Hiệu quả sử dụng vốn vay chương trình tín dụng HSSV từ NHCSXH

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hôi của hộ nông dân tại xã việt đoàn, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 81)

địa bàn xã Việt Đoàn

4.4.1 Thực trạng sử dụng vốn vay chương trình tín dụng HSSV từ NHCSXH tại địa bàn xã Việt Đoàn

4.4.1.1 Tình hình hộ điều tra

Qua điều tra 40 hộ đang vay chương trình tín dụng ưu đãi HSSV cho thấy các hộ được vay vốn đều là các hộ có hoàn cảnh khó khăn, 21/40 (chiếm 52,5%) hộ là hộ nghèo và CN, còn lại đều là những hộ gặp khó khăn về tài chính, kinh tế (chiếm 47,5% số hộ).

Các chủ hộ có trình độ học vấn thấp (70% chưa học hết cấp 1) cũng chính vì vậy mà họ hiểu rõ nguyên nhân nghèo, khó khăn là do không được học nên các hộ đều cố gắng vay mượn cho con em đi học.

Bảng 4.27. Tình hình chung các hộ điều tra

Diễn giải ĐVT Hộ điều tra

1. Hoàn cảnh của hộ Hộ 40

- Hộ nghèo, CN Hộ 21

- Hộ gặp khó khăn về tài chính Hộ 19

2. Tuổi bình quân chủ hộ Tuổi 48

3. Trình độ của chủ hộ

Cấp 1 % 70,0

Cấp 2 % 20,0

Cấp 3 trở lên % 10,0

4. Số người trong độ tuổi tới trường Người 2,6

5. Số người được đi học Người 2,4

- Trên bậc THPT Người 1,3

- Từ bậc THPT trở xuống Người 1,1

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014

Tuy nhiên, ở một số hộ vì hoàn cảnh quá khó khăn, gia đình đông con mà họ phải để một số con trong độ tuổi đi học đi làm giúp đỡ gia đình, phụ giúp tiền học cho những đứa có khả năng học tốt hơn. Vì vậy mặc dù tỷ lệ người trong độ tuổi đi học là 2,6 người/hộ nhưng tỷ lệ được đi học chỉ đạt có 2,4 người/hộ. Đa số các hộ có con em đang học ở bậc THPT và trên THPT. Số người học trên bậc THPT là 1,5 người/hộ cho thấy rằng rất nhiều hộ đang một lúc phải nuôi tới 2 đứa con đi học cao đẳng, đại học.

Nguồn vốn vay từ NHCSXH là sự hỗ trợ đáng kể cho các hộ gặp khó khăn có điều kiện cho con em đi học.

4.4.1.2 Tình hình sử dụng tín dụng NHCSXH ở các hộ điều tra

100% các hộ sử dụng đúng mục đích vay vốn. Các hộ điều tra tại địa bàn đã dùng nguồn vốn này chi trả cho các chi phí cho con em đi học.

Bảng 4.28. Chi phí bình quân trong một kỳ của một sinh viên

Tiêu chí Mức chi phí (triệu đồng) Tỷ lệ (%)

1. Học phí 3,3 25,8

2. Đồ dùng học tập 0,5 3,9

3. Chi phí sinh hoạt 7,5 58,6

4. Chi phí khác 1,5 11,7

Tổng chi phí 12,8 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014

Như vậy có thể thấy chi phí để chi trả cho một sinh viên trong một kỳ là khá lớn: 12,8 triệu đồng/kỳ. Đây là một số tiền lớn đặc biệt là đối với những hộ nghèo, hộ CN. Qua điều tra cho thấy có rất nhiều hộ con em phải đi làm thêm để góp phần chi trả chi phí cùng với gia đình. Bên cạnh đó thì các hộ cũng phải vay thêm vốn bên ngoài vì nguồn vốn vay NHCSXH quá nhỏ. Dưới đây là tình hình sử dụng nguồn vốn để chi trả cho các chi phí học tập của hộ:

Bảng 4.29. Tình hình sử dụng vốn vay của hộ trong 1 kỳ

Tiêu chí Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%)

