9. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.3 Cách tiếp cận dựa trên lý thuyết nhận thứ c hành vi
Theo quan điểm của tôi, việc ứng dụng lý thuyết nhận thức hành vi vào việc hỗ trợ cho nhóm trẻ em học sinh là ngƣời DTTS bỏ học là điều rất hữu ích. Lý thuyết nhận thức – hành vi là sự kết hợp giữa lý thuyết hành vi và thuyết nhận thức.
Thuyết nhận thức
Lý thuyết nhận thức (cognitive theory) bao gồm lý thuyết học tập (learning theory) và lý thuyết học tập xã hội (social learning theory). Cũng có thể nói, lý thuyết nhận thức đƣợc phát triển trên cơ sở của lý thuyết học tập và lý thuyết học tập xã hội.
Lý thuyết học tập (Learning theories) dựa trên cơ sở tách riêng tâm hồn (mind) và cơ thể (body) của con ngƣời, nhƣng coi con ngƣời là một thực thể thống nhất. Các hành vi con ngƣời đƣợc biểu hiện từ bên trong ra bên ngoài, tái đi tái lại, lặp đi lặp lại nhiều lần. Lý thuyết học tập tuy tách rời nhƣng coi hành vi là những biểu hiện, học từ kinh nghiệm của bản thân mình. Lý thuyết học tập không phủ nhận rằng hành vi sở dĩ có đƣợc vì nó là kết quá của một quá trình bên trong tâm hồn, nhƣng lý thuyết này cho rằng ta không thể hiểu đƣợc cái gì xẩy ra trong tâm hồn mà chỉ nhìn thấy đƣợc cái hành vi bên ngoài.
Ngƣời ta có thể học những hành vi mới, có thể học để thay thế những hành vi cũ thông qua quan sát và bắt chƣớc thực hiện nhƣng ngƣời ta lại không biết những gì đã xảy ra bên trong tâm hồn của con ngƣời để dẫn đến những hành vi này.
Lý thuyết nhận thức là một phần quan trọng trong việc phát triển hành vi và trị liệu, ở đây có mối liên hệ chặt chẽ giữa cảm nhận, lý giải và hành vi, thuyết nhận thức là một phần của thuyết hành vi khi lý giải, cảm nhận và nảy sinh hành vi. Nếu cảm nhận đúng đắn sẽ lý giải đúng và hành vi đúng, nếu cảm nhận sai lệch sẽ lý giải sai lệch và hành vi sai lệch, lý giải phải đƣợc luyện tập từ từ qua thời gian. Nếu quan sát thấy hành vi của một con ngƣời có biểu hiện bất thƣờng mà không có lý do gì tác động thì phải tìm ra suy nghĩ, tìm ra tƣ duy để trị liệu, phân tích tƣ duy thông qua các
hành động họ thể hiện nên việc gắn tƣ duy với hành vi để việc giải thích đúng đắn hành động [27, tr.23].
Lý thuyết học tập xã hội (Social learning theory) đại diện tiêu biểu của thuyết học tập xã hội là Albert Bandura. Ông cho rằng mọi ngƣời ngay từ đầu đã đƣợc dạy cách ứng xử trên cơ sở các kinh nghiệm xã hội. Mọi tri giác của bản thân nhƣ là các thực thể có ý thức. Học tập thông qua quan sát (Observational learning) Hành vi con ngƣời là kết quả của một quá trình học tập của các cá nhân thông qua sự tƣơng tác của 3 yếu tố
- Nhận thức (kiến thức, mong đợi, thái độ)
- Hành vi (kỹ năng, thực hành, hiệu quả bản thân) - Môi trƣờng (chuẩn mực xã hội, khả năng tiếp cận)
Vậy học tập và mô phỏng có thể minh họa lý thuyết nhận thức mở rộng khái niệm học tập và cho rằng con ngƣời ta thƣờng học đƣợc những điều mới là do nhận thức và tƣ duy của con ngƣời ta về những điều mà con ngƣời ta trải nghiệm. Ngƣời ta học bằng cách sao chép thí dụ từ hành vi của những ngƣời xung quanh. Quá trình quan sát bắt chƣớc, sao chép hình thành nên những hành vi tƣơng tự để giải thích cho hành vi mới. Khi ta xem ai đó thực hiện hành động này, trong đầu ta hình thành nên những cảm nhận lý giải và những hành vi tƣơng tự cho hành vi. Quan sát dẫn đến hình thành một ý nghĩ trong đầu ngƣời ta về hành động đó đƣợc thực hiện nhƣ thế nào. Quan sát cũng xác định xem hành động đƣợc thực hiện trong hoàn cảnh nào. Và, trong những hoàn cảnh nhất định nào đó, ngƣời ta có thể lập lại hành động này.
