Hiệu quả sử dụng vốn vay chương trình tín dụng hộ CN của NHCSXH

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hôi của hộ nông dân tại xã việt đoàn, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 75)

các hộ dân tại địa bàn xã Việt Đoàn

4.3.1 Thực trạng sử dụng vốn vay chương trình tín dụng CN của NHCSXH của các hộ dân tại xã Việt Đoàn

4.3.1.1 Tình hình hộ điều tra a) Tình hình chung

Các hộ được vay vốn chương trình hộ CN của NHCSXH đều là những hộ CN nằm trong danh sách được bình xét tại các thôn trong xã. Số hộ điều tra thuộc 3 thôn và được chia làm 3 nhóm: Đông Sơn - nhóm 1, Liên Ấp - nhóm 2, Đại Tảo – nhóm 3. Qua điều tra, chúng tôi tổng hợp được tình hình chung của các hộ như sau:

Bảng 4.20. Tình hình chung các nhóm hộ điều tra

Diễn giải ĐVT Chung Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

1.Tuổi bình quân chủ hộ Tuổi 50,0 50,1 48,9 50 2. Trình độ của chủ hộ

Cấp 1 % 45,4 62,6 32,2 41,4

Cấp 2 % 42,4 57,9 29,8 39,5

Cấp 3 trở lên % 12,2 15,1 7,3 14,2 3. Số nhân khẩu/hộ Người 4,5 3,9 5,2 4.4 4. Số lao động trên/hộ Người 2 2,1 1,9 2,0 5. Nghề nghiệp chính của hộ % 100,0 100,0 100,0 100,0 - Nông nghiệp % 48,3 39,6 55,4 49,9 - Nông nghiệp kiêm các ngành nghề khác % 51,7 52,3 38,9 63,9

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Bảng 4.20 cho thấy các chủ hộ CN tại địa bàn xã có độ tuổi bình quân của chủ hộ tương đối cao 50 tuổi, nhóm 1 có độ tuổi bình quân là 50,1 cao hơn nhóm 2 (48,9 tuổi), nhóm 3 (50 tuổi).

Độ tuổi bình quân của hộ CN (50 tuổi) cao hơn độ tuổi bình quân của các hộ nghèo (48 tuổi).

Ở độ tuổi này các hộ đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, trồng trọt. Trình độ học vấn của các hộ CN vẫn còn thấp, trình độ hết cấp 3 đạt 12,2% chung, nhóm 1 là 15,1%, nhóm 2 là 7,3% và nhóm 3 là 14,2%.

Đa số các hộ học xong cấp 1 (45,4%) chung và cấp 2 (42,4%) chung, do đó khả năng tiếp thu khoa học cũng khá cao và cao hơn so với các hộ nghèo vì đa số các hộ nghèo chỉ mới học xong cấp 1.

Số nhân khẩu bình quân trên hộ đạt khoảng 4,5 người/hộ, cao nhất ở nhóm 2 là 5,2 người/hộ, tiếp theo là nhóm 3 là 4,4 người/hộ, nhóm 1 thấp nhất 3,9 người/hộ. Số nhân khẩu bình quân của hộ CN (4,5 người/hộ) thấp hơn ở hộ nghèo (5,8 người/hộ). Nguyên nhân do đa số các hộ CN gia đình không đông con hoặc phải nuôi thêm bố mẹ già nhiều như các hộ nghèo.

Tỷ lệ số nhân khẩu bình quân không quá cao và số lao động trên hộ là 2 người/hộ cũng góp phần vào giảm tỷ lệ ăn theo lao động cho hộ CN Đa số các hộ CN làm nông nghiệp và kiêm ngành nghề khác chiếm 51,7%, các hộ thuần nông ít hơn chiếm 48,3%. Bởi vì các hộ CN đã thoát nghèo và đã có kinh nghiệm dần trong việc kinh doanh ngành nghề khác để nâng cao thu nhập cho hộ.

b) Tình hình vay vốn của các hộ CN

Bảng 4.21. Số hộ vay mới và số hộ đã từng vay vốn hộ nghèo trước khi vay vốn hộ CN