Tổng chi phí 12,8 100

- Chi phí trả bằng vốn vay NHCSXH 5 39,0

- Chi phí trả bằng vốn vay khác 5,3 41,4

- Chi phí trả bằng vốn tự có 2,5 19,6

Nguồn: tổng hợp từ các hộ điều tra năm 2014

Qua bảng cho thấy vốn vay HSSV chiếm 39% tổng chi phí cho sinh viên theo học 1 kì cho thấy nguồn vốn này rất quan trọng đối với các hộ, tuy nhiên mức vốn này còn chiếm tỷ trọng thấp và theo đánh giá của người dân là chưa đáp ứng được nhu cầu. Ngoài ra thì các hộ chỉ có thể chi trả 19,6% chi phí ăn học của 1 sinh viên, và 41,4% chi phí là do vay mượn bên ngoài, đa số là vay của anh chị em, vay hàng xóm rồi trả sau, không có thời hạn cụ thể, chủ yếu vay và cố gắng trả luôn theo hình thức vay nơi này trả cho nơi khác. Số còn lại phải đi vay lãi để cho con ăn học.

4.4.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay chương trình tín dụng HSSV của các hộ nông dân

4.4.2.1 Hiệu quả xã hội

Việc sử dụng vốn vay từ NHCSXH cũng gián tiếp góp phần làm kinh tế của hộ tốt hơn khi sinh viên ra trường và xin được việc làm tốt. Tuy nhiên, trong đề tài này chúng tôi chỉ đánh giá hiệu quả xã hội khi sử dụng vốn vay – đây cũng là mục đích chính của Chính phủ khi thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi này.

a. Cơ hội học tập

Chỉ tiêu này thể hiện tính công bằng xã hội. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư có lợi ích về dài hạn. Tuy nhiên đối với các hộ gặp khó khăn về tài chính thì cơ hội học tập của con em thấp hơn các hộ bình thường. Nếu các em không được đi học thì đây là một tổn thất cho cả bản thân. gia đình và xã hôi. Vì vậy, việc vay vốn và sử dụng vốn vay tạo ra cơ hội đi học cho tất cả các học sinh, sinh viên, đem lại lợi ích lớn cho xã hội.

Đánh giá hiệu quả này tại địa bàn nghiên cứu cũng chúng tôi cũng thấy được đồng vốn đã tạo cơ hội đi học cho rất nhiều học sinh, sinh viên và góp phần giải quyết khó khăn về tài chính cho các hộ. Để đánh giá chỉ tiêu này chúng tôi đã đặt câu hỏi cho các hộ: “Nếu không có nguồn vốn vay từ NHCSXH thì gia đình phản ứng như thế nào với quyết định cho con em mình đi học?” và thu được kết quả trong bảng sau:

Bảng 4.30. Đánh giá cơ hội học tập của con em các hộ được vay vốn

Cơ hội đi học Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

1. Có 4 10

2. Có nhưng đi vay mượn chỗ khác 28 70

3. Không 8 20

Tổng 40 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2013

Qua bảng trên cho thấy chỉ có 10% số hộ là có thể lo được cho con cái đi học, còn có tới 70% các hộ sẽ rất khó khăn khi tiếp tục cho con em đi học, các hộ cho biết có thể sẽ phải bán bớt tài sản, vay lãi để cho con đi học. Thậm chí có tới 20% số hộ không thể cho con đi học, nhóm hộ này chủ yếu là có trên 2 người con học cao đẳng, đại học vì vậy nếu có cố gắng họ cũng chỉ cho một đứa con học tốt hơn có cơ hội tiếp tục theo học.

b. Cơ hội việc làm

Qua biểu đồ 4.10 về kết quả khảo sát việc làm của sinh viên vay vốn NHCSXH của các sinh viên đã hoàn thành xong chương trình đại học cho thấy: sau khi ra trường có 8/12 (chiếm 66,7%) sinh viên ra trường tìm được việc làm. Mức lương của các lao động này cũng cao hơn rất nhiều so với bình quân thu nhập lao động. Chỉ có 4/12 (chiếm 33,3%) số sinh viên ra trường chưa có việc làm, tuy nhiên những sinh viên này thuộc nhóm đối tượng thất nghiệp tự nguyện đang chờ cơ hội để tìm việc làm tốt, phù hợp với bản thân. Điều đó cho thấy việc sử dụng vốn vay đã phát huy hiệu quả tại các hộ được vay vốn.

ĐVT: Người

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2013

4.4.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ

Bảng 4.31. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ

Yếu tố ảnh hưởng Số hộ Tỷ lệ (%)

1. Tình hình kinh tế xã hội 12 30

2. Chính sách, quy định về giáo dục 15 50

3. Tình hình kinh tế của hộ 23 76.7

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ, qua khảo sát chúng tôi thấy có 3 yếu tố quan trọng nhất đó là: tình hình kinh tế xã hội; chính sách, quy định về giáo dục, tình hình kinh tế của hộ.

