3.3.1. Bài thực hành số 1:
Nhận dạng cấu tạo và quan sát hoạt động của ABS trên mô hình
Mục tiêu thực hiện
Sau khi thực hiện xong bài thực hành này người học có khả năng: - Nhận dạng được các bộ phận, chi tiết và sơ đồ đấu dây của ABS. - Nhận biết được các chế độ hoạt động của ABS.
3.3.1.1. Chuẩn bị
- Máy tính có cài đặt phần mềm kết nối.
- Tài liệu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của ABS. - Phòng học, xưởng thực hành.
3.3.1.2. Trình tự thực hiện
* Nhận dạng cấu tạo và sơ đồ đấu dây của các bộ phận ABS trên mô hình.
- Nghiên cứu tài liệu về cấu tạo của ABS. - Đọc sơ đồ trên mô hình.
- Nhận dạng ABS ECU và xác định các chân của ABS ECU trên mô hình theo sơ đồ mạch điện.
- Nhận dạng mạch nguồn và xác định sơ đồ đấu dây của mạch nguồn.
- Nhận dạng các cảm biến tốc độ và sơ đồ đấu dây của các cảm biến trên mô hình. - Nhận dạng bộ chấp hành và sơ đồ đấu dây của bộ chấp hành trên mô hình. * Quan sát các chế độ hoạt động của ABS.
- Kết nối máy tính vào mô hình, chạy phần mềm kết nối ABS. - Quan sát hoạt động phanh bình thường (ABS không hoạt động):
+ Trường hợp phanh gấp (trường hợp hệ thống ABS có lỗi hư hỏng và đèn báo ABS luôn sáng, hoặc không bật công tắc máy (IGSW) cấp điện cho hệ thống).
Nhấn công tắc điều khiển mô tơ dẫn động ở vị trí ON. Chờ hệ thống dẫn động quay đến tốc độ ổn định.
Đạp bàn đạp phanh gấp, quan sát thấy bánh xe bị hãm cứng, không nghe tiếng kêu phát ra từ bộ chấp hành, quan sát các đèn LED (trên sơ đồ mạch điện) không chớp, tắt liên tục hoặc quan sát trên máy tính đường đặc tính của van điện không thay đổi. Trong trường hợp này hệ thống ABS không làm việc, hệ thống phanh hoạt động ở chế độ phanh bình thường.
+ Trường hợp rà phanh
Bật IGSW về vị trí ON. Đèn báo nguồn IGSW sáng, ABS được cấp nguồn điện 12V từ ắc quy. Đèn ABS sáng và tắt sau 3 giây, ABS ở chế độ sẵn sàng làm việc.
Đạp nhẹ lên bàn đạp phanh, quan sát tốc độ bánh xe giảm chậm dần đến khi dừng hẳn, không nghe tiếng kêu phát ra từ bộ chấp hành, quan sát các đèn LED (trên sơ đồ mạch điện) không chớp, tắt liên tục hoặc quan sát trên máy tính đường đặc tính của van điện không thay đổi. ABS cũng không làm việc trong chế độ này do sự giảm tốc rất chậm.
+ Trường hợp bánh xe đứng yên
Đạp mạnh lên bàn đạp phanh, nhưng hệ thống ABS không làm việc vì không có tín hiệu từ cảm biến tốc độ bánh xe.
- Quan sát hoạt động của hệ thống khi ABS hoạt động:
+ Bật công tắc IGSW ở vị trí ON. Đèn báo nguồn IGSW sáng, hệ thống điều khiển ABS được cấp nguồn điện 12V từ ắc quy.
+ Đèn báo ABS sáng trong vòng 03 giây rồi tự tắt. Trong khoảng thời gian này nghe các tiếng kêu phát ra từ các rơ le trên bộ chấp hành ABS, do hệ thống ABS tự kiểm tra các chức năng ban đầu. Đèn tự tắt chứng tỏ hệ thống ABS trong trạng thái tốt, sẵn sàng làm việc.
+ Nhấn công tắc điều khiển mô tơ dẫn động ở vị trí ON. Chờ đến khi hệ thống quay đến tốc độ ổn định.
+ Đạp bàn đạp phanh gấp, quan sát thấy bánh xe không bị hãm cứng và các đèn LED (trên sơ đồ mạch điện) chớp sáng tắt liên tục hoặc quan sát trên máy tính đường đặc tính của van điện thay đổi, chứng tỏ ABS ECU điều khiển các solenoid trong bộ điều khiển thủy lực làm thay đổi liên tục áp suất dầu phanh cấp cho các xy lanh làm việc ở bánh xe theo chu kỳ giảm áp, giữ áp và tăng áp. Lúc này có sự dội ngược dầu về ở xy lanh phanh chính, nên có hiện tượng rung động và tiếng ồn sinh ra ở bàn đạp phanh, ta có thể cảm nhận được điều này và đây cũng là trạng thái làm việc bình thường của hệ thống ABS.
3.3.2. Bài thực hành số 2: Kiểm tra, chẩn đoán ABS
Mục tiêu thực hiện
Sau khi thực hiện xong bài thực hành này người học có khả năng: - Chẩn đoán được hư hỏng của ABS.
- Đọc được mã hư hỏng và xác định được hư hỏng của các bộ phận trên ABS.
3.3.2.1. Chuẩn bị
- Mô hình ABS có bộ kết nối máy tính. - Máy tính có cài đặt phần mềm kết nối. - Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán ABS. - Dây chẩn đoán.
- Vôn kế và Ôm kế (đồng hồ đo mạch hay đồng hồ vạn năng) [Vôn và Ôm kế có trở kháng cao (10 kΩ/v tối thiểu)]
- Phòng học, xưởng thực hành.
3.3.2.2. Trình tự thực hiện
Kiểm tra hệ thống chẩn đoán
Kiểm tra tiếng động của bộ chấp hành
- Cho mô hình hoạt động với tốc độ lớn hơn 300 vòng/phút. - Kiểm tra có tiếng động làm việc của bộ chấp hành hay không.
ABS ECU tiến hành kiểm tra ban đầu mỗi khi bật khóa điện và tốc độ ban đầu lớn hơn 300 vòng/phút. Nó cũng kiểm tra chức năng của van điện và mô tơ bơm trong bộ chấp hành. Tuy nhiên nếu đạp phanh, kiểm tra ban đầu sẽ