Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Công tác xã hội với tình trạng bỏ học của học sinh dân tộc thiểu số - nghiên cứu trường hợp tại xã Đăk Jơ Ta – huyện Mang Yang – tỉnh Gia Lai (Trang 64)

3.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Huyện Mang Yang nằm ở phía Đông Trƣờng Sơn, phía Bắc tỉnh Gia Lai. Phía Đông giáp huyện Đăk Pơ, phía Tây giáp huyện Đăk Đoa, phía Nam giáp huyện Chƣ Sê. Diện tích tự nhiên 112.607 ha. Huyện đƣợc thành lập theo Nghị Định 37/2000/NĐ-CP về việc đổi tên xã, thị trấn thành lập xã thuộc huyện Mang Yang tỉnh Gia Lai và chia huyện Mang Yang thành hai huyện Mang Yang và Đăk Đoa. Với địa hình chủ yếu là đồi núi, khí hậu mát mẻ nhiệt độ trung bình 190C với đặc trƣng hai mùa mƣa nắng của Tây Nguyên, (mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10) những quả đồi cao trung bình 1000m so với mặt nƣớc biển, dòng sông Ayun, sông Ba chạy dài theo những chân đồi đất đỏ bazan rộng lớn phì nhiêu. Sự ƣu đãi của thiên nhiên giúp Mang Yang chuyển mình phát triển theo hƣớng đa dạng hóa các loại hình kinh tế trong đó chủ đạo là phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày nhƣ cao su, bời lời, tiêu, cà phê xen canh các loại cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ mỳ, bắp và chăn thả gia súc, gia cầm.

Xã Đăk Jơ Ta nằm ở phía Bắc huyện Mang Yang là một trong 12 xã thị trấn của huyện Mang Yang. Phía Đông giáp trại giam Gia Trung, phía Nam và Tây giáp xã Ayun, phía Bắc giáp rừng quốc gia Kon Ka Kinh Với diện tích tự nhiên 11.692,6 ha, đƣợc chia tách vào năm 2009 từ xã Ayun. Với địa hình chủ yếu là đồi núi, nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nhƣ trồng lúa, mỳ, bắp và chăn nuôi trâu bò. Trên địa bàn xã hiện có 3 trƣờng học gồm mầm non, tiểu học và trung học cơ sở với tổng số học sinh là 688 em.

Trƣờng THCS Đăk Jơ Ta đƣợc thành lập năm 2009 với tổng số 17 cán bộ giáo viên, nhân viên trong đó 2 cán bộ quản lý, 13 giáo viên, 2 nhân viên. Tổng số lớp học là 8 lớp với 208 học sinh chiếm 30,2% số học sinh của toàn xã, trong đó nữ 109 em chiếm 52,4%, học sinh là ngƣời đbdtts là 148 em chiếm 71,1%.[ 28, tr.4].

3.2 Đặc điểm dân cư

Tính đến ngày 30/11/2012 dân số toàn xã có 2635 ngƣời với 570 hộ gia đình, trong đó ngƣời dân tộc thiểu số là 1965 ngƣời, chiếm 74,6 % trong đó ngƣời dân tộc BarNah là 1560 chiếm 59,2 % dân số trong toàn xã. Số hộ nghèo chiếm 27,5%, tỷ lệ ngƣời biết chữ ƣớc đạt khoảng 70% dân số. Tỷ suất gia tăng tự nhiên của dân số năm 2012 là 2,3%. Theo số liệu của các cặp đăng ký kết hôn năm 2012 thì độ tuổi kết hôn trung bình của ngƣời dân là 23,5 tuổi.[28, tr.4]. Tuy nhiên có nhiều cặp đôi kết hôn mà không đến UBND xã làm chứng thực hay đăng ký kết hôn, trƣờng hợp kết hôn khi chƣa đủ tuổi quy định vẫn còn diễn ra ở địa bàn xã. Cho đến cuối năm 2012 cả xã còn 2 làng là Bông Pim và Đê Bơ Tơk thuộc thôn làng đặc biệt khó khăn, số hộ nghèo chiếm 93,8% số hộ nghèo của toàn xã. Dân số

của hai làng là 1560 ngƣời trong đó ngƣời BarNah chiếm 90,5%. Học sinh ngƣời dtts bỏ học cũng tập trung chủ yếu ở 2 làng này.