30% số hộ cho rằng tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vì khi nền kinh tế gặp khó khăn, giá cả leo thang thì số vốn họ vay được sẽ giảm hiệu quả sử dụng khi chi trả cho các khoản chi phí học tập, một đồng vốn bỏ ra sẽ đem lại lợi ích nhỏ hơn. Mặt khác tình trạng kinh tế khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp cao cũng là mối lo ngại về việc làm khá lớn khi sinh viên ra trường.

50% hộ cho rằng các chính sách về giáo dục ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, phần lớn là học phí. Khi học phí tăng thì số vốn vay sẽ sử dụng kém hiệu quả hơn.

76,7% các hộ cho rằng hiệu quả sử dụng vốn phụ thuộc vào tình hình kinh tế của hộ. Nếu thiếu tiền họ có nguy cơ sử dụng nguồn vốn vay được cho các việc khác và sẽ vay mượn để sử dụng cho mục đích ăn học của con em mình.

4.5 Tác động của chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, CN, HSSV củaNHCSXH NHCSXH

Khung phân tích tác động của chính sách cho vay tín dụng ưu đãi của NHCSXH TÁC ĐỘNG Thu nhập Hộ nghèo tăng: 679 nghìn đồng/tháng Hộ CN tăng : 896 nghìn đồng/tháng.

Quy mô sản xuất

Hộ CN và hộ nghèo đều mở rộng thêm được quy mô trong sản xuất lúa , trồng trọt rau màu và chăn nuôi.

Thoát nghèo

Hộ nghèo có 34/ 50 hộ vay vốn trên 1 năm đã thoát nghèo. Số hộ CN cũng giảm đi

Số sinh viên được đến trường khi đỗ đại học tăng lên. 8/12 (chiếm 66,7%) sinh viên ra trường tìm được việc làm.

Sử dụng vốn vay sai mục đích Hộ CN có 9/30 hộ sử dụng vốn vay sai mục đích Hộ nghèo có 14/60 hộ sử dụng vốn vay sai mục đích Đa số các hộ vay vốn HSSV đều sử dụng vốn vào đúng mục đích cho vay của chương trình.

NGUỒN LỰC Nguồn vốn từ NHCSXH của xã Việt Đoàn CHÍNH SÁCH Lãi suất thấp Hộ Nghèo: 0,65%/ tháng Hộ CN: 0,78%/ tháng HSVV: 0,65%/ tháng Thời gian vay dài Hộ nghèo: 24 tháng Hộ CN: 24 tháng HSSV: 5 năm từ khi sinh viên ra trường

KẾT QUẢ

Hộ nghèo: được vay 30 triệu/đợt Hộ CN: được vay 30 triệu/đợt HSSV: được vay 8-12 triệu/năm Tháng 11 năm 2013 có 50 hộ nghèo, hộ CN nộp đơn xin vay vốn thì có 37 hộ được xét cho vay (đạt 74,0%), 13 hộ không được vay vốn và phải chờ đợt giải ngân tiếp theo (chiếm 26,0%).

4.6 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay NHCSXH qua một số chỉ tiêu kinh tế -xã hội của địa phương xã hội của địa phương

Nhờ có nguồn vốn từ NHCSXH các hộ đã sử dụng hiệu quả và kết quả đó đã ảnh hưởng tích cực đến tình hình kinh tế - xã hội chung của địa phương.

a. Giá trị sản xuất các ngành tăng

Việc sử dụng hiệu quả vốn vay góp phần làm tăng giá trị sản xuất các ngành trong phạm vi toàn xã.

Nguồn: Tổng hợp báo cáo kết quả kinh tế - xã hội xã Việt Đoàn

Biểu đồ 4.8. Giá trị sản xuất các ngành năm 2011 - 2013

Nhìn chung tổng giá trị sản xuất của các ngành tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2012 tăng 12,12% so với năm 2011, tương ứng tăng 21,71 tỷ đồng; trong đó ngành nông nghiệp tăng 10,49%, ngành TCN&DV tăng 14,01%. Năm 2013 tăng 30,14% so với năm 2012, tương ứng tăng 60.5605 tỷ đồng; trong đó ngành nông nghiệp tăng 23,92%, ngành TCN&DV tăng 37,14%.

