D ng các ph ng pháp trên. ửụ ươ CHƯƠNG VII LU T DÂN S VÀ LU T TT NG DÂN ỤỰ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Tài liệu dùng cho sinh viên đại học hệ chính quy) (Trang 37)

Số tiết: 2 (Lý thuyết: 1 tiết; bài tập, thảo luận: 1/2 tiết)

A) MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG 1. Về kiến thức

- Giúp người học xác định và phân biệt được các mối quan hệ dân sự tồn tại rất phức tạp trong xã hội, xác định được đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chính của Bộ luật Dân sự.

- Khái quát về Bộ luật tố tụng Dân sự, khái niệm và các nguyên tắc của Tố tụng Dân sự. Quy trình, thủ tục xét xử các vụ án Dân sự trong hoạt động tố tụng Dân sự.

- Kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập để vận dụng những kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn hoạt động cuộc sống hàng ngày của nhân dân.

- Phân biết được các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. Nhận biết được các quyền dân sự cơ bản của công dân.

3. Về thái độ

- Có thái độ học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động nhóm, thảo luận chung. - Nâng cao ý thức thực hiện và tuân thủ pháp luật của Nhà nước.

- Tự giác hoàn thành các bài tập tự học ở nhà, tích cực tự nghiên cứu những vấn đề liên quan đến bài học

B) NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG 7.1. Luật dân sự

7.1.1. Khái niệm

Luật dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa – tiền tệ và các quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ đó.

Bộ luật dân sự Việt Nam được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006. Bộ luật có 777 điều.

7.1.2. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh

a, Đối tượng điều chỉnh

* Quan hệ tài sản * Quan hệ nhân thân

b, Phương pháp điều chỉnh

Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự là những cách thức, biện pháp mà nhà nước tác động lên các quan hệ tài sản, các quan hệ nhân thân làm cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi, chấm dứt theo ý chí của nhà nước phù hợp với lợi ích nhà nước, xã hội và cá nhân.

7.1.3. Chủ thể của Luật dân sự

a, Cá nhân

Để tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thì cá nhân phải có tư cách chủ thể. Đó là năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.

* “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự” (Khoản 1 Điều 14 BLDS). Năng lực pháp luật dân sự là khả năng, tiền đề, điều kiện cần thiết để cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân do pháp luật quy định và mọi người đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.

* “Năng lực hành vi dân sự là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự” (Điều 17 BLDS). Năng lực hành vi dân sự khả năng hành động của chính chủ thể để tạo ra các quyền, thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ. Năng lực hành vi dân sự còn bao hàm cả năng lực tự chịu trách nhiệm dân sự khi vi phạm nghĩa vụ dân sự.

- Năng lực hành vi dân sự đầy đủ: - Năng lực hành vi một phần:

- Mất năng lực hành vi dân sự: - Hạn chế năng lực hành vi dân sự:

b, Pháp nhân

Pháp nhân cũng là một trong những chủ thể của luật dân sự. Pháp nhân là một tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp có tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

- Được thành lập một cách hợp pháp; - Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; - Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

c, Hộ gia đình, tổ hợp tác

Những hộ gia đình mà thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung, trong quan hệ sử dụng đất, trong các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực kinh doanh khác do pháp luật quy định là các chủ thể trong các quan hệ dân sự đó (Điều 106 BLDS). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của hai chủ thể này phát sinh và chấm dứt cùng với sự hình thành và chấm dứt hoạt động của chúng. Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, hai chủ thể này sẽ cử ra người đại diện để thực hiện vì lợi ích chung của hộ gia đình và tổ hợp tác.

7.1.4. Các quyền dân sự cơ bản

a, Quyền nhân thân

Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân và không thể chuyển giao cho người khác được, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Tuy nhiên, mọi người không được lợi dụng quyền nhân thân để xâm phạm đến lợi ích của cộng đồng, nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác.

Những quyền nhân thân cơ bản được quy định tại luật dân sự như: quyền đối với họ, tên; quyền xác định dân tộc; quyền được khai sinh; khai tử; quyền đối với hình ảnh; quyền được đảm bảo tính mạng, sức khỏe, thân thể, danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền hiến xác và các bộ phận thân thể; quyền bí mật đời tư; quyền kết hôn; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền bất khả xâm ohamj về chỗ ở; quyền lao động,…

b, Quyền sở hữu

Quyền sở hữu là một quyền cơ bản và quan trọng đối với mỗi chủ thể của luật dân sự. Quyền này nhằm xác lập và bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và các chủ thể khác của luật dân sự. Nội dung của quyền sở hữu bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.