3.3. Kinh tế xã hội

Nền kinh tế của địa phƣơng chủ yếu dựa vào nông nghiệp, cây trồng chủ yếu là lúa nƣớc. Năm 2012 diện tích gieo trồng của toàn xã là 1027 ha,ngoài cây lúa ngƣời dân còn trồng đậu (đỗ), khoai lang, sắn và một số các loại cây công nghiệp nhƣ cao su, bời lời, bạch đàn. Tổng đàn gia súc, gia cầm trên toàn xã là 5397 con. Năm 2012 kinh tế phát triển ổn định, không có thiên tai, dịch bệnh. Tuy nhiên số hộ nghèo vẫn còn cao chiếm 27,5 %, những hộ gia đình nghèo chủ yếu tập trung ở 2 làng Bông Pim và Đê Bơ Tơk.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỰC TRẠNG BỎ HỌC CỦA HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI

XÃ ĐĂK JƠ TA, HUYỆN MANG YANG, TỈNH GIA LAI 2.1. Thực trạng bỏ học của học sinh ngƣời DTTS tại địa phƣơng

Học sinh DTTS bỏ học đã diễn ra nhiều năm ở các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh. Báo cáo năm 2012 của UBND tỉnh Gia Lai đề cập “số học sinh đi học thƣờng xuyên ƣớc đạt 75%, chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn”. Trong hội thảo về tình hình học sinh DTTS bỏ học do sở Giáo dục đào tạo Gia Lai tổ chức vào ngày 20 tháng 12 năm 2013 đã chỉ ra rằng “những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục đào tạo ở tỉnh Gia Lai đã

có những chuyển biến rõ rệt, chất lượng giáo dục được nâng cao trong đó có mảng giáo dục dân tộc. Những thành tựu của giáo dục đã tạo được niềm tin với Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận PHHS chưa nhận thức đúng đắn về vị trí, tầm quan trọng của giáo dục do trình độ của họ còn hạn chế, kinh tế gia đình còn khó khăn, một số gia đình không quan tâm đến việc học của con em, khiến các em HS có tư tưởng chán nản, bỏ học nhất là đối với HS người DTTS ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế còn khó khăn”.[26, tr.3].

Nhận thức rõ về điều này nên bằng các biện pháp khác nhau chính quyền, nhà trƣờng đã cùng nhau đƣa ra các giải pháp góp phần cải thiện tình trạng HSDTTS bỏ học để nâng cao chất lƣợng giáo dục. Nhà nƣớc đã cung cấp cho nhóm học sinh rất nhiều các dịch vụ xã hội liên quan đến giáo dục. Những trƣờng nội trú đƣợc xây dựng ngày càng nhiều. “Với hệ thống 14

giải quyết nhu cầu đến trường của con em người DTTS, hệ thống trường nội trú của chúng tôi đã làm rất tốt vai trò giáo dục trong thời kỳ hiện nay, góp phần giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học” (PVS bà N.T.H.N lãnh

đạo sở giáo dục đào tạo tỉnh Gia Lai) .