b. Tỷ lệ giảm nghèo

Bảng 4.32. Tình hình hộ nghèo của xã Việt Đoàn năm 2012 - 2013

ĐVT Năm 2012 Năm 2013

Tổng số hộ Hộ 3420 3401

Số hộ nghèo Hộ 320 280

Tỷ lệ hộ nghèo % 9,35 8,23

Tiêu chí hộ nghèo của xã được xét theo quyết định của Thủ tướng chính phủ về ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ CN mới áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015. Theo đó, hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4,8 triệu đồng/người/năm) trở xuống, hộ CN ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401 nghìn đồng đến 520.000 đồng/người/tháng. Qua đó trong ta thấy số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể trong 2 năm 2012 – 2013, số hộ nghèo giảm tới 40 hộ, tỷ lệ giảm nghèo đạt 11,9%. Có được kết quả này là cũng nhờ các hộ có sử dụng vốn từ NHCSXH có tỷ lệ thoát nghèo cao.

c. Tỷ lệ giảm các tệ nạn xã hội

Các hộ nghèo thường không có vốn làm ăn, nhiều thời gian rảnh rỗi dẫn đến các tệ nạn xã hội như: trộm cắp, cờ bạc.... Theo báo cáo Tổng kết tình hình công tác bảo vệ ANTT năm 2013 của xã Việt Đoàn. Trong toàn xã có 78 vụ: 8 vụ hình sự, trộm cắp 32 vụ, đánh nhau 7 vụ, cờ bạc 7 vụ...Con số này chỉ bằng 90% so với năm 2012, đây là một con số đáng ghi nhận. Tệ nạn cờ bạc trong thời gian nông nhàn cũng là một vấn nạn đáng kể của địa phương, tuy nhiên trong những năm gần đây tỷ lệ đã giảm đi rõ rệt do nhiều hộ được vay vốn có việc làm thường xuyên, thời gian nông nhàn ít đi.

4.7 Một số kết luận từ phân tích thực trạng hoạt động cho vayvà sử dụng vốn vay NHCSXH của hộ nông dân tại xã Việt và sử dụng vốn vay NHCSXH của hộ nông dân tại xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh

Nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH trong những năm qua đã đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cho các hộ dân sử dụng và góp phần thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, nâng cao chất lượng môi trường của xã Việt Đoàn.

Tuy nhiên việc cho vay và sử dụng vốn vay NHCSXH của hộ nông dân tại xã Việt Đoàn vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cấn được giải quyết để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay cho hộ.

Hạn chế trong công tác cho vay vốn NHCSXH

- Hạn mức cho vay của NHCSXH cho xã Việt Đoàn chưa đáp ứng đủ nhu cầu: nguồn vốn cho vay của NHCSXH chưa đáp ứng hết nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân tại xã Việt Đoàn, đặc biệt là nhóm hộ nghèo và CN. Lượng vốn vay hạn chế nên phải xếp theo thứ tự ưu tiên để cho vay dẫn tới tình trạng không công bằng giữa các hộ.

- Mức vốn cho vay thấp: đây là vấn đề hạn chế trong chương trình cho vay vốn HSSV. Mức cho vay hiện tại của chương trình này đều không phù hợp với điều kiện thực tế, đối với chương trình cho vay HSSV lượng tín dụng nhỏ so với chi phí học tập.

- Thời hạn cho vay không phù hợp: Thời hạn cho vay của hộ nghèo, CN có 2 năm là quá ngắn khiến cho các hộ không dám mạnh dạn mở rộng đầu tư dài hạn và chi phí sử dụng vốn tăng vì mất chi phí cơ hội sử dụng vốn vay khi phải trả nợ nhiều. Thời hạn trả nợ của chương trình cho vay HSSV ngắn vì sau khi ra trường 1 năm gia đình phải trả nợ nhưng với điều kiện nền kinh tế hiện tại sau 1 năm hầu hết các sinh viên đều chưa có công việc ổn định để có khả năng trả nợ.

- Thủ tục cho vay vốn rườm rà: vấn đề này tồn tại trong chương trình cho vay hộ nghèo, hộ CN, điều này làm cho các hộ càng khó khăn hơn vì các hộ đều phải đi vay có lãi hoặc không có lãi để làm nhà trước, điều này làm tăng chi phí sử dụng vốn vay của chương trình.

Hạn chế trong việc sử dụng vốn vay của các hộ nông dân

- Sử dụng vốn vay không đúng mục đích: do nhận thức của các hộ nghèo, hộ CN còn thấp nên nhiều hộ đã dùng vốn vay cho việc chi tiêu, chữa bệnh, đặc biệt

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hôi của hộ nông dân tại xã việt đoàn, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w