Một số kết luận từ phân tích thực trạng hoạt động cho vay và sử dụng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hôi của hộ nông dân tại xã việt đoàn, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 90)

và sử dụng vốn vay NHCSXH của hộ nông dân tại xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh

Nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH trong những năm qua đã đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cho các hộ dân sử dụng và góp phần thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, nâng cao chất lượng môi trường của xã Việt Đoàn.

Tuy nhiên việc cho vay và sử dụng vốn vay NHCSXH của hộ nông dân tại xã Việt Đoàn vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cấn được giải quyết để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay cho hộ.

Hạn chế trong công tác cho vay vốn NHCSXH

- Hạn mức cho vay của NHCSXH cho xã Việt Đoàn chưa đáp ứng đủ nhu cầu: nguồn vốn cho vay của NHCSXH chưa đáp ứng hết nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân tại xã Việt Đoàn, đặc biệt là nhóm hộ nghèo và CN. Lượng vốn vay hạn chế nên phải xếp theo thứ tự ưu tiên để cho vay dẫn tới tình trạng không công bằng giữa các hộ.

- Mức vốn cho vay thấp: đây là vấn đề hạn chế trong chương trình cho vay vốn HSSV. Mức cho vay hiện tại của chương trình này đều không phù hợp với điều kiện thực tế, đối với chương trình cho vay HSSV lượng tín dụng nhỏ so với chi phí học tập.

- Thời hạn cho vay không phù hợp: Thời hạn cho vay của hộ nghèo, CN có 2 năm là quá ngắn khiến cho các hộ không dám mạnh dạn mở rộng đầu tư dài hạn và chi phí sử dụng vốn tăng vì mất chi phí cơ hội sử dụng vốn vay khi phải trả nợ nhiều. Thời hạn trả nợ của chương trình cho vay HSSV ngắn vì sau khi ra trường 1 năm gia đình phải trả nợ nhưng với điều kiện nền kinh tế hiện tại sau 1 năm hầu hết các sinh viên đều chưa có công việc ổn định để có khả năng trả nợ.

- Thủ tục cho vay vốn rườm rà: vấn đề này tồn tại trong chương trình cho vay hộ nghèo, hộ CN, điều này làm cho các hộ càng khó khăn hơn vì các hộ đều phải đi vay có lãi hoặc không có lãi để làm nhà trước, điều này làm tăng chi phí sử dụng vốn vay của chương trình.

Hạn chế trong việc sử dụng vốn vay của các hộ nông dân

- Sử dụng vốn vay không đúng mục đích: do nhận thức của các hộ nghèo, hộ CN còn thấp nên nhiều hộ đã dùng vốn vay cho việc chi tiêu, chữa bệnh, đặc biệt là vay vốn hộ cho các hộ giàu, hộ khá sử dụng. Vốn vay sử dụng không đúng mục đích làm tăng rủi ro trả nợ và thu hồi nợ, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn và làm sai lệch vai trò của vốn tín dụng ưu đãi.

- Hạn chế trong áp dụng KH – KT: các hộ nghèo, hộ CN thường có trình độ học vấn thấp nên mức độ tiếp cận KH – KH cũng như cách làm mới thấp. Mọi

công việc sản xuất, kinh doanh họ đều “mò mẫm” làm theo kinh nghiệm vì vậy mức độ rủi ro trong việc sử dụng vốn rất lớn.

- Nhận thức của các hộ còn thấp: mặc dù KH – KT còn kém nhưng các hộ nông dân lại rất ít tham gia các hoạt động tập huấn khuyến nông, họ luôn tin tưởng vào những thói quen lối mòn sản xuất cũ mà không chịu tiếp nhận những kiến thức mới. Việc nhận thức thấp còn thể hiện trong việc các hộ không tham gia tích cực vào tổ TK&VV, họ chưa thực sự có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa cùng sản xuất, phát triển.

Hạn chế trong hoạt động của tổ TK&VV

- Chưa phát huy hết vai trò của tổ TK&VV: tổ vay vốn có vai trò rất quan trọng trong việc giúp đỡ các hộ tiếp cận nguồn vốn vay, hỗ trợ thủ tục vay vốn, tạo ra mối gắn kết cùng phát triển giữa các tổ viên, có các hoạt động nâng cao hiểu biết v các cách làm n, cách s d ng hi u qu ngu n v n vay cho các t viên, làm c u n i gi a NHCSXH v i các h dân, giám sát vi c s d ng v n dung m c í ch, … Tuy nhiên các t TK&VV m i ch d ng l i vai trò h tr th t c vay v n cho t viên.

- Trình độ của tổ trưởng, tổ phó còn thấp: các tổ trưởng, tổ phó đều chưa qua đào tạo các lớp tập huấn về tổ chức, quản lý vì vậy mà họ không có kỹ năng, khả năng để vận động, tạo phong trào nâng cao vai trò hoạt động của tổ TK&VV.

Như vậy để nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn vay cho hộ nông dân tại xã Việt Đoàn thì các tồn tại này cần được giải quyết. Tuy nhiên với nguồn lực có hạn thì các hạn chế này phải được giải quyết từng bước một và có sự ưu tiên. Sau đây là bảng giải pháp giải quyết những vấn đề còn tồn tại và thứ tự ưu tiên thực hiện.

Bảng 4.33. Giải pháp và thứ tự ưu tiên thực hiện STT

ưu tiên Giải pháp Số điểm

1 Điều chỉnh mức cho vay, thời hạn vay, trả nợ phù hợp với

từng chương trình 455

2 Mở nhiều các lớp tập huấn khuyến nông 400

3 Nâng cao năng lực quản lý, tổ chức cho ban tổ trưởng 385

4 NHCSXH nâng cao hạn mức vốn vay cho xã 310

Từ những tồn tại trên chúng tôi đã đưa ra rất nhiều giải pháp và tiến hành cuộc khảo sát ý kiến các hộ về các giải pháp quan trọng và thứ tự ưu tiên thực hiện các giải pháp đó bằng phương pháp xếp hạng đánh giá cho điểm. Kết quả cho thấy có 4 giải pháp được cho là quan trọng nhất và giải pháp điều chỉnh mức vay, thời hạn vay, thời hạn trả nợ cần được thực hiện đầu tiên với tổng số điểm đánh giá là 455 điểm.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hôi của hộ nông dân tại xã việt đoàn, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 90)