Chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hôi của hộ nông dân tại xã việt đoàn, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 45)

Địa bàn nghiên cứu là ba thôn: Liên Ấp , Đông Sơn, Đại Tảo thuộc xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh. Lý do chọn các khu vực này vì các địa bàn này có số vốn vay tại NHCSXH lớn nhất và cũng là nơi tập trung tương đối nhiều hộ sản xuất nông nghiệp, kinh doanh TM – DV, nhiều hộ nghèo, cận nghèo và nhiều hộ có con em học cao đẳng đại học của xã do đó mang tính đại diện cao nhằm tiết kiệm thời gian trong quá trình khảo sát và thu thập dữ liệu.

3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu

3.2.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Các báo cáo: Kết quả kinh tế xã hội của UBND xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh trong 3 năm gần nhất là năm 2011, 2012, 2013.

Các biểu, báo cáo tổng kết của NHCSXH năm 2011, 2012, 2013.

Danh sách các hộ nghèo, cận nghèo vay vốn được thu thập từ NHCSXH huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Bao gồm các thông tin: họ tên chủ hộ, chương trình vay vốn, số lượng vốn vay, lãi suất vay vốn, kỳ hạn trả nợ và các báo cáo về tình hình thu hồi vốn: lịch trình trả nợ, nợ xấu.

3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

 Chọn mẫu điều tra:

 Phương pháp chọn mẫu:

- Để đánh giá thực trạng sử dụng vốn vay chương trình tín dụng hộ nghèo từ NHCSXH của các hộ nông dân tại địa bàn xã Việt Đoàn, chúng tôi tiến hành điều tra 60 hộ trong danh sách vay vốn trong 3 thôn, mỗi thôn điều tra 20 hộ.

Ngoài ra chúng tôi còn điều tra 30 hộ nằm trong danh sách hộ nghèo mà không có trong danh sách vay vốn để khảo sát nhu cầu vay vốn.

- Chương trình tín dụng hộ CN chúng tôi điều tra 30 cũng thuộc 3 thôn: Liên Ấp, Đông Sơn, Đại Tảo.

- Chương trình tín dụng HSSV chúng tôi điều tra toàn bộ 40 hộ được vay vốn trong toàn xã.

- Các hộ được điều tra theo tiêu chí tham gia vào các chương trình tín dụng của NHCSXH, như vậy một hộ có thể tham gia nhiều chương trình và khi đánh giá kết quả được tách riêng theo các chương trình vay khác nhau để dễ dàng cho mục đích đánh giá hiệu quả từng chương trình.

 Số mẫu: chi tiết theo chương trình vay vốn.

 Xây dựng phiếu điều tra

 Xây dựng phiếu điều tra theo nội dung điều tra.

 Tiến hành phỏng vấn thử sau đó hoàn thiện phiếu điều tra.

 Hoàn thiện phiếu điều tra và in thành nhiều bản để tiến hành đi điều tra các hộ đã chọn.

 Thu thập số liệu:

- Phỏng vấn cấu trúc: Hệ thống câu hỏi phỏng vấn được soạn thảo và điều tra thử để kiểm tra mức độ thu thập thông tin có thể và kiểm tra tính chính xác của thông tin thu thập. Các câu hỏi in sẵn tập trung vào việc thu thập các tư liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu thực trạng, hiệu quả sử dụng vốn vay ưu đãi của những hộ nông dân tại NHCSXH huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh và những đề nghị của hộ nông dân về cơ chế, chính sách giúp họ trong việc tiếp cận cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, cải thiện đời sống.

- Nội dung điều tra:

+ Đặc điểm của nông hộ: nhân khẩu, tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, số con đi học.

+ Đặc điểm sản xuất của nông hộ: diện tích đất đai, lĩnh vực sản xuất, thu nhập bình quân/năm, chi phí sản xuất.

+ Tình hình vay vốn của nông hộ: chương trình vay vốn, số lượng vay, lãi suất vay, mục đích vay vốn, sử dụng sau vay vốn.

+ Tình hình sử dụng vốn vay của nông hộ: lĩnh vực đầu tư vốn vay, số lượng sử dụng đầu tư, dư nợ Ngân hàng.

+ Hiệu quả sử dụng vốn vay: thu nhập, số lao động được giải quyết việc làm, quy mô sản xuất sau vay vốn.