Lý thuyết nhận thức là một phần trong sự phát triển lý thuyết hành vi và trị liệu, đƣợc phát triển chủ yếu trên lý thuyết học tập xã hội, trên nhận thức và tƣ duy của ngƣời ta khi quan sát những hành vi xung quanh. Lý thuyết nhận thức cho rằng hành vi là do nhận thức (perception) và cách lý
giải môi trƣờng (trong quá trình học tập hay học tập xã hội) của con ngƣời ta mà hình thành (hoặc ít ra là chịu ảnh hƣởng). Từ đó suy ra hành vi sai lệch là do nhận thức sai lệch và lý giải mội trƣờng sai lệch. Nhìn xa hơn nữa, khi tƣ duy của con ngƣời ta bị méo mó về bản thân ngƣời ta, về cuộc sống và về tƣơng lai, ngƣời ta sẽ rơi vào trạng thái suy sụp (depression) hay lo lắng (anxiety) [27. tr,67].
Do đó lý thuyết nhận thức không hoàn toàn phụ thuộc vào những quá trình xảy ra bên trong của tâm hồn không thể kiểm định đƣợc mà là những cảm nhận (perceptions) của ngƣời ta về sự kiện, những giải thích (interpretations) của ngƣời ta về sự kiện về môi trƣờng.
Phƣơng pháp tâm lý trị liệu nhận thức hiện đại phản ảnh sự kết hợp nhiều trƣờng phái tƣ tƣởng và là sự phát triển các công trình trƣớc đây của Adler (1927, 1968), Arieti (1980), Bowlby (1985), Frankl (1985), Freud (1892), Horney (1936), Sullivan (1953) và Tolman (1949). Ảnh hƣởng của lý thuyết phân tâm học trên sự tiến hóa của tâm lý trị liệu nhận thức có lẽ rõ ràng nhất trong mô hình nhân cách và tâm bệnh lý mà trƣờng phái phân tâm chia sẻ trong khi Freud phân chia tâm lý của con ngƣời làm 3 lĩnh vực: ý thức, tiền ý thức và vô thức. Hành vi con ngƣời chủ yếu đƣợc thúc đẩy bởi động lực vô thức hoặc các động cơ thuộc về bản năng. Nhà trị liệu nhận thức phân chia tâm trí con ngƣời thành các “tƣ duy tự động” (automatic thought), các giả định (consumption) và sơ đồ (schemata).
Giống nhƣ các nhà tâm lý trị liệu phân tâm, nhà trị liệu nhận thức xác nhận sự quan trọng của những đối thoại bên trong và những động cơ từ bên trong (internal dialogues and motivations). Nhà trị liệu nhận thức làm việc để giúp thân chủ nói ra những điều chƣa đƣợc nói, dù rằng họ vẫn cố gắng
tránh dùng các ẩn dụ về sự đè nén các bản năng và quan niệm về việc hành vi chịu sự chi phối bởi các xung năng gây lo âu bị đè nén. Họ cũng cố gắng phát hiện và thay đổi các niềm tin cùng các thái độ tạo nên sự đau khổ mà thân chủ không tự nhận biết đƣợc. Vai trò của các yếu tố nhận thức bao gồm: những ý định, kỳ vọng, ký ức, những mục đích và sự lệch lạc nhận thức trong việc tạo ra các rối loạn trong nhận thức, cũng đƣợc chấp nhận bởi Freud (1892). Ảnh hƣởng của trƣờng phái tâm lý hành vi đƣợc phản ảnh trong mục tiêu của trị liệu nhận thức là nhắm vào sự thay đổi hành vi, sự chấp nhận tính quyết định của các yếu tố xã hội và môi trƣờng trên hành vi và sự sử dụng nghiên cứu thực nghiệm nhƣ là một phƣơng tiện để tinh lọc cả lý thuyết và kỹ thuật lâm sàng. Thái độ thực nghiệm đƣợc khuyến khích đối với nhà trị liệu và thân chủ, và các can thiệp hành vi đƣợc sử dụng nhƣ một thành phần trong toàn bộ tiến trình trị liệu [27, tr,72].