Ngoài ra những chính sách khác đƣợc lồng ghép vào các chƣơng trình mục tiêu quốc gia để đảm bảo cho vùng Tây Nguyên phát triển bền vững nhƣ 134, 135, chƣơng trình xóa đói giảm nghèo đã hỗ trợ rất lớn những cơ sở vật chất tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giáo dục, thuận lợi để con em ngƣời DTTS đƣợc đến trƣờng đảm bảo. Con em ngƣời DTTS đƣợc ƣu tiên trong tuyển dụng, đào tạo bằng những văn bản cụ thể quy định của bộ giáo dục, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ví dụ nhƣ cộng điểm trong xét tuyển công chức, nhận tiền trợ cấp theo quyết định 49 của thủ tƣớng chính phủ… những chính sách này đã thể hiện quan điểm ƣu việt, quan tâm đến toàn bộ nhóm đối tƣợng khó khăn trên đất nƣớc ta, tạo sự công bằng, bình đẳng trong phát triển. Ngoài ra với phƣơng châm nhà nƣớc và nhân dân cùng làm, trên toàn bộ đất nƣớc ta đã xuất hiện nhiều mô hình hiệu quả nhƣ mô hình “dân nuôi”, học bán trú do cha mẹ học sinh và nhà trƣờng cùng kết hợp để nhằm tạo điều kiện tối đa cho những học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đƣợc đảm bảo đến trƣờng đầy đủ. Với những giải pháp đƣợc nhà nƣớc cung cấp đã phần nào hạn chế đƣợc số lƣợng học sinh bỏ học trong suốt thời gian vừa qua, đảm bảo an sinh cho toàn địa bàn.

Tuy nhiên, tình trạng này vẫn còn diễn ra trên diện rộng ở địa bàn các xã của huyện Mang Yang. Theo báo cáo năm 2012 của toàn huyện, tổng số học sinh của toàn huyện là 15.091 em trong đó HSDTTS là 9.461 em, chiếm 63% . Tỷ lệ học sinh đi học thƣờng xuyên là 70%, [28, tr.2] ngoài ra không có các báo cáo cụ thể, chi tiết về tình trạng học sinh bỏ học.

Các báo cáo của trƣờng cũng chỉ nêu một cách chung để có thể hợp thức hóa với số học sinh đƣợc lên lớp. Nên có thể hiểu đó là việc đƣợc xem là bình thƣờng, hoặc ít đƣợc quan tâm. Khi đặt vấn đề về tình trạng học sinh DTTS bỏ học các thầy cô giáo chỉ ƣớc lƣợng chứ không có tổng hợp cụ thể. Vào đầu năm học, vào ngày thi học kỳ các em đi học đầy đủ hơn nhƣng cũng đạt 85%. Thậm chí khi quan sát ngày lễ tổng kết năm học thì chỉ có số học sinh biết chắc mình đƣợc phát thƣởng mới đến nhận phần thƣởng.

Tình trạng học sinh bỏ học mang tính thế hệ ảnh hƣởng từ gia đình rất lớn. Những gia đình bố mẹ không biết tiếng Kinh, gia đình có anh, chị đã từng bỏ học thì dẫn đến “truyền thống” những đứa em sau đó cũng sẽ học theo anh chị của chúng và bỏ học. Kết quả khảo sát của đề tài cho thấy, có 71,2% gia đình có anh chị đã từng bỏ học thì em út trong gia đình cũng có xu hƣớng bỏ học theo mà gia đình không có biện pháp nào để can thiệp.

Trong cộng đồng, truyền thống hiếu học không đƣợc nhắc đến, theo khảo sát của đề tài cho thấy, cả xã có 6 em tốt nghiệp THPT, 2 em đang theo học cao đẳng, đại học. Cộng đồng có 2 trung tâm học tập cộng đồng nhƣng đƣợc sử dụng vì mục đích khác. Trình độ học vấn trung bình của ngƣời dân trng cộng đồng là khá thấp.

