L ời mở đầu
1.1.2.5. Tình hình sản xuất, tiêu thụ dứa ở Việt Nam
Cả nước hiện có 37.800 ha trồng dứa, sản lượng 292.000 tấn/năm. Các sản phẩm từ dứa của Việt Nam đang được nhiều thị trường lớn trên thế giới chấp nhận, mở ra triển vọng lớn cho việc xuất khẩu mặt hàng này.
Xuất khẩu dứa 6 tháng đầu năm 2007 diễn ra thuận lợi. Dứa đóng hộp xuất
khẩu với số lượng lớn sang thi trường Nga, Đức, Hoa Kỳ.
Trong khi đó, dứa đông lạnh được xuất khẩu ổn định đi thị trường Hà Lan, Ai Len. Ngoài các yếu tố như nguồn cung cấp dứa ổn định, chất lượng dứa khá đồng đều,
giá xuất khẩu ổn đingj, thì thị trường dứa xuất khẩu được mở rộng dần từ tháng 7-8, thị trường đã mở rộng sang các thị trường mới như Ucraina, Úc. Những chính sách
xúc tiến thương mại đang thực sự rất cần thiết để tạo đầu ra ổn định cho loại cây
trồng có nhiều lợi thế này.
Nguồn cung dứa đạt mức cao vào tháng 3 đã hỗ trợ hoạt động xuất khẩu mạnh, do
USD, chiếm 8,3% tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây của cả nước, trung bình tăng
gấp 1,5 đến 1,6 lần so với hai tháng đầu năm. Thời gian này các doanh nghiệp xuất
khẩu dứa sang 9 thị trường chính. Kim ngạch xuất khẩu dứa sang hầu hết các thị trường đều tăng, trong đó Nga, Hà Lan, Đức là thị trường có mức tăng kim ngạch
lớn. Trong đó thị trường Nga, Hà Lan và Hoa Kỳ là những thị trường xuất khẩu dứa
có kim ngạch xuất khẩu lớn, chiếm từ 13% đến 29,4% tổng kim ngạch xuất khẩu
dứa của cả nước trong thời gian này.
Trong thời gian vừa qua, dứa là một trong 3 loại cây ăn quả chủ đạo được khuyến
khích đầu tư phát triển nhằm phục vụ xuất khẩu. Sản lượng dứa các giống được sử
dụng chính bao gồm giống Queen và Cayene. Nhóm dứa Queen: được trồng phổ
biến, dễ thích nghi với khí hậu, đất đai vùng phèn mặn ĐBSCL, chịu hạn và đất nghèo dinh dưỡng ở vùng đồi miền trung. Nhóm dứa Cayene: giống này phát triển
tốt trên đất có pH trung tính, để đạt năng suất cao cần có biện pháp đầu tư chăm sóc đúng kỹ thuật. Giống Cayene là loại có năng suất cao, thích hợp để chế biến ( nước
quả cô đặc, nước dứa tự nhiên…). Nếu Việt Nam sử dụng giống dứa Cayenne, cải
tiến công nghệ, quản lý thì khả năng cạnh tranh được với Thái Lan vì cùng sử dụng
một giống dứa như nhau.
Các địa phương có diện tích dứa tập trung lớn nhất cả nước là Tiền Giang, Kiên Giang ở miền Nam, Thanh Hóa, Nghệ An ở Bắc Trung bộ, Ninh Bình ở miền Bắc, Quảng Nam ở duyên hải Nam Trung bộ. Trong đó, năm 2007, sản lượng dauws của Kiên Giang có xu hướng giảm, mặc dù diện tích trồng dứa đang tăng, ở mức độ nhẹ. Do đó, theo Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, năm 2007, Tiền Giang vượt lên là tỉnh có sản lượng dứa lớn nhất trong cả nước ( 121 nghìn tấn dứa tươi), sau đó đến Kiên Giang ( 75 nghìn tấn dứa tươi), Ninh Bình (50.700 tấn dứa tươi) và Nghệ An ( 39000 tấn).
1.2. TỔNG QUAN VỀ MỨT1.2.1. Phân loại mứt