Để thay đổi những cảm xúc của một con ngƣời, ta phải thay đổi những suy nghĩ và niềm tin nơi ngƣời đó. Nhƣ Kegan (1982) nhận thấy: sự thay đổi về hành vi và cảm xúc hàm chứa một “một tiến trình về mặt ý nghĩa” (an evolution of meaning).
Từ quan điểm trên, hành vi con ngƣời là đƣợc cơ cấu và có tổ chức. Nó đƣợc hƣớng dẫn bởi các quy luật ngầm hay các cơ cấu nhận thức, đƣợc bồi đắp qua việc tiếp thu từ môi trƣờng . Chính sự nhận thức sai lệch, kém thích nghi và tiêu cực là mục tiêu của trị liệu nhận thức.
Thuyết hành vi
Khoa học hành vi quan tâm đến việc tại sao và bằng cách nào con ngƣời đã hành xử theo kiểu này hoặc kiểu khác, ứng xử trên ba mức độ cá nhân, tổ chức và cộng đồng. lý thuyết hành vi ra đời dựa trên sự quan sát những hiện tƣợng có thể mô tả đƣợc
Lý thuyết hành vi ra đời để phản đối lại lý thuyết tâm động học cho rằng lý thuyết tâm động học dựa trên những quá trình tiềm ẩn bên trong tâm thần của ngƣời ta và không thể kiểm định đƣợc.
Đây là một trƣờng phái tâm lý học giải thích về hành vi dựa trên những quan sát hành vi thấy rõ (overt behaviors) hơn là dựa vào những quá trình nhận thức diễn ra bên trong não hay là những hành vi không thấy rõ ( covert behaviors). Có hai luận thuyết hành vi là điều kiện hóa cổ điển (classical conditioning) và điều kiện hóa kết quả (Operant conditioning).
Điều kiện hóa cổ điển
Luận điểm cơ bản là hành vi trong đó có hành vi sức khỏe là kết quả của quá trình thành lập của phản xạ có điều kiện. Đây là giải thích khoa học của các hành vi lặp đi lặp lại hay thói quen.
Ví dụ: Từ nhỏ một ngƣời đƣợc nhắc nhở đánh răng mỗi buổi sáng cho đến khi trở thành thói quen cứ sáng thức dậy là đi đánh răng, nếu không sẽ cảm thấy khó chịu.
Mô hình cơ bản là S (stimulate) --> R (response, result)
Lý thuyết nhận thức - hành vi trong CTXH xuất xứ từ các mô hình nhận thức trị liệu (cognitive models of therapy) dựa trên các lý thuyết tâm lý học giải thích quá trình nhận thức (perception) và xử lý thông tin và các mô hình hành vi trị liệu (behavioral models of therapy) dựa trên các lý thuyết tâm lý học về nhập tâm bài học (learning theories). Các kỹ thuật
đƣợc sử dụng trong thực hành mô hình nhận thức hành vi bao gồm “đáp ứng có điều kiện” (respondent conditioning), “phối ứng có điều kiện” (operant conditionaing), học bài học từ xã hội (social learning) và kỹ năng đào tạo (skill training), và cấu trúc lại nhận thức của các hệ thống niềm tin của nhân dân (cognitive restructuring of people belief systems) [6, tr.78].
Ngƣời ta có thể chia trị liệu nhận thức - hành vi ra thành các nhóm nhƣ sau:
Sao chép kỹ năng Giải quyết vấn đề Tái cấu trúc nhận thức
Trị liệu cấu trúc nhận thức (structural cognitive behavior): Trị liệu này gồm có 3 cấu trúc về lòng tin là “cấu trúc gốc” (core belief) ta giả định về bản thân ta, “cấu trúc trung gian” (intermediate belief) ta mô tả về chung quanh về thế giới và “cấu trúc ngoại biên” (peripheral belief) bao gồm chƣơng trình hành động và chiến lƣợc giải quyết vấn đề hàng ngày..