+ Thuận lợi, khó khăn trong vay vốn, sử dụng vốn.

+ Kiến nghị của hộ nông dân với NHCSXH, Chính quyền địa phương, Nhà nước.

3.2.3 Phương pháp tổng hợp phân tích số liệu

3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được sử dụng để mô tả những đặc trưng cơ bản của các hộ điều tra. Cụ thể, trong đề tài này đó là thực trạng sản xuất, tình hình tài sản, lao động việc làm của các hộ điều tra, tình hình vay vốn của ngân hàng, tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nông dân, kết quả sản xuất của các hộ, ý kiến đánh giá của các hộ về điều kiện và thủ tục vay vốn...

3.2.3.2 Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).

Phương pháp so sánh các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau theo thời gian để phản ánh sự biến động qua các thời kỳ; so sánh theo không gian để phản ánh sự biến động giữa các địa bàn; so sánh giữa kết quả thực hiện với kế hoạch đề ra để thấy được mức độ hoàn thành mục tiêu đã đề ra...

- Mục đích sử dụng: Trong đề tài này phương pháp được sử dụng để:

+ So sánh biến động về kinh tế - xã hội của xã Việt Đoàn qua 3 năm (2011 – 2013).

+ So sánh thu nhập của hộ nông dân trước và sau khi được vay vốn.

+ So sánh tình hình lao động có việc làm của các hộ nông dân trước và sau khi sử dụng vốn vay.

3.2.3.3 Phương pháp phân tổ thống kê

Phương pháp phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của tổng thể nghiên cứu thành các tổ và các

tiểu tổ có tính chất khác nhau. Khi phân tổ thống kê, các đơn vị được tập hợp lại thành một số tổ, trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị chỉ giống nhau theo tiêu thức nghiên cứu (tiêu thức phân tổ) giữa các tổ có sự khác nhau theo tiêu thức phân tổ.

- Mục đích sử dụng:

+ Để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng sử dụng vốn vay. + Đối với chương trình cho vay hộ nghèo chúng tôi phân thành 2 nhóm thôn theo vị trí địa lý để làm rõ sự khác biệt cơ cấu sử dụng vốn theo mục đích sản xuất, kinh doanh. Nhóm 1 gồm 1 thôn: Đông Sơn, thôn này gần Chợ và trung tâm kinh tế- văn hóa của xã ; nhóm 2 gồm 2 thôn: Đại Tảo và Liên Ấp, 2 thôn này có vị trí xa chợ và trung tâm xã nhưng có diện tích đất nông nghiệp nhiều.

- Các tiêu thức phân tổ chủ yếu:

+ Theo phương thức sản xuất của nông hộ.

+ Theo các đặc điểm của chủ hộ (trình độ học vấn, giới tính, số lao động, diện tích canh tác).

+ Phân loại nhóm thôn theo vị trí địa lý.

3.2.3.4 Phương pháp điều tra nhanh PRA

PRA là phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dân nông thôn cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện thực tế của họ để lập kế hoạch hành động và thực hiện.

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng công cụ đánh giá xếp hạng bằng phương pháp cho điểm để tìm ra thứ tự ưu tiên của các giải pháp. Có 4 giải pháp được cho điểm với 4 mức điểm: 4, 3, 2, 1 theo mức độ ưu tiên thực hiện đầu tiên, thứ 2 thứ 3 và thứ 4. Giải pháp nào có tổng điểm cao nhất sẽ được ưu tiên thực hiện trước nhất.

3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích và đánh giá

• Chỉ tiêu sử dụng vốn

- Tổng vốn sử dụng của hộ = Vốn tự có + Vốn vay của NHCSXH + Vốn vay khác - Cơ cấu sử dụng vốn cho ngành:

+ Tỷ lệ vốn sử dụng cho trồng trọt = (Số vốn dùng cho trồng trọt/Tổng số vốn của gia đình)*100

+ Tỷ lệ vốn sử dụng cho chăn nuôi = (Số vốn dùng cho chăn nuôi/Tổng số vốn của gia đình)*100

+ Tỷ lệ vốn sử dụng cho nghề khác = (Số vốn dùng cho nghề khác/Tổng số vốn của gia đình)*100

• Khả năng tiếp cận vốn tín dụng

+ Tỷ lệ hộ tiếp cận vốn tín dụng = (Số hộ được vay vốn/Tổng số hộ)*100 + Lượng vốn vay bình quân = Tổng số vốn vay/Tổng số hộ được vay • Hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả kinh tế