Chỉ tiêu Số hộ

điều tra

Đã từng vay vốn hộ nghèo

trước khi vay vốn hộ CN Vay mới

Nhóm 1 10 2 8

Nhóm 2 10 6 4

Nhóm 3 10 3 7

Tổng 30 11 19

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014

Qua bảng ta thấy số hộ vay cũ có 11 hộ chung, chiếm 36,7% trong đó nhóm 1 có 2 hộ, nhóm 2 cao nhất là 6 hộ, nhóm 3 có 3 hộ. Như vậy 11 hộ này đã có kinh nghiệm trong việc làm thủ tục vay vốn. Tuy nhiên số hộ vay mới chiếm tỷ lệ khá cao 19/30 hộ, do đây là lần đầu các hộ này đi vay nên các vấn đề về thủ tục vay và một số vấn đề liên quan còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến khác nhau của các hộ vay mới về lãi suất cũng như thủ tục cho vay vốn của NHCSXH được biết đến qua hộp phỏng vẫn sau:

Hộp 2: Phỏng vấn lấy ý kiến hộ về tình hình vay vốn.

“Đây là lần đầu tiên chú đi vay, chưa biết cần nhiều giấy tờ để được vay vốn như thế nên không chuẩn bị đủ, đi đi lại lại mấy lần mà chưa xong. Mỗi lần đi lại như thế này lại phải đợi họ làm thủ tục lâu lắm mới được cho vay vốn.”

“Được vay vốn hộ CN của NHCSXH là rất tốt, gia đình chú có thêm một khoản tiền để làm ăn, gia đình chú mừng lắm. Nhưng mà chú thấy lãi suất cho vay như này vẫn còn cao, tiền vốn này chú mới cho hết vào việc mua đồ đạc, hàng hoá về để buôn bán. Do mới mở quán nên chưa có nhiều khách, tiền thu về hàng tháng vẫn chưa đủ vốn mà tiền lãi phải trả ngân hàng như vậy thì vẫn cao đối với chú.

Chú Nguyễn Văn Biên, 37 tuổi, thôn Đông Sơn.

4.3.1.2 Tình hình sử dụng tín dụng NHCSXH ở các hộ điều tra a) Mục đích sử dụng vốn vay của hộ Bảng 4.22. Mục đích sử dụng vốn vay của các hộ Nhóm thôn Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Tổng Tổng số hộ 10 10 10 30 1.Mở rộng sản xuất - Số hộ 7 3 6 16 - Chiếm so với tổng số (%) 70,0 30,0 60,0 53,33

2.Mô hình sản xuất mới

- Số hộ (hộ) 5 4 6 15

- Chiếm so với tổng số (%) 50,0 40,0 60,0 50,0

3. Mục đích khác

- Số hộ (hộ) 2 3 3 9

- Chiếm so với tổng số (%) 30,0 20,0 40,0 30,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014

Như vậy, đa số các hộ dùng vốn vay vào hỗn hợp nhiều mục đích, bình quân chung số vốn vay NHCSXH được dùng cho mở rộng sản xuất có 16 hộ chiếm 53,33%, nhóm 1cao nhất có 7 hộ, nhóm 2 có 3 hộ và nhóm 3 có 6 hộ. Sản xuất theo mô hình sản xuất mới có 15 hộ chiếm 50,0%, nhóm 1 có 5 hộ, nhóm 2 có 4 hộ và nhóm 3 có 6 hộ. Bên cạnh đó cũng có một tỷ lệ không nhỏ số hộ dùng vốn vay sai mục đích xin vay.

Bảng 4.23. Tình hình vốn dùng sai mục đích

ĐVT: Hộ

1. Chi dùng

sinh hoạt 1 2 2 5 55,56

2. Chữa bệnh 1 1 0 2 22,22

3. Vay hộ 0 1 1 2 22,22

Tổng 2 4 3 9 100,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014

Qua điều tra cho thấy số hộ dùng sai mục đích đã dùng vốn vay chủ yếu vào 3 mục đích chính: chi dùng sinh hoạt 5 hộ (55,56%), chữa bệnh 2 hộ (22,22%) và vay cho hộ khác 2 hộ (22,22%). Mặc dù đã thoát nghèo song nhận thức của các hộ CN vẫn còn hạn chế, tư tưởng số tiền vay là tiền trợ cấp nên đã chi cho tiêu dùng nhiều hơn phát triển sản xuất.

