2. Các khái niệm công cụ
2.2 Một số khái niệm về học sinh dân tộc thiểu số bỏ học
- Trình độ học vấn
Theo tổ chức UNESCO trình độ học vấn đã đạt đƣợc của một ngƣời đƣợc hiểu là lớp học cao nhất mà ngƣời đó đã hoàn thành trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Tình trạng đi học: là hiện trạng của một ngƣời đang theo học một lớp nào đó thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
- Dân tộc thiểu số
Khái niệm nhóm ngƣời thiểu số đƣợc dùng để chỉ các nhóm ngƣời có những sự khác biệt về một phƣơng diện nào đó với cộng đồng ngƣời chung trong xã hội. Họ có thể khác biệt với nhóm ngƣời đa số về phƣơng diện ngôn ngữ và văn hóa. Khác biệt về nhận thức và tôn giáo, về hoàn cảnh kinh tế, điều kiện sống và thu nhập… đi kèm theo đó là sự khác biệt về phƣơng thức ứng xử của cộng đồng đối với chính họ.
Nhà xã hội học Mỹ Louis Wirth năm 1945 đã đƣa ra một định nghĩa khá thông dụng về nhóm ngƣời thiểu số. “có thể gọi là mọi nhóm ngƣời, do một số nét đặc thù về ngoại hình hay văn hóa, bị đối xử khác biệt và không
bằng những thành viên khác của xã hội mà họ sinh sống, và do đó tự coi mình là đối tƣợng của một sự phân biệt tập thể”
Theo Charles Warley và MarVin Harris, các dân tộc chỉ có thể gặp nhau ở những mục tiêu chung về văn hóa và phát triển. Chính văn hóa và các giá trị văn hóa chung, đa dạng và phong phú của các dân tộc sẽ là nền tảng cho sự liên kết, gắn bó và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc. Chỉ có tôn trọng bản sắc văn hóa của nhau trên những chuẩn mực của sự phát triển tiến bộ về kinh tế, chính trị, xã hội các dân tộc mới có thể tìm thấy tiếng nói chung, xóa bỏ sự ngăn cách và phân biệt giữa các dân tộc thiểu số với các dân tộc đa số [10, tr.28 ].
Nƣớc ta là một nƣớc đa dân tộc, cộng đồng 54 dân tộc anh em sinh sống cùng nhau tạo nên một cộng đồng dân tộc kỳ thú với bản sắc văn hóa độc đáo cùng đoàn kết thống nhất và xây dựng đất nƣớc giàu đẹp. Một số đặc điểm của dân tộc thiểu số nƣớc ta đó là:
Các DTTS ở nƣớc ta cƣ trú tập trung ở vùng núi và gần đƣờng biên giới, vùng có vị trí chiến lƣợc quan trọng trong xây dựng kinh tế và củng cố quốc phòng an ninh, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Mỗi dân tộc đều có sắc thái văn hóa riêng. Cộng đồng DTTS có truyền thống cộng đồng cao, gắn bó với nhau trong lịch sử dụng nƣớc và giữ nƣớc
Có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữa ngƣời Kinh và nhóm ngƣời DTTS (trừ ngƣời Hoa).
Điểm xuất phát của ngƣời DTTTS thấp hơn ngƣời Kinh nên họ nhận đƣợc nhiều ƣu tiên trong tiến trình phát triển, đây cũng là chủ trƣơng của nhà nƣớc trong việc hỗ trợ cho nhóm ngƣời yếu thế nhằm đảm bảo sự công bằng trong tiến trình phát triển.
- Học sinh
Theo quy định tại điều 16 luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em thì trẻ em có quyền đƣợc học tập, trẻ em học bậc tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí.
Luật giáo dục quy định: “tuổi nhập học cho trẻ em ở bậc tiểu học là
sáu, mười một tuổi cho cấp THCS và mười lăm tuổi đối với học sinh cấp THPT”. Trong luận văn này, khái niệm học sinh đƣợc hiểu là những trẻ em
từ 6 đến 20 tuổi đang theo học một lớp bất kỳ tại hệ thống các trƣờng học thuộc ngành giáo dục.
- Học sinh trung học cơ sở
Theo khoản b điều 26 luật giáo dục quy định “giáo dục THCS được
thực hiện trong 4 năm học từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là mười một tuổi”. Bộ
giáo dục cũng quy định “những trường hợp có thể học trước tuổi đối với
học sinh phát triển sớm về trí tuệ, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định đối với học sinh ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, học sinh người DTTS”. Vậy với địa bàn đang nghiên cứu thì học sinh có thể nhập học với
số tuổi cao hơn trong độ tuổi mà bộ giáo dục quy định.
- Học sinh là ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số
Là nhóm trẻ em trong độ tuổi đến trƣờng không thuộc dân tộc Kinh. Với phạm vi của luận văn này thì học sinh dân tộc thiểu số đƣợc nghiên cứu là ngƣời BarNah.
- Học sinh bỏ học
Theo luật giáo dục năm 2004: nếu học sinh đang trong độ tuổi đến trƣờng, đang theo học một lớp bất kỳ mà nghỉ quá 90 tiết/ năm học (mà không có lý do chính đáng) thì đƣợc xem là bỏ học.
Với luận văn này khái niệm bỏ học còn đƣợc hiểu là học sinh nghỉ học cách quãng, nhƣng cộng tổng thời gian nghỉ vƣợt quá 90 tiết/ năm học. Hay là hiện tƣợng học sinh đang theo học một lớp nào đó nhƣng đi học không đầy đủ, thƣờng xuyên nhƣng vì đặc trƣng vùng miền, điều kiện mà các em vẫn đƣợc lên lớp để đảm bảo chƣơng trình mục tiêu về phổ cập giáo dục.
- Học sinh ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số bỏ học
Là những học sinh không thuộc dân tộc Kinh, đang theo học tại các lớp thuộc hệ thống giáo dục và nghỉ học quá 90 tiết/ năm.