9. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.1. Lý thuyết hệ thống
Cách tiếp cận lý thuyết hệ thống xem con ngƣời là một hệ thống, đồng thời họ chịu tác động của vô số các hệ thống xung quanh từ đó tạo nên hoàn cảnh riêng biệt, tính cá biệt của mỗi thân chủ.
Thuyết hệ thống trong CTXH bắt nguồn từ lý thuyết hệ thống tổng quát của Bertalanflan (Toseland & Rivas, 1998). Thuyết này dựa trên quan điểm của lý thuyết sinh học, cho rằng mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống, đƣợc tạo nên từ các tiểu hệ thống và đồng thời bản thân các tiểu hệ thống cũng là một phần của hệ thống lớn hơn. Có hai thuyết hệ thống nổi bật đƣợc đề cập đến trong CTXH. Thuyết hệ thống tổng quát và thuyết hệ thống sinh thái. Thuyết hệ thống dựa trên quan điểm sinh thái là Hearn, Siporin, Germain & Gitterman (Karen, K, Krist, Ashman, 2001). Thuyết sinh thái nhấn mạnh vào sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng sinh
thái của mình. Vì vậy, nguyên tắc tiếp cận chủ đạo của lý thuyết này là cuộc sống bình thƣờng của con ngƣời phụ thuộc vào môi trƣờng xã hội hiện tại của họ. Thuyết nhấn mạnh: sự can thiệp tại bất kỳ điểm nào trong hệ thống cũng sẽ ảnh hƣởng hoặc tạo ra sự thay đổi trong toàn bộ hệ thống. Điều này cảnh báo cho nhân viên CTXH rằng phải lƣu ý khi lựa chọn hành động để có sự thay đổi nhƣ mong muốn và không gây ra hiệu ứng tiêu cực. Nhân viên CTXH cần khéo léo và sáng tạo khi lập kế hoạch với thân chủ, tạo ra những hệ thống liên quan, hƣớng tới việc hỗ trợ đối tƣợng một cách hiệu quả nhất[11, tr.73].
Mỗi thân chủ là một hệ thống cá biệt. Ở họ có cơ chế tiếp thu các dòng năng lƣợng, các đầu vào (input) và từ đó các dòng nhiệt này tƣơng tác, tạo ra một con ngƣời cá biệt và cho cho ra các sản phẩm (output) này khác nhau. Muốn thay đổi cá nhân thì phải tạo ra cho cá nhân đó thành một hệ thống mở, có những đƣờng biên giới linh hoạt, hƣớng cho họ những dịch vụ mà họ còn thiếu hụt để họ có thể có sự tƣơng tác, sự vận động nhằm tạo ra những sản phẩm có ích.
Hiểu về thuyết hệ thống đặc biệt quan trọng đối với NVXH, vì thực hành CTXH ở cấp độ vĩ mô có thể phải hƣớng tới bất kỳ hệ thống nào để tạo ra sự thay đổi. Parsons, Bales và Shils (1953) đã chỉ ra bốn nhiệm vụ cơ bản có ảnh hƣởng đến CTXH nhóm đó là: hòa nhập (đảm bảo rằng các thành viên trong nhóm hòa hợp với nhau), điều chỉnh (đảm bảo các thành viên trong nhóm thay đổi để thích ứng với những yêu cầu của môi trƣờng), duy trì mô hình (nhóm phải xác định và duy trì những mục đích và luôn tuân thủ tiến trình cơ bản) và tiến trình đạt mục tiêu (đảm bảo nhóm duy trì và hoàn thành nhiệm vụ). Việc tuân thủ bốn nhiệm vụ trên sẽ giúp nhóm có thể duy trì tính ổn định và cân bằng. Tuy vậy thuyết hệ thống có những hạn chế dễ dàng nhận thấy là, thứ nhất thuyết chƣa xác định đƣợc rõ ràng hệ
thống các khái niệm và hệ thống chuẩn mực, cái gì hình thành ra hệ thống, ranh giới của hệ thống là gì, những thành tố khác của hệ thống. Hơn nữa khi đề cập đến giá trị của CTXH ngƣời ta nhấn mạnh đến nguyên tắc cá biệt hóa trong khi đó thuyết hệ thống lại nhấn mạnh vào mối tƣơng tác và mạng lƣới làm việc, điều này gây ra sự mâu thuẫn làm cho nhân viên CTXH mất đi sự tập trung vào tính riêng biệt của mỗi cá nhân.
Ở nƣớc ta, tính cộng đồng đƣợc đề cao trong truyền thống và trong toàn bộ quá trình sinh sống của toàn thể cộng đồng. Đoàn kết cộng đồng tạo nên sức mạnh trong toàn bộ các hoạt động, cá nhân, gia đình là tế bào của xã hội. Đối với ngƣời DTTS tính cố kết cộng đồng đƣợc lƣu giữ qua hàng ngàn năm vì vậy sự ảnh hƣởng, sự tác động qua lại lẫn nhau mang tính liên tục mỗi ngƣời buộc phải hình thành nên sự phụ thuộc lẫn nhau, một khi ai đó có vấn đề đều ảnh hƣởng đến cả cộng đồng và ngƣợc lại. Chính vì vậy, CTXH nhóm ứng dụng rộng rãi lý thuyết hệ thống, thể hiện qua sự tác động của môi trƣờng sinh thái với một nhóm, một cộng đồng nào đó.