Vấn đề rõ nhất ở đây là các hộ CN sử dụng vốn cho tiêu dùng, nhu cầu chi tiêu của hộ tăng lên khi các hộ vừa thoát nghèo, họ muốn mua sắm đồ đạc, sửa sang nhà cửa,… Tất cả các mục đích sử dụng sai kể trên đều làm giảm tính hiệu quả của việc sử dụng vốn vay NHCSXH.

4.3.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay chương trình tín dụng hộ CN của các hộ dân tại xã Việt Đoàn

4.3.2.1 Hiệu quả kinh tế

Bảng 4.24. Kết quả sản xuất trồng trọt của hộ (tính trong một vụ)

Chỉ tiêu ĐVT

Hộ nghèo Hộ CN Tỷ lệ hộ CN/hộ nghèo Lượng tăng thêm sau khi vay vốn

Sản xuất lúa Sản xuất rau màu Sản xuất lúa Sản xuất rau màu Sản xuất lúa Sản xuất rau màu Quy mô bình quân Sào -0,20 0,40 0,20 0,60 2 1,50 Năng suất bình quân Tạ/sào 0,07 2,90 0,09 2,83 1,29 0,97 Sản lượng bình quân Tạ 0,01 18,00 0,02 17,06 2 0,95 Giá trị sản xuất bình 1000 đồng 10 1.810 10,5 1.650 1,05 0,91

quân

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014

Qua bảng ta thấy về quy mô bình quân, lượng tăng thêm của hộ CN khi sử dụng vốn vay vào trồng trọt lớn hơn hộ nghèo 2 lần, nguyên nhân là các hộ CN thuê thêm diện tích trồng lúa. Lượng tăng thêm rau màu của hộ CN khi vay vốn lớn hơn hộ nghèo 0,5 lần , nguyên nhân do các hộ CN mở rộng thêm diện tích trồng rau màu.

Về năng suất bình quân, mức tăng thêm năng suất lúa bình quân của hộ CN khi vay vốn lớn hơn hộ nghèo 1,29 lần do có sự mở rộng quy mô và đầu tư nhiều hơn các hộ nghèo trong sản xuất.

Năng suất bình quân trồng màu của hộ CN giảm so với hộ nghèo, nguyên nhân là các hộ CN trồng thêm một số loại rau màu mới, kinh nghiệm về giống mới vẫn chưa rõ nên năng suất giảm.

Về sản lượng bình quân, lượng tăng thêm sản lượng lúa của hộ CN khi vay vốn lớn hơn hộ nghèo 2 lần, nguyên nhân là các hộ CN đã đầu tư về giống lúa mới, phương pháp canh tác đúng kỹ thụât theo hướng dẫn. Sản lượng của rau màu giảm do giống rau màu mới chưa có đủ biện pháp canh tác để đạt được hiệu quả cao của giống rau màu mới.

Về giá trị sản xuất bình quân, mức tăng giá trị sản xuất lúa của hộ CN lớn hơn hộ nghèo tương ứng là 1,05 lần.

