CHƯƠNG VI LU T HÌN HS VÀ LU T TT NG HÌNH ỤỰ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Tài liệu dùng cho sinh viên đại học hệ chính quy) (Trang 32)

Số tiết: 3 (Lý thuyết: 2 tiết; bài tập, thảo luận: 1/2 tiết)

A) MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG 1. Về kiến thức

- Giúp người học hiểu biết thế nào là Luật hình sự, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự. Nắm được các nguyên tắc của Luật hình sự. Giúp người học nhận thức được thế nào là tội phạm, các yếu tố cấu thành tội phạm, phân loại tội phạm và vi phạm hình sự, trách nhiệm hình sự, hình phạt và các biện pháp tư pháp.

- Khái quát về Bộ luật tố tụng hình sự, khái niệm và các nguyên tắc của Tố tụng hình sự. Quy trình, thủ tục xét xử các vụ án hình sự trong hoạt động tố tụng hình sự.

2. Về kỹ năng

- Kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập để vận dụng những kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn hoạt động kinh doanh, tuân thủ pháp luật.

- Kỹ năng thuyết trình, kỹ năng hùng biện, kỹ năng tự bảo vệ.

- Có thái độ học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động nhóm, thảo luận chung. - Nâng cao ý thức thực hiện và tuân thủ pháp luật của Nhà nước.

- Tự giác hoàn thành các bài tập tự học ở nhà, tích cực tự nghiên cứu những vấn đề liên quan đến bài học

B) NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG 6.1. Khái niệm Luật hình sự 6.1.1. Khái niệm Luật hình sự

Luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm hệ thống các

quy phạm pháp luật xác định những hành vi nào nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và quy định hình phạt có thể áp dụng cho người đã thực hiện các tội phạm đó.

6.1.2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh

a. Đối tượng điều chỉnh

Luật hình sự với tư cách là ngành luật độc lập có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng. Đối tượng điều chỉnh của Luật hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước với người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm.

b. Phương pháp điều chỉnh

Phương pháp điều chỉnh mà Luật hình sự sử dụng là phương pháp quyền uy. Quyền lực nhà nước được sử dụng để điều chỉnh quan hệ xã hội giữa Nhà nước và người phạm tội. Nhà nước có quyền tối cao trong việc định đoạt số phận của người phạm tội về tội phạm mà họ đã gây ra.

6.1.3. Các nguyên tắc của Luật hình sự

- Nguyên tắc pháp chế:

- Nguyên tắc dân chủ: - Nguyên tắc nhân đạo

- Nguyên tắc kết hợp hài hòa chủ nghĩa yêu nước và tinh thần quốc tế

Ngoài ra, luật hình sự còn có nguyên tắc hành vi và nguyên tắc có lỗi, nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự…

6.2. Khái niệm tội phạm, cấu thành tội phạm và trách nhiệm hình sự 6.2.1. Khái niệm tội phạm

a. Định nghĩa

Điều 8 BLHS 1999 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam định nghĩa tội phạm như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực

trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN”.

Từ định nghĩa đầy đủ này có thể khái quát định nghĩa tội phạm: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.

b. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm

- Tính có lỗi của tội phạm - Tính trái pháp luật hình sự - Tính phải chịu hình phạt.

6.2.2. Phân loại tội phạm

Theo quy định của Bộ luật hình sự 1999 thì tội phạm được phân loại thành: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội, mức cao nhất của khung hình phạt là đến 3 năm tù;

- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội, mức cao nhất của khung hình phạt là đến 7 năm tù;

- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội, mức cao nhất của khung hình phạt là đến 15 năm tù;

- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội, mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

6.2.3. Cấu thành tội phạm

Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính chất đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. Cấu thành tội phạm là căn cứ để định tội danh và định khung hình phạt. Cấu thành tội phạm bao gồm:

a. Khách thể

Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Khách thể của tội phạm được xác định tại Điều 8 Bộ luật hình sự 1999.

b. Mặt khách quan

Bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật hình sự của hành vi, hậu quả nguy hiểm cho xã hội; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả. Ngoài ra, mặt khách quan của tội phạm có thể có các yếu tố phương tiện, phương pháp, thủ đoạn phạm tội, địa điểm và hoàn cảnh phạm tội,…

c. Chủ thể

Chủ thể của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam chỉ có thể là các cá nhân cụ thể. Nhưng không phải bất kỳ ai cũng trở thành chủ thể của tội phạm mà phải là những người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.

Trong một số trường hợp, tội phạm yêu cầu phải có những dấu hiệu đặc biệt khác thì mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm như: người có chức vụ, quyền hạn (Điều 278, 279 BLHS…), giới tính (Điều 111 BLHS).

d. Mặt chủ quan

Mặt chủ quan là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội, bao gồm: lỗi , mục đích và động cơ phạm tội. Bất cứ tội nào cũng phải là hành vi được thực hiện một cách có lỗi. Mục đích và động cơ phạm tội là nội dung thuộc mặt chủ quan của một số tội phạm nhất định.

