Minh ha lm rõ. ọà CHƯƠNG XI LU TT AI Ậ ĐẤ Đ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Tài liệu dùng cho sinh viên đại học hệ chính quy) (Trang 57)

Số tiết: 3 (Lý thuyết: 2 tiết; bài tập, thảo luận: 1/2 tiết)

A) MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG 1. Về kiến thức

- Người học hiểu về quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Đối tượng áp dụng Luật.

- Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”

2. Về kỹ năng

- Kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập để vận dụng những kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn kinh doanh bất động sản hiện nay.

- Kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng điều hành tổ chức.

3. Về thái độ

- Có thái độ học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động nhóm, thảo luận chung. - Nâng cao ý thức thực hiện và tuân thủ pháp luật của Nhà nước.

- Tự giác hoàn thành các bài tập tự học ở nhà, tích cực tự nghiên cứu những vấn đề liên quan đến bài học

B) NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG 11.1. Khái niệm Luật đất đai

11.1.1. Khái niệm đất đai và Luật đất đai

a, Khái niệm đất đai

Đất đai là tài nguyên thiên nhiên của quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu của một số ngành như nông nghiệp, lâm nghiệp là thành phần quan trọng của môi trường sống. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và còn là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội… và là một bộ phận lãnh thổ quốc gia.

b, Khái niệm Luật đất đai

Luật đất đai là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điểu chỉnh những quan hệ hình thành trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt số phận pháp lý của đất đai, nhằm sử dụng đất đai đạt hiệu quả kinh tế cao phù hợp với lợi ích của Nhà nước và toàn dân.

11.1.2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh

a, Đối tượng điều chỉnh

- Quan hệ giữa tổ chức, cá nhân trong việc sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai;

- Quan hệ giữa nhà nước với tất cả các chủ thể sử dụng đất như: các tổ chức kinh tế, cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, các hộ gia đình và cá nhân.

b, Phương pháp điều chỉnh

- Phương pháp mệnh lệnh: Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu là người quản lý đất đai, có quyền yêu cầu người sử dụng đất tuân theo các quyết định đơn phương của mình.

- Phương pháp thỏa thuận: Người sử dụng đất có thể thỏa thuận với nhau trong khuôn khổ những quy định của pháp luật để thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình;

c, Nguyên tắc cơ bản của Luật đất đai

- Đất đai là một tài sản thuộc sở hữu toàn dân nhưng Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Nhà nước thực hiện việc thống nhất quản lý và giám sát việc sử dụng đất đai bằng việc ban hành các văn bản pháp luật và kế hoạch quy hoạch sử dụng đất trong cả nước, giao đất cho người sử dụng đất theo quy hoạch đã thông qua,…

- Nhà nước quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật. Với vai trò là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước thực hiện chức năng thông nhất quản lý đất đai theo đúng quy hoạch và pháp luật, nhằm sử dụng đất đai có hiệu quả và hợp lý. Đất đai phải được sử dụng hợp lý và tiết kiệm; đúng quy hoạch và mục đích sử dụng; đảm bảo việc cải tạo và bồi bổ đất đai.

11.2. Quản lý Nhà nước đối với đất đai

Quản lý nhà nước đối với đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai của Nhà nước.

11.3. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Người sử dụng đất là tất cả các tổ chức, các hộ gia đình và cá nhân trong nước và nước ngoài được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để sử dụng (quy định cụ thể tại Điều 9 Luật đất đai 2003).

* Quyền của người sử dụng đất (Điều 105 Luật đất đai 2003) * Nghĩa vụ của người sử dụng đất (Điều 107 Luật đất đai 2003)

11.4. Vi phạm pháp luật đất đai và giải quyết tranh chấp về đất đai 11.4.1. Vi phạm pháp luật đất đai

Vi phạm pháp luật đất đai được thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến quyền sở hữu đất đai, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất cũng như các quy định về chế độ sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật.

- Xâm phạm đến quyền đại diện chủ sở hữu đất đai của nhà nước như định đoạt một cách bất hợp pháp số phận pháp lý của đất đai, chuyển đổi mục đích sử dụng mà không được sự đồng ý của các cơ quan nhà nước,…

- Lấn, chiếm đất đai, không sử dụng hoặc sử dụng đất không đúng mục đích, hủy hoại đất, vi phạm các nghĩa vụ tài chính về đất đai,…

11.4.2. Xử lý vi phạm pháp luật đất đai

Các vi phạm pháp luật đất đai tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị áp dụng các biện pháp hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Đối với người quản lý đất đai vi phạm pháp luật về đất đai thì có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Ngoài ra đối với những hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho Nhà nước và chủ thể khác thì ngoài những biện pháp xử lý như trên còn phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của mình.

11.4.3. Giải quyết tranh chấp về đất đai

Đối với tranh chấp đất đai nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải cơ sở. Trong trường hợp các bên không hòa giải được thì làm đơn gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tranh chấp để giải quyết.

Đối với tranh chấp đất đai về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc những giấy tờ pháp lý tương đương và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

Giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính.

TÀI LIỆU HỌC TẬP

- Tập thể tác giả: Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội, 1993.

- Tập thể tác giả: Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, trường Đại học Luật Hà Nội, 1995.

- TS. Lê Minh Toàn (chủ biên) Pháp luật đại cương, NXB chính trị quốc gia, 2009.

- Bài giảng Pháp luật đại cương, 2011, của Nguyễn Xuân Thủy và Bùi Thị Lý, Bộ môn Lý luận chính trị, trường Đại học Hùng Vương.

- Luật Đất đai.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Luật đất đai là gì? Phân tích đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật đất đai? 2. Luật đất đai là gì? Phân tích các nguyên tắc cơ bản của Luật đất đai? Cho ví dụ minh họa?

3. Luật đất đai là gì? Phân tích những nội dung cơ bản của quản lý Nhà nước về đất đai? 4. Phân tích các quyền và nghĩa vụ cơ bản của người sử dụng đất đai?

5. Thế nào là vi phạm pháp luật đất đai? Làm rõ các biện pháp xử lý vi phạm đất đai? Cho ví dụ minh họa?

6. Thế nào là tranh chấp về đất đai? Phân tích các nội dung cơ bản về giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành?

CHƯƠNG XII

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Tài liệu dùng cho sinh viên đại học hệ chính quy) (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w