Hiệu quả trong chăn nuôi

Bảng 4.25. Kết quả sản xuất chăn nuôi của hộ (tính trong một vụ)

Chỉ tiêu ĐVT

Hộ nghèo Hộ CN Tỷ lệ hộ CN/hộnghèo

Lượng tăng thêm Nuôi gà, vịt, ngan Nuôi lợn Nuôi gà, vịt, ngan Nuôi lợn Nuôi gà, vịt, ngan Nuôi lợn Quy mô bình quân Con 131 8,60 150 10 1,14 1,16 Năng suất bình quân Kg/con 0,26 3,30 0,30 3,60 1,15 1,2 Sản lượng Tạ 3,50 744,80 3,75 752,70 1,07 1,01

bình quân Giá trị sản xuất bình quân 1000 đồng 19,970 48,099 19,980 49,000 1 1,01

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014

Qua bảng 4.25 ta thấy do nhiều hộ chuyển đổi sang mô hình sản xuất mới, quy mô chăn nuôi cũng được mở rộng, phương thức chăn nuôi và nguồn thức ăn được đảm bảo kỹ thuật cao đã giúp tăng hiệu quả trong chăn nuôi của các hộ CN lớn hơn hiệu quả của các hộ nghèo.

Về quy mô bình quân, trung bình một hộ số ngan gà vịt của hộ CN lớn hơn 19 con so với hộ nghèo tương ứng 1,14 lần, số lợn nuôi cũng lớn hơn bình quân 1,4 con tương ứng 1,16 lần so với các hộ nghèo.

Về năng suất bình quân trong nuôi ngan, gà, vịt của hộ CN cao hơn hộ nghèo tỷ lệ tương ứng 1,15 lần, trong nuôi lợn năng suất bình quân của hộ CN tăng 1,20 lần so với hộ nghèo.

Về sản lượng bình quân, sản lượng bình quân trong chăn nuôi ngan, gà, vịt của hộ CN tăng lên, mức tăng tương ứng 1,17 lần so với hộ nghèo. Sản lượng bình quân trong chăn nuôi lợn của hộ CN tăng mức tăng tương ứng 1,01 lần so với hộ nghèo.

Về giá trị sản xuất bình quân, giá trị sản xuất bình quân trong chăn nuôi ngan, gà, vịt của hộ CN không đổi so với hộ nghèo, giá trị sản xuất bình quân trong chăn nuôi lợn của hộ CN tăng lên mức tăng tương ứng 1,01 lần so với hộ nghèo. Nguyên nhân là do các hộ CN mới áp dụng kỹ thuật mới vào trong chăn nuôi nên vẫn còn thiếu nhiều kinh nghiệm để đạt hiệu quả tối đa và nâng cao giá trị sản phẩm.

• Hiệu quả tăng thu nhập

Bảng 4.26. Tổng hợp mức thu nhập của hộ trước và sau khi sử dụng vốn vay từ NHCSXH

ĐVT: 1000 đồng/tháng

Hộ CN

Nhóm Trước vay vốn Sau vay vốn Lượng tăng thêm

• Nhóm 1 1,820 2,890 1,070

• Nhóm 3 1,850 2,685 835

• Chung 1,805 2,701 896,6

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014

Như vậy, nguồn vốn vay từ NHCSXH đã phát huy hiệu quả sử dụng làm tăng thu nhập cho các hộ CN. Qua bảng cho thấy mức thu nhập bình quân chung của các hộ trên 1 tháng tăng 896,6 nghìn đồng cao hơn mức thu nhập bình quân chung của hộ nghèo (679 nghìn đồng) là 217,6 nghìn đồng.

Nhóm 1 tăng cao nhất 1,070 nghìn đồng/tháng, nhóm 2 tăg 785 nghìn đồng/tháng, nhóm 3 tăng 835 nghìn đồng/tháng. Điều này đạt được là do các hộ CN đã sử dụng vốn hiệu quả hơn, quy mô sản xuất mở rộng tạo điều kiện nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho các hộ CN vươn lên thoát nghèo.

4.3.2.2 Hiệu quả xã hội

Hộp 3: Phỏng vấn hộ về tình hình sử dụng nguồn vốn

“Nhà chú trước đây chỉ có 2 vợ chồng làm ruộng, kinh tế trong gia đình phụ thuộc vào hai vợ chồng chú, con trai chú năm nay 22 tuổi vẫn ở nhà chưa có việc làm, hai đứa con gái nữa thì đang đi học, một đứa cấp 3 và một đứa cấp 2. Nhờ có vốn vay của NHCSXH và nhà có ít vốn để dành, gia đình đã mua được một chiếc xe máy để con trai chú có thể xin đi làm các công việc ở xa nhà, cháu nó đi phụ hồ sáng đi làm tối lại về phụ giúp gia đình, rất tiện lại kiếm thêm thu nhập đỡ thêm gánh nặng cho gia đình.”