Ngƣời dân của cộng đồng phần lớn là học vấn thấp. Kết quả thu đƣợc sau khi điều tra bằng bảng hỏi đã đƣa ra những con số cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.1: Trình độ học vấn của cộng đồng qua khảo sát Già làng Cán bộ thôn, làng Ngƣời dân ( phụ huynh của HS) Đại học – cao đẳng – THCN 0 0 0 THPT 0 0 0 THCS 0 0 7,7% Đọc, viết thông thạo 50% 100% 13,3% Chỉ biết ký tên 50% 0 66,7% Không biết chữ 0 0 13,3%

Cộng đồng không quan tâm đến việc học tập của học sinh nên cũng không có biện pháp nào can thiệp khi có hiện tƣợng học sinh bỏ học, học sinh bỏ học đƣợc xem là hiện tƣợng bình thƣờng của cộng đồng vì có quá đông ngƣời nhƣ thế. Học sinh bỏ học tiếp diễn qua nhiều năm, chính quyền địa phƣơng đều biết rất rõ tình trạng này, họ có biện pháp để khắc phục là tuyên truyền, động viên (giao cho nhà trƣờng). Dƣờng nhƣ cả hệ thống chính trị ở địa phƣơng chƣa thực sự vào cuộc trong tiến trình nên hiệu quả của việc can thiệp cho học sinh quay lại trƣờng tiếp tục học không hiệu quả.

Nhìn chung, qua quá trình khảo sát, thực trạng HSDTTS bỏ học đã diễn ra nhiều năm ở địa phƣơng nghiên cứu nhƣng cộng đồng, chính quyền địa phƣơng và cả bản thân ngƣời trong cuộc chƣa có cách can thiệp hữu hiệu để chấm dứt tình trạng này. Chính vì vậy, việc đầu tƣ, nghiên cứu để tìm ra giải pháp cho vấn đề này thực sự là nhu cầu cần thiết để có thể can thiệp sớm.

2.2. Biểu hiện của các yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học

2.2.1 Tổng hợp các yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học của học sinh

Trong quá trình nghiên cứu, bản thân tôi đã đƣa ra bốn yếu tố chính tác động đến tình trạng bỏ học của học sinh ngƣời DTTS đó là yếu tố bản thân trẻ, yếu tố gia đình, yếu tố nhà trƣờng và yếu tố chính quyền - cộng đồng, kết quả khảo sát đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.2: Các yếu tố tác động qua đánh giá của phụ huynh và học sinh

Các yếu tố Đánh giá của phụ

huynh (%) Đáng giá của HS(%)

Bản thân trẻ 53,3 32,7

Gia đình 30 52,2

Nhà trƣờng 13,3 10,8

Cộng đồng 3,4 4,3

Kết quả của bảng khảo sát cho thấy đánh giá của phụ huynh và học sinh có sự chênh lệch rõ nét. Phụ huynh cho rằng yếu tố tác động mạnh nhất đến từ bản thân trẻ, vì trẻ không muốn đi học trong khi phụ huynh vẫn

tạo điều kiện để trẻ đến trƣờng đầy đủ, đầu năm phụ huynh vẫn mua đủ đồ dùng học tập, dụng cụ, phƣơng tiện, sách vở để trẻ đến trƣờng. Khi xảy ra hiện tƣợng bỏ học của con em, họ có nhắc nhở nhƣng con em họ không chịu đi học lại. Về phía học sinh cho rằng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bỏ học lại đến từ gia đình của các em. Vì bố mẹ nghèo nên không đủ tiền để cho các em đi học, các em không có tiền để mua đầy đủ dụng cụ học tập, phƣơng tiện đến trƣờng, quần áo cũng thiếu thốn so với chúng bạn, khi xin tiền phụ huynh để đóng những khoản đóng góp trong nhà trƣờng, lớp tổ chức thƣờng phụ huynh không cho, hoặc cho nhƣng mắng nhiếc, không thoải mái, thƣờng nói rằng “đã không làm được gì lại còn tốn kém,