Trị liệu nhận thức hành vi (Sheldon)
Trị liệu nhận thức - hành vi bao gồm những nội dung hay các giai đoạn:
Thiết lập hành vi mới: Trị liệu này trƣớc hết nhằm thiết lập một hành vi mong muốn với một trong những trị liệu đƣợc phân loại nói trên. Việc lựa chọn trị liệu nào cho đối tƣợng nào cũng chƣa có nhận xét nào thỏa đáng. Trong trị liệu nào ngƣời ta cũng phải tìm hiểu hành vi không mong muốn cần loại bỏ và hành vi mong muốn cần thiết lập (thƣờng là để thay thế). Sau khi xác định hành vi cần thiết lập, nhân viên CTXH thảo luận với thân chủ và lựa chọn kỹ thuật thiết lập hành vi trên cơ sở lựa chọn và quyết định của thân chủ. Nhân viên CTXH không thể áp đặt ý kiến của mình trong qua trình này. Những thay đổi hành vi tƣơng đối lớn cần đƣợc chia
nhỏ ra thành các giai đoạn với những thay đổi nhỏ để cuối cùng có đƣợc sự thay đổi lớn. Trong quá trình này, ngƣời ta cũng có thể sử dụng sự kết hợp giữa các phƣơng pháp thiết lập và thay đổi hành vi nhƣ các mô tả nói trên.
Củng cố hành vi mới: Liên tục củng cố hành vi mới để hành vi mới có thể đƣợc duy trì. Củng cố từng bƣớc để hành vi mới dần dần đạt đến mức độ mong muốn (để hành vi mới thể hiện rõ ràng hơn). Bỏ dần những hoạt động củng cố mà vẫn duy trì đƣợc hành vi mới để hành vi mới đƣợc thiết lập trong một bối cảnh khác không bị phụ thuộc vào các hoạt động thiết lập. Củng cố từng thời gian (củng cố ngắt đoạn) cần thiết để hành vi mới đƣợc nhắc lại và duy trì theo yêu cầu. Củng cố từng phần của củng cố ngắt đoạn. Củng cố theo lịch…[3, tr.56].
Ứng dụng trong CTXH nhóm
Lý thuyết nhận thức hành vi có thể đƣợc sử dụng trong CTXH với nhóm. Trong trƣờng hợp này, nhóm có thể nhƣ các nhóm thông thƣờng vừa có tính hỗ trợ, vừa có tính củng cố cho những thân chủ tham gia vào cùng một chƣơng trình thay đổi hành vi cũ và thiết lập hành vi mới
Trong hoạt động nhóm có 3 kỹ thuật thƣờng đƣợc sử dụng là: - Dạy các kỹ năng thí dụ kỹ năng ứng xử (lời lẽ, cử chỉ, v.v.)
- Dạy cách biện hộ ý kiến của mình (phát biểu quan điểm không làm ngƣời khác bực mình, trình bày những mối quan tâm của mình không ảnh hƣởng đến ngƣời khác)
- Đóng vai nêu lên đƣợc các chi tiết phức tạp
Ngƣời DTTS có điểm xuất phát khá thấp, cái nghèo, cái thất học nó mang tính liên thế hệ ăn sâu vào tiềm thức của mỗi ngƣời dân tại đây khiến họ quen dần với nó, sống chung và chấp nhận nó và không có ý định thay đổi. Cách nghĩ ngắn, thói quen bình thƣờng đã hình thành từ đời này sang đời khác. Chính những suy nghĩ đó đã góp phần trì hoãn sự phát triển của
họ, họ không ý thức đƣợc về việc hội nhập, về thay đổi mà chấp nhận để chung sống.
Cách tiếp cận nhận thức hành vi rất cần thiết ở nhóm ngƣời này để nâng cao nhận thức cho họ trong toàn bộ các lĩnh vực. Trong giáo dục cũng không ngoại lệ, khi họ thấy đƣợc việc học là cần thiết, học mang lại cho họ những lợi ích nhất định thì họ sẽ dần thay đổi nếp nghĩ. Việc hình thành một nhận thức mới rồi hình thành hành vi mới là rất lâu. Vì vậy phải thực hiện đồng bộ và xây dựng những mục tiêu cụ thể để có thể đạt đƣợc. Khi hƣớng cho các em vào một nhóm qua quá trình các em sẽ sao chép, bắt chƣớc những kỹ năng của nhau qua đó tái cấu trúc lại nhận thức thiết lập đƣợc hành vi mới mà củng cố hành vi đó.