng, kỹ luật rõ ràng.

Tổ chức tốt các hoạt động đoàn thể tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên có điều kiện nghỉ ngơi, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm.

3.4.3. Thực hiện tốt marketing ngân hàng

Với phương châm “Mỗi khách hàng là người bạn của ngân hàng”. Ngân hàng phải làm sao cho mọi người thấy được lợi ích của việc giao dịch với ngân hàng. Vì vậy, việc mở rộng quảng bá, tuyên truyền là một việc làm hết sức cần thiết.

3.5. Một số kiến nghị nhằm tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn tại NH Sacombank – CN Thủ Đức Sacombank – CN Thủ Đức

3.5.1. Kiến nghị đối với Nhà Nước

Để công tác huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn thì Nhà Nước giữ vai trò vô cùng to lớn.

- Nhà nước cần phải xây dựng và không ngừng phát triển hệ thống pháp luật nước ta hiện nay, kịp thời ban hành những văn bản luật, dưới luật, bổ sung, sửa đổi những quy định không phù hợp với tình hình thực tế.

- Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, song vẫn giữ được vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng đảm bảo điều tiết một nền kinh tế phát triển ổn định, tránh các đột biến làm giảm bất thường giá trị đồng tiền, đặc biệt là các khoản tiền gửi tại ngân hàng, dù là dưới hình thức nào. Thông qua việc kiểm soát tốc độ lạm phát, Nhà nước đã góp phần bảo đảm sức mua của đồng tiền không bị suy giảm, giá trị thực tế ổn định làm cho người dân tin tưởng vào đồng tiền.

- Nhà nước cần công nghệ hóa mọi thủ tục tài chính, không ngừng đào tạo nâng cao chất lượng nghiệp vụ chuyên môn đội ngũ cán bộ công nhân viên chức Nhà nước, triệt để

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn tại ngân hàng Sài gòn Thương tín (Trang 51)