- Quyền chiếm hữu là quyền năng mà chủ sở hữu tự mình nắm giữ, quản lý tài sản của mình. Quyền chiếm hữu là quyền kiểm soát, làm chủ và chi phối vật đó theo ý chí của mình, không bị hạn chế và gián đoạn về thời gian (Điều 182 và 184 BLDS).

- Quyền sử dụng là quyền khai thác những lợi ích vật chất của tài sản trong phạm vi pháp luật cho phép.

- Quyền định đoạt là một trong những quyền năng của chủ sở hữu để quyết định số phận của tài sản.

c, Quyền thực hiện giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Các chủ thể của luật dân sự có quyền tự do thực hiện các giao dịch dân sự khi họ có đủ năng lực hành vi dân sự; mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; và trên cơ sở tự nguyện của các bên; đồng thời giao dịch phải có hình thức phù hợp với quy định của PL.

d, Quyền thừa kế

Thừa kế là một chế định của pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự do pháp luật quy định.

Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật ghi nhận. Đó là quyền để lại di sản của cá nhân khi họ chết cho những người được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.

Di sản thừa kế là những tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của người để lại di sản. * Thừa kế theo di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Di chúc là một dạng hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, do đó nó phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng.

* Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện thừa kế và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

e, Quyền sở hữu trí tuệ

* Quyền tác giả

Người tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là tác giả của những tác phẩm đó. Quyền tác giả là phạm vi những quyền mà pháp luật thừa nhận và bảo hộ đối với tác giả có tác phẩm. Quyền tác giả gồm có quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm.

Quyền nhân thân đối với tác phẩm là các quyền mang yếu tố tinh thần của tác giả.

Quyền tài sản đối với tác phẩm là những quyền mang đến các lợi ích vật chất cho tác giả. * Quyền sở hữu công nghiệp

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân với các đối tượng sở hữu công nghiệp, gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh.

* Quyền đối với giống cây trồng là tổng hợp quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng do có việc chọn tạo, phát hiện, phát triển, sử dụng, chuyển

giao cho người khác, để thừa kế, kế thừa và quyền được bảo vệ khi quyền của tác giả, chủ văn bằng bảo hộ đối với giống cây trồng bị xâm phạm.

7.2. Luật tố tụng dân sự 7.2.1. Khái niệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Luật tố tụng dân sự là tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa tòa án, viện kiểm sát với những người tham gia tố tụng trong quá trình tòa án giải quyết án dân sự và thi hành án dân sự.

Bộ luật Tố tụng dân sự được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15/06/2004 quy định nguyên tắc, trình tự tố tụng dân sự.

7.2.2. Những nguyên tắc cơ bản

- Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng dân sự; - Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. - Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự.

- Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự. - Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự. - Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự.

- Hoà giải trong tố tụng dân sự.

- Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự. - Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. - Xét xử công khai.

- Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc tham gia tố tụng dân sự. - Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử.

- Tiếng nói, chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là Tiếng Việt. - Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự.

TÀI LIỆU HỌC TẬP

- Tập thể tác giả: Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội, 1993.

- Tập thể tác giả: Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, trường Đại học Luật Hà Nội, 1995.

- TS. Lê Minh Toàn (chủ biên) Pháp luật đại cương, NXB chính trị quốc gia, 2009.

- Bài giảng Pháp luật đại cương, 2011, của Nguyễn Xuân Thủy và Bùi Thị Lý, Bộ môn Lý luận chính trị, trường Đại học Hùng Vương.

- Luật Dân sự, Luật Tố tụng Dân sự, ...

CÂU HỎI ÔN TẬP

2. Pháp luật dân sự là gì? Phân tích các nội dung liên quan đến các chủ thể của Luật Dân sự? liên hệ với thực tế xã hội hiện nay.

3. Trình bày các quyền dân sự cơ bản theo pháp luật hiện hành, phân tích và làm rõ quyền nhân thân?

4. Trình bày các quyền dân sự cơ bản theo pháp luật hiện hành, phân tích và làm rõ quyền sở hữu?

5. Trình bày các quyền dân sự cơ bản theo pháp luật hiện hành, phân tích và làm rõ quyền thực hiện các giao dịch dân sự?

6. Trình bày các quyền dân sự cơ bản theo pháp luật hiện hành, phân tích và làm rõ quyền thừa kế?

7. Trình bày các quyền dân sự cơ bản theo pháp luật hiện hành, phân tích và làm rõ quyền sở hữu trí tuệ?

8. Thế nào là TT Dân sự? phân tích các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng Dân sự? 9. Thế nào là quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân? Cho ví dụ minh họa là rõ các quan hệ này.

CHƯƠNG VIII

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Tài liệu dùng cho sinh viên đại học hệ chính quy) (Trang 37)