CHƯƠNG VIII LU THÔN NHÂN VÀ GIA ÌNH ẬĐ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Tài liệu dùng cho sinh viên đại học hệ chính quy) (Trang 42)

Số tiết: 3 (Lý thuyết: 1 tiết; bài tập, thảo luận: 1/2 tiết)

A) MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG 1. Về kiến thức

- Luật hôn nhân và gia đình có nhiệm vụ góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Để nâng cao trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam; Kế thừa và phát triển pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam;

- Luật hôn nhân và gia đình quy định chế độ hôn nhân và gia đình, trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam.

2. Về kỹ năng

- Kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập để vận dụng những kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn vào cuộc sống gia đình trong tương lai.

- Kỹ năng thuyết trình.

3. Về thái độ

- Có thái độ học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động nhóm, thảo luận chung. - Nâng cao ý thức thực hiện và tuân thủ pháp luật của Nhà nước.

- Tự giác hoàn thành các bài tập tự học ở nhà, tích cực tự nghiên cứu những vấn đề liên quan đến bài học

B) NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG

8.1. Khái niệm Luật Hôn nhân và gia đình 8.1.1. Khái niệm

Gia đình là một nhân tố quan trọng cấu thành nên xã hội, gia đình có tốt thì xã hội mới thịnh vượng được. Chính vì vậy, Nhà nước quan tâm và bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình bằng việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình.

8.1.2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh

a, Đối tượng điều chỉnh

Luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, bao gồm: quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình.

Quan hệ nhân thân có vai trò quan trọng quyết định đến tính chất và nội dung của các quan hệ về tài sản. Các quan hệ tài sản trong Luật hôn nhân và gia đình không mang tính đền bù ngang giá như các quan hệ tài sản trong lĩnh vực dân sự.

b, Phương pháp điều chỉnh

Trong các quan hệ hôn nhân và gia đình, phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp thỏa thuận, hòa giải.

c, Các nguyên tắc của Luật hôn nhân và gia đình

- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng;

- Hôn nhân giữa các công dân Việt Nam, thuộc các dân tộc, các tôn giáo khác, giữa những người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ;

- Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình;

- Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con trở thành công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu phải có nghĩa vụ kính trọng chăm sóc, phụng dưỡng ông bà; các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau.

- Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt và đối xử giữa các con; giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú.

- Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.

8.2. Một số chế định cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình 8.2.1. Kết hôn

a, Điều kiện kết hôn

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì việc kết hôn phải tuân theo điều kiện kết hôn quy định tại Điều 9:

- Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên;

- Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn

Theo quy định tại Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình 2000 thì những trường hợp sau thuộc trường hợp cấm kết hôn:

- Người đang có vợ hoặc có chồng; - Người mất năng lực hành vi dân sự;

- Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

b, Đăng ký kết hôn

Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan đăng ký kết hôn) thực hiện theo nghi thức luật định. Mọi nghi thức kết hôn khác không theo quy định của pháp luật thì đều không có giá trị pháp lý.

Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn. Trong trường hợp, hai công dân Việt Nam đăng ký kết hôn với nhau ở nước ngoài thì cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự có thẩm quyền đăng ký kết hôn.

8.2.2. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

a, Quan hệ giữa vợ và chồng

* Quan hệ nhân thân

Quan hệ vợ chồng phát sinh kể từ thời điểm tiến hành xong các thủ tục về đăng ký kết hôn. Vợ chồng phải thương yêu, chung thủy, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Vợ chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt trong gia đình.

* Quan hệ tài sản

Tài sản chung vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. Tài sản chung vợ chồng bao gồm: tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ, chồng được thừa kế chung, tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ, chồng thỏa thuận là tài sản chung. Tài sản chung vợ, chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên cả hai vợ chồng. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung vợ chồng.

b, Quan hệ giữa cha mẹ và con

Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền yêu thương, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập và giáo dục con, để con phát triển lành mạnh về mọi mặt trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích của xã hội. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ con cái, không được lạm dụng sức lao động của con, xúi giục và ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe lời khuyên đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự và truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

* Cấp dưỡng

Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ngoại và cháu, giữa vợ và chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế và chuyển giao cho người khác được.

8.2.3. Con nuôi

- Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi nhằm bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cho phù hợp với đạo đức xã hội.

Một người có thể nhận một hoặc nhiều người làm con nuôi. Giữa người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

Người được nhận làm con nuôi phải là người từ 15 tuổi trở xuống. Người trên 15 tuổi có thể được nhận làm con nuôi trong trường hợp là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn. Một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng.

Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình 2000. Mục đích của việc nhận con nuôi không được trái các quy định của pháp luật, đạo đức và xã hội.

- Đăng ký việc nuôi con nuôi

Việc nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký và ghi vào Sổ hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Trong trường hợp một hoặc các bên không đủ điều kiện nhận nuôi con nuôi hoặc làm con nuôi thì cơ quan đăng ký việc nuôi con nuôi từ chối đăng ký và giải thích rõ lý do bằng văn bản.

8.2.4. Ly hôn

a. Quyền yêu cầu giải quyết việc ly hôn

Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn. Nếu vợ đang có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải ở cơ sở được khuyến khích khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn.

b. Căn cứ cho ly hôn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu thấy tình trạng hôn nhân trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì giải quyết cho ly hôn.

* Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc về bên đó, tài sản chung được giải quyết theo nguyên tắc:

- Tài sản chung vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có căn cứ vào hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên;

- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

- Tài sản được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật hoặc có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán phần chênh lệch cho bên kia.

TÀI LIỆU HỌC TẬP

- Tập thể tác giả: Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội, 1993.

- Tập thể tác giả: Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, trường Đại học Luật Hà Nội, 1995.

- TS. Lê Minh Toàn (chủ biên) Pháp luật đại cương, NXB chính trị quốc gia, 2009.

- Bài giảng Pháp luật đại cương, 2011, của Nguyễn Xuân Thủy và Bùi Thị Lý, Bộ môn Lý luận chính trị, trường Đại học Hùng Vương.

- Luật Hôn nhân và gia đình, các văn bản dưới luật khác liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình?

2. Trình bày các nội dung cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình, phân tích nội dung quy định về kết hôn?

3. Trình bày các nội dung cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình, phân tích nội dung quy định về quan hệ giữa các thành viên trong gia đình?

4. Trình bày các nội dung cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình, phân tích nội dung quy định về ly hôn?

5. Thế nào là con nuôi? Điều kiện để nuôi con nuôi?

6. Phân tích làm rõ các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong quan hệ gia đình theo quy định của pháp luật hiện hành?

CHƯƠNG IX

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Tài liệu dùng cho sinh viên đại học hệ chính quy) (Trang 42)