6.2.4. Trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm hình sự được hiểu là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội của mình.

Trách nhiệm hình sự dựa trên cơ sở cấu thành tội phạm, nếu không có tội phạm thì không có trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của cá nhân và là dạng trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất, bởi người phạm tội phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất là hình phạt.

6.2.5. Hình phạt và các biện pháp tư pháp

a, Khái niệm hình phạt

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong BLHS và do Tòa án quyết định. (Theo Điều 26 BLHS 1999)

* Đặc điểm:

- Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất thể hiện ở chỗ người phạm tội bị kết án có thể bị tước bỏ, hạn chế quyền tự do, quyền về tài sản, quyền chính trị và thậm chí là quyền sống.

- Hình phạt được luật hình sự quy định và do Tòa án áp dụng. - Hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với cá nhân người phạm tội. * Mục đích

- Đối với người phạm tội: hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, ngăn ngừa họ phạm tội mới.

- Đối với xã hội: thể hiện mục đích đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân.

b, Hệ thống hình phạt

Hệ thống hình phạt theo quy định của luật hình sự nước ta được sắp xếp theo thứ tự từ nhẹ đến nặng và có tính đa dạng, phù hợp với các nguyên tắc của luật hình sự. Hệ thống hình phạt được phân thành hai nhóm: hình phạt chính và hình phạt bổ sung.

c, Các biện pháp tư pháp

Các biện pháp tư pháp là các biện pháp hình sự được BLHS quy định, do các cơ quan tư pháp áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế hình phạt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc quy định các biện pháp tư pháp thể hiện chính sách hình sự của nhà nước ta. Các biện pháp tư pháp có tính chất hỗ trợ cho hình phạt trong trường hợp cần thiết phải xử lý cơ bản, toàn diện người phạm tội về hành vi nguy hiểm của họ. Trong những trường hợp nhất định, các biện pháp tư pháp có vai trò thay thế hình phạt loại bỏ nguyên nhân, điều kiện dẫn đến hành vi nguy hiểm cho xã hội và thể hiện nội dung của nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa.

Các biện pháp tư pháp bao gồm: tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm (Điều 41 BLHS), trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại (Điều 42 BLHS), Buộc công khai xin lỗi (Điều 42 BLHS), Bắt buộc chữa bệnh (Điều 43 BLHS).

6.3. Luật tố tụng hình sự 6.3.1. Khái niệm

Tố tụng hình sự là hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, các cá nhân, cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội góp phần vào giải quyết vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

BLTTHS được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003.

6.3.2. Các nguyên tắc của BLTTHS

- Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự. - Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân.

- Bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật.

- Bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân.

- Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

- Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

- Xác định sự thật của vụ án.

- Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. - Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số.

- Bảo đảm quyền bình đẳng trước Tòa án.

- Thực hiện chế độ hai cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm.

- Giám đốc việc xét xử để đảm bảo việc áp dụng pháp luật được nghiêm chỉnh và thống nhất.

- Bảo đảm hiệu lực của bản án và quyết định của Tòa án.

- Viện kiểm sát là cơ quan thực hiện quyền công tố trong tố tụng hình sự. - Tiếng nói và chữ viết được dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt.

- Trách nhiệm của các tổ chức và công dân trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội.

- Các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước phối hợp với nhau trong phạm vi trách nhiệm của mình.

- Phát hiện, khắc phục nguyên nhân và điều kiện phạm tội.

- Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự: có thể giải quyết cùng với vụ án hình sự hoặc trong trường hợp chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì có thể tách ra giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

- Bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan.

- Bảo đảm quyền được bồi thường của người bị hại do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự gây ra.

- Giám sát cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử đối với hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.

TÀI LIỆU HỌC TẬP

- Tập thể tác giả: Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội, 1993.

- Tập thể tác giả: Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, trường Đại học Luật Hà Nội, 1995.

- TS. Lê Minh Toàn (chủ biên) Pháp luật đại cương, NXB chính trị quốc gia, 2009.

- Bài giảng Pháp luật đại cương, 2011, của Nguyễn Xuân Thủy và Bùi Thị Lý, Bộ môn Lý luận chính trị, trường Đại học Hùng Vương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Luật Hình sự và Luật Tố tụng Hình sự.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự? tại sao phải sử dụng các phương pháp trên.

2. Thế nào là tội phạm? phân tích các dấu hiệu của tội phạm? cho ví dụ minh họa.

3. Có mấy loại tội phạm? phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm? liên hệ thực tế xã hội. 4. Hình phạt là gì? Phân tích đặc điểm của hình phạt và làm rõ các biện pháp tư pháp? 5. Hình phạt là gì? Phân tích làm rõ các biện pháp tư pháp theo quy định của pháp luật hiện hành?

6. Thế nào là tố tụng hình sự? phân tích các nguyên tắc của Bộ luật tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành?

CHƯƠNG VII

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Tài liệu dùng cho sinh viên đại học hệ chính quy) (Trang 32)