Theo chú Trần Văn Đào, thôn Đông Sơn Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm2014

4.4 Hiệu quả sử dụng vốn vay chương trình tín dụng HSSV từ NHCSXH tạiđịa bàn xã Việt Đoàn địa bàn xã Việt Đoàn

4.4.1 Thực trạng sử dụng vốn vay chương trình tín dụng HSSV từ NHCSXH tại địa bàn xã Việt Đoàn

4.4.1.1 Tình hình hộ điều tra

Qua điều tra 40 hộ đang vay chương trình tín dụng ưu đãi HSSV cho thấy các hộ được vay vốn đều là các hộ có hoàn cảnh khó khăn, 21/40 (chiếm 52,5%) hộ là hộ nghèo và CN, còn lại đều là những hộ gặp khó khăn về tài chính, kinh tế (chiếm 47,5% số hộ).

Các chủ hộ có trình độ học vấn thấp (70% chưa học hết cấp 1) cũng chính vì vậy mà họ hiểu rõ nguyên nhân nghèo, khó khăn là do không được học nên các hộ đều cố gắng vay mượn cho con em đi học.

Bảng 4.27. Tình hình chung các hộ điều tra

Diễn giải ĐVT Hộ điều tra

1. Hoàn cảnh của hộ Hộ 40

- Hộ nghèo, CN Hộ 21

- Hộ gặp khó khăn về tài chính Hộ 19

2. Tuổi bình quân chủ hộ Tuổi 48

3. Trình độ của chủ hộ

Cấp 1 % 70,0

Cấp 2 % 20,0

Cấp 3 trở lên % 10,0

4. Số người trong độ tuổi tới trường Người 2,6

5. Số người được đi học Người 2,4

- Trên bậc THPT Người 1,3

- Từ bậc THPT trở xuống Người 1,1

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014

Tuy nhiên, ở một số hộ vì hoàn cảnh quá khó khăn, gia đình đông con mà họ phải để một số con trong độ tuổi đi học đi làm giúp đỡ gia đình, phụ giúp tiền học cho những đứa có khả năng học tốt hơn. Vì vậy mặc dù tỷ lệ người trong độ tuổi đi học là 2,6 người/hộ nhưng tỷ lệ được đi học chỉ đạt có 2,4 người/hộ. Đa số các hộ có con em đang học ở bậc THPT và trên THPT. Số người học trên bậc THPT là 1,5 người/hộ cho thấy rằng rất nhiều hộ đang một lúc phải nuôi tới 2 đứa con đi học cao đẳng, đại học.

Nguồn vốn vay từ NHCSXH là sự hỗ trợ đáng kể cho các hộ gặp khó khăn có điều kiện cho con em đi học.

4.4.1.2 Tình hình sử dụng tín dụng NHCSXH ở các hộ điều tra

100% các hộ sử dụng đúng mục đích vay vốn. Các hộ điều tra tại địa bàn đã dùng nguồn vốn này chi trả cho các chi phí cho con em đi học.

Bảng 4.28. Chi phí bình quân trong một kỳ của một sinh viên

Tiêu chí Mức chi phí (triệu đồng) Tỷ lệ (%)

1. Học phí 3,3 25,8

2. Đồ dùng học tập 0,5 3,9

3. Chi phí sinh hoạt 7,5 58,6

4. Chi phí khác 1,5 11,7

Tổng chi phí 12,8 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014

Như vậy có thể thấy chi phí để chi trả cho một sinh viên trong một kỳ là khá lớn: 12,8 triệu đồng/kỳ. Đây là một số tiền lớn đặc biệt là đối với những hộ nghèo, hộ CN. Qua điều tra cho thấy có rất nhiều hộ con em phải đi làm thêm để

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hôi của hộ nông dân tại xã việt đoàn, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 75)