- Phát triển sản xuất

 Quy mô sản xuất tăng thêm của hộ + Nguồn vốn tăng thêm

+ Diện tích, sản lượng

 Đa dạng hóa sản phẩm

+ Số lượng, chủng loại, phẩm chất của từng ngành nghề sản xuất + Cơ cấu giá trị từng ngành nghề sản xuất và giá trị chủng loại sản phẩm - Nâng cao thu nhập

+ Giá trị sản xuất tăng + Thu nhập tăng

Hiệu quả xã hội

+ Tỷ lệ thoát nghèo nhờ vay vốn

+ Số lao động tăng thêm nhờ sử dụng vốn vay

+ Tỷ lệ các hộ nông dân có nhà kiên cố, ổn định đời sống + Tỷ lệ giảm các tệ nạn xã hội

Hiệu quả môi trường

+ Mức độ cải thiện chất lượng nước + Mức độ cải thiện chất lượng môi trường

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thực trạng cho vay vốn của NHCSXH tại xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du,tỉnh Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh

4.1.1 Thực trạng cho vay và thu hồi nợ của NHCSXH huyện TiênDu, Tỉnh Bắc Ninh Du, Tỉnh Bắc Ninh

4.1.1.1 Thực trạng cho vay của NHCSXH huyện Tiên Du tại địa bàn xã Việt Đoàn

NHCSXH được thành lập theo Quyết định số: 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2003 NHCSXH chính thức được thành lập và đi vào hoạt động tại 63 tỉnh thành phố và có điểm giao dịch tại các gần 600 huyện. Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tiên Du được thành lập vào thời điểm 5/2003 nằm thực hiện thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác tại địa bàn huyện. Để nguồn vốn tín dụng được tiếp cận với người dân một cách dễ dàng hơn, năm 2006 phòng giao dịch NHCSXH huyện Tiên Du đã chính thức mở điểm giao dịch tại xã Việt Đoàn, điểm giao dịch này nằm tại UBND xã Việt Đoàn để thuận tiện cho người dân trong xã đến vay vốn và giao dịch.

Trong 8 năm kể từ khi có điểm giao dịch tại xã, NHCSXH huyện Tiên Du đã kết hợp với các tổ chức đoàn thể tại địa phương thực hiện giải ngân cho các chương trình tín dụng để người dân được tiếp cận nguồn vốn vay xóa đói giảm nghèo, mang lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Nguồn vốn tín dụng trong 3 năm gần đây của huyện dành cho 13 xã là gần 200 tỷ đồng thì giải ngân tại xã Việt Đoàn khoảng gần 17 tỷ đồng/200 tỷ đồng giải ngân của toàn huyện, chiếm 9,0% (cao hơn mức trung bình toàn huyện từ 2 tới 3 tỷ đồng, tương ứng 1%-2%).

Số dư nợ của hộ dân xã Việt Đoàn năm 2011 là 16.825.800.000 đồng, năm 2012 là 16.811.000.000 đồng và tại thời điểm tháng 11/2013 tổng số dư nợ là 16.923.200.000 đồng. Tình hình dư nợ trong 3 năm gần đây cho thấy nguồn vốn vay tại xã trong 3 năm không có sự thay đổi đáng kể. Ngoài nguồn vốn được bổ

sung do chương trình cho vay hộ CN mới được bổ sung theo quyết định 15/QD- TTg-2013 có hiệu lực từ ngày 16/4/2013 về việc thi hành chương trình tín dụng đối với hộ CN thì nguồn vốn cho vay tại xã Việt Đoàn chủ yếu là việc luân chuyển vốn giữa các chương trình cho vay, giữa các hộ được vay mà không có nguồn vốn mới. Nguyên nhân là do nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái nên nguồn vốn không được bổ sung để tăng hạn mức. Chính vì vậy việc sử dụng sao cho hiệu quả nguồn vốn có hạn này là rất quan trọng.

Việc thực hiện giải ngân của NHCSXH huyện Tiên Du tại xã Việt Đoàn cho 5 chương trình vay vốn tại thời điểm 11/2013 chi tiết tại bảng 4.1.

