Yếu tố nhà trường

Một phần của tài liệu Công tác xã hội với tình trạng bỏ học của học sinh dân tộc thiểu số - nghiên cứu trường hợp tại xã Đăk Jơ Ta – huyện Mang Yang – tỉnh Gia Lai (Trang 57)

2. Các khái niệm công cụ

2.3.3. Yếu tố nhà trường

- Sự phối hợp với gia đình, cộng đồng, chính quyền trong quản lý học sinh

Sự phối hợp của gia đình, nhà trƣờng, chính quyền ảnh hƣởng rõ rệt đến tình trạng đi học của học sinh. Nếu mối quan hệ này bền chặt thì vấn đề học sinh đi học sẽ đƣợc quản lý gắt gao, phối hợp chặt chẽ. Điều 93 luật giáo dục quy định “nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia

đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục”. “Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”[16, tr.13]. Nhà trƣờng có vai trò chính

yếu trong việc cung cấp kiến thức và định hƣớng thái độ học tập cho HS. Đến trƣờng không chỉ đƣợc học kiến thức trong sách vở mà ở đây trẻ đƣợc

mở rộng mối quan hệ, đƣợc quen biết với nhiều bạn bè khác nhau, đƣợc mặc quần áo gọn gàng khi đến trƣờng. Đến trƣờng đối với nhiều trẻ là niềm vui vì đƣợc giao lƣu học tập, trẻ đƣợc học từ thầy cô bạn bè những điều cần thiết. Tuy nhiên, với học sinh là ngƣời DTTS khi kiến thức về hội nhập về ngôn ngữ không đƣợc chuẩn bị đầy đủ để đến trƣờng thì những yếu tố này trở thành rào cản và đến trƣờng dƣờng nhƣ là sự ép buộc, rất ít trẻ thấy đƣợc đến trƣờng để có niềm vui, kiến thức. Vai trò của nhà trƣờng ngoài dạy về kiến thức còn răn đe, và dỗ dành để trẻ nhận ra đƣợc trách nhiệm và quyền lợi của mình khi đi học. Thầy cô phải thực sự là tấm gƣơng tốt cho học sinh noi theo, là hình tƣợng mà trẻ hƣớng tới và tuân theo sự dạy bảo này. Việc dạy dỗ học sinh không chỉ phó mặc riêng cho nhà trƣờng mà nhà trƣờng tồn tại trong một hệ thống. Nhà trƣờng chịu sự chi phối, quản lý, giám sát của chính quyền, chịu sự quản lý về chuyên môn của cấp trên cũng nhƣ cũng chịu sự giám sát, phản biện từ nhân dân, từ cộng đồng. Chính vì vậy nhà trƣờng phải thực hiện tốt chức năng của mình, bên cạnh đó cần có sự phối hợp với chính quyền với cộng đồng để quản lý tốt học sinh. Thực tế khi xảy ra tình trạng bỏ học nhiều, lãnh đạo nhà trƣờng có báo cáo với chính quyền trong cuộc họp giao ban hàng tuần, nhƣng vấn đề chƣa đƣợc chính quyền chú trọng nên chƣa có sự phối hợp kịp thời trong xử lý vấn đề.

- Sự quan tâm của giáo viên

Chủ thể của giáo dục là thầy, trò. Dân tộc ta có truyền thống hiếu học, ngƣời thầy có vị trí tôn nghiêm trang trọng và đặc biệt quan trọng. “Không thầy đố mày làm nên” truyền thống “tôn sư trọng đạo” đƣợc nhắc đền nhiều trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dân tộc ta là một dân tộc trọng chữ, trọng ngƣời tài “hiền tài là nguyên khí quốc gia” chính vì vậy ngƣời thầy đƣợc quan tâm và kính trọng. Với vùng ĐBDTTS cũng vậy,

ngƣời thầy tình nguyện đến với vùng sâu vùng xa hay sự phân công của công việc, của tổ chức mà họ gắn bó với nghề, với nghiệp cõng chữ lên vùng cao. Nhƣng ở họ gặp không ít khó khăn. Điều kiện giao thông đi lại không thuận lợi, phần lớn dạy ở xa nhà, hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn nên ít nhiều còn phân tán trong việc giảng dạy. Trƣờng có thuận lợi là giáo viên còn khá trẻ , nhiều giáo viên nữ thích hợp với việc giảng dạy, nhẹ nhàng tuy nhiên họ chịu ảnh hƣởng của việc chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái, thai sản… Đƣờng sá đi lại khó khăn cản trở khi đi vận động học sinh đến trƣờng (thƣờng đi vào ban đêm). Trên lớp học, họ là những ngƣời kiến trúc để lớp học đƣợc bền vững đƣợc chú trọng. Tuy nhiên sự bất đồng về ngôn ngữ khiến sự chia sẻ giữa cô và trò còn khoảng cách. Một giáo viên với trung bình dạy khoảng 15 tiết/ tuần và phân bố cho các lớp khác nhau thời gian sinh hoạt lớp rất ngắn ngủi (1 tiết/tuần) không thể đủ cho học sinh và cô giáo có thể nắm bắt tâm tƣ nguyện vọng tâm trạng lẫn nhau.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh

Chính sách của nhà nƣớc đặc biệt quan tâm tới nhóm đối tƣợng yếu thế, đặc biệt khó khăn thể hiện bằng những nhóm chính sách cụ thể dành cho y tế, giáo dục, văn hóa và an sinh xã hội. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc giáo dục học sinh nhằm nuôi dƣỡng đội ngũ cán bộ tri thức trẻ cho vùng DTTS nên chính sách dành cho ƣu đãi trong giáo dục cũng nâng lên xứng tầm. Nhiều chính sách đƣợc đƣa ra kịp thời nhằm mang lại sự hỗ trợ, công bằng, kịp thời. Tuy nhiên nhiều học sinh chƣa biết, chƣa hiểu quyền lợi của mình khi tham gia vào chính sách đó. Ví dụ nhƣ chính sách về bảo hiểm y tế, chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh vùng kinh tế xã hội khó khăn. Và thật bất ngờ khi hỏi một em học sinh vì sao sau khi nghỉ học em lại đi học lại, có động cơ nào không, em đã trả lời rằng “đi

để kéo các em đến trƣờng. Trƣớc đây ngƣời DTTS đƣợc cấp không sách vở để đi học nhƣng từ khi có chính sách hỗ trợ chi phí học tập thì sách giáo khoa đƣợc thƣ viện cho mƣợn và vở đƣợc hỗ trợ một ít vào cuối năm học. Vì vậy, những chính sách đƣợc hỗ trợ kịp thời, liên tục, nắm bắt đƣợc gốc rễ của vấn đề sẽ định hƣớng và thúc đẩy học sinh đi học đầy đủ.

Một phần của tài liệu Công tác xã hội với tình trạng bỏ học của học sinh dân tộc thiểu số - nghiên cứu trường hợp tại xã Đăk Jơ Ta – huyện Mang Yang – tỉnh Gia Lai (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)