9. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.2. Lý thuyết dựa trên quyền trẻ em
Đối tƣợng nghiên cứu là trẻ em nên việc nắm vững các quyền của trẻ đƣợc quy định trong các văn bản sẽ hữu ích cho quá trình tham khảo. Mặt khác qua đó sẽ xem xét xem việc đảm bảo các quyền cho trẻ em là ngƣời DTTS đã đƣợc đảm bảo thực thi đầy đủ hay chƣa. Quan điểm của nƣớc ta luôn dành mọi điều tốt nhất cho trẻ em để trẻ có thể phát triển toàn diện về trí, thể, mỹ. Trẻ đƣợc quan tâm chăm sóc bằng nhiều chính sách ƣu đãi khác nhau để đảm bảo quyền đƣợc tiếp cận của trẻ với các dịch vụ xã hội ngay từ những năm đầu đời cụ thể với các chính sách nhƣ tiêm chủng mở rộng, BHYT cho trẻ dƣới 6 tuổi, miễn giảm học phí…Việt Nam là quốc gia
đầu tiên ở Châu Á phê duyệt vào công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em đó là hành lang pháp lý cao nhất để đảm bảo quyền trẻ em đƣợc thực thi, bảo vệ trên phạm vi quốc gia và hội nhập. Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em đƣợc quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 15 tháng 6 năm 2004, trong đó dành chƣơng II quy định về các quyền và bổn phận của trẻ em.
Cách tiếp cận dựa trên quyền của trẻ em nêu rõ việc trẻ có một số quyền nhất định, trẻ phải đƣợc biết về các quyền đó và mọi thành viên trong xã hội phải làm mọi cách để đảm bảo quyền của trẻ. Điều 16 của luật này quy định về quyền học tập của trẻ. Khoản 1 nhấn mạnh “trẻ em có quyền được học tập”, khoản 2 “trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí”. Trong khoản 1 điều 22 quy định rõ “trẻ em không được tự ý bỏ học”. Mọi quy định đã đƣợc luật hóa thì buộc mọi
thành viên trong xã hội phải tuân theo, không đƣợc xâm phạm. Hơn nữa, trẻ em, ngƣời thụ hƣởng từ luật cần phải đƣợc biết về quyền và bổn phận của mình để tự ý thức và tự bảo vệ khi bị tác nhân bên ngoài xâm hại.
Trong CTXH nhóm, việc tiếp cận dựa trên hiểu biết về quyền trẻ em sẽ cung cấp cho trẻ một số hiểu biết nhất định về quyền của trẻ, trong đó có quyền đƣợc đến trƣờng và nghĩa vụ phải học tập đầy đủ. Khi vào nhóm trẻ đƣợc học hỏi, trao đổi để tăng cƣờng tính hiểu biết của mình