Từ bảng 4.1 cho thấy dư nợ của xã tại thời điểm hiện tại ở mức 16.923,2 triệu đồng. Trong đó, dự nợ chương trình tín dụng hộ nghèo chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm tới 42,26% tương ứng đạt 7.146 triệu đồng. Chương trình tín dụng NS&VSMT cũng chiếm tỷ trọng cao 30,36% tương ứng đạt 5.138,5 triệu đồng. Chương trình tín dụng cho vay nhà ở theo Quyết định 167 chiếm tỷ trọng nhỏ nhất, chỉ đạt 0,7% tương ứng đạt 120 triệu đồng. Có sự chênh lệch đó là do ảnh hưởng của các mục tiêu quốc gia cũng như địa phương. Trong thời gian qua, Nhà nước ta luôn ưu tiên các chương trình xóa đói giảm nghèo và xã Việt Đoàn cũng luôn đặt vấn đề xóa đói giảm nghèo lên nhiệm vụ hàng đầu.

Vì vậy mà nguồn vốn chương trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH lớn nhất và ban xóa đói giảm nghèo, chính quyền xã cũng luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn vay. Dư nợ của chương trình cho vay NS&VSMT cũng chiếm tỷ trọng lớn do nhu cầu về xây dựng công trình vệ sinh của hộ dân ngày càng tăng cao, chính quyền địa phương tạo điều kiện, khuyến khích vay vốn. Chương trình cho vay vốn nhà ở theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ có số dư nợ nhỏ nhất do số tiền vay vốn 8 triệu quá nhỏ so với tổng chi phí xây một nhà kiên cố, các hộ nghèo trong chương trình này thường là những hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên họ rất khó có tiềm lực tài chính để xây nhà, mặt

khác thủ tục vay vốn của chương trình rườm rà, khó khăn. Do vậy, số hộ có nhu cầu vay vốn của chương trình này thấp.

Bảng 4.1 Tình hình dư nợ vốn vay NHCSXH tại xã Việt Đoàn tháng 11/2013

TT Thôn

Cho vay hộ

nghèo Cho vay CN Cho vay HSSV NS&VSMTCho vay NHNTQ 167Cho vay Chung

Dư nợ (Triệu đồng) Số hộ (hộ) Dư nợ (Triệu đồng) Số hộ (hộ) Dư nợ (Triệu đồng) Số hộ (hộ) Dơ nợ (Triệu đồng) Số hộ (hộ) Dư nợ (Triệu đồng) Số hộ (hộ) Tổng số hộ vay (hộ) Tổng dư nợ (Triệu đồng) 1 Đông Sơn 1.358 66 200 8 547 46 810 100 32 4 224 2947 2 Đại Tảo 1.240 76 60 3 649,5 40 677 126 16 2 247 2642,5 3 Liên Ấp 1.290 80 200 8 591,6 50 810 100 16 2 240 2907,6 4 Long Khám 1.253 70 150 7 689,6 38 890,5 120 40 5 240 3023,1 5 Long Văn 1.175 64 150 8 901,6 42 855 105 16 2 221 3097,6 6 Chợ Sơn 830 46 100 5 279,2 22 828,5 111 0 0 184 2037,7 7 Tổng toàn xã 7.146 402 860 39 3.658,5 238 5.138,5 602 120 15 1296 16923,2

• Tình hình cho vay vốn thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn.

NHCSXH huyện có 2 hình thức cho vay vốn là cho vay trực tiếp tại NHCSXH huyện và ủy thác cho vay qua các tổ chức đoàn thể tại xã tùy theo chương trình vay vốn. Tại 5 chương trình tín dụng được triển khai tại xã Việt Đoàn thì NHCSXH huyện Tiên Du đều thực hiện hình thức cho vay duy nhất là ủy thác cho vay qua ba tổ chức đoàn thể tại xã là: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và Hội Cựu Chiến binh. Các tổ chức xã hội này thành lập các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại các thôn. Các tổ TK&VV tập hợp hộ nghèo, hộ CN và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn NHCSXH để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; cùng tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh và đời sống; cùng giám sát nhau trong việc vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ ngân hàng. Các tổ viên trong tổ TK&VV giúp đỡ nhau từng bước có thói quen thực hành tiết kiệm để tạo lập nguồn vốn tự có và quen dần với sản xuất hàng hoá, hoạt động tín dụng và tài chính.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hôi của hộ nông dân tại xã việt đoàn, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w