suốt ngày xin tiền, không học đươc thì nghỉ đi” . Chính vì học tâp mệt mỏi,

lại mặc cảm khi những lần PH mắng nhiếc nên các em nghĩ học không để làm gì cả, bỏ học sẽ giúp đƣợc gia đình mà còn thoải mái hơn, không bị la mắng. Tuy nhiên, cả học sinh và phụ huynh đều đồng ý rằng yếu tố nhà trƣờng, cộng đồng có ảnh hƣởng đến tình trạng bỏ học của HS DTTS nhƣng không đáng kể. Yếu tố cộng đồng ít ảnh hƣởng nhất, bởi vì phụ huynh cho rằng, mỗi ngƣời một hoàn cảnh, việc những ngƣời không đi học ở trong cộng đồng hay những đứa trẻ bỏ học trong cộng đồng họ đang sinh sống ít ảnh hƣởng đến con cái của họ, có thể suy xét đƣợc rằng, việc họ nhận thức toàn cảnh vấn đề chƣa đƣợc bao quát. Trong khi các nhà tâm lý học cho rằng, với những trẻ em trong độ tuổi này thì nhóm bạn bè chơi chung có những ảnh hƣởng nhất định đến trẻ. Ngƣời ta thƣờng đổ lỗi cho yếu tố khách quan, hai bên nhận thức khác nhau nên dẫn đến cách hành xử cũng khác nhau.

Tóm lại, yếu tố ảnh hƣởng mạnh nhất đến tình trạng của HSDTTS theo nghiên cứu này đã chỉ ra đó là yếu tố bản thân trẻ và yếu tố gia đình vì vậy việc tác động đến gia đình và bản thân trẻ sẽ mang lại lợi ích cao

nhất trong quá trình can thiệp. Tuy nhiên, yếu tố đến từ cộng đồng - chính quyền địa phƣơng và nhóm yếu tố đến từ nhà trƣờng cũng cần phải chú ý để đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình trợ giúp HSDTTS bỏ học.

2.2.2. Tác động của từng yếu tố đến tình trạng bỏ học của học sinh

2.2.2.1. Nhóm yếu tố bản thân học sinh

Trong nhóm yếu tố bản thân học sinh chúng tôi đã đƣa ra những yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học của học sinh đó là:Việc tiếp cận tri thức khó khăn do trở ngại ngôn ngữ, học sinh không quan tâm đến việc học, học sinh có xuất phát điểm thấp, không biết sắp xếp thời gian, không biết học để làm gì, không có kỷ luật trong học tập, đến trƣờng không có niềm vui, trẻ thích tham gia thị trƣờng lao động để kiếm tiền,bạn bè rủ rê, sức khỏe kém, đau ốm, kết hôn sớm. Kết quả khảo sát đƣợc kết quả thu đƣợc nhƣ sau.

Bảng 2.3: Những yếu tố tác động đến việc học sinh DTTS bỏ học theo đánh giá của học sinh và phụ huynh học sinh

Số TT Những yếu tố tác động Đánh giá của HS (%) Đánh giá của PH (%)

1 Việc tiếp cận tri thức khó khăn vì trở ngại ngôn

ngữ 23,3

31,3

2 Xuất phát điểm thấp 12,1 32,5

3 Bản thân học sinh không quan tâm đến việc học 28,0 56,0 4 Không biết học mang lại lợi ích gì 83,0 56,0

5 Không biết sắp xếp thời gian để học tập 16,6 21,3

6 Không có kỷ luật trong học tập 13,3 12,5

7 Bố mẹ bắt buộc phải nghỉ học 23,3 9,3

8 Trẻ thích tham gia vào thị trƣờng lao động kiếm

tiền 30,0

24,3

9 Bạn bè rủ rê 21,7 12,5

10 Trẻ không thấy thú vị khi đi học 8,1 9,3

11 Sức khỏe kém, đau ốm 33,6 34,1

12 Kết hôn sớm 13,3 12,5

Số liệu hiển thị ở bảng trên cho thấy, sức khỏe thể chất ảnh hƣởng

Một phần của tài liệu Công tác xã hội với tình trạng bỏ học của học sinh dân tộc thiểu số - nghiên cứu trường hợp tại xã Đăk Jơ Ta – huyện Mang Yang – tỉnh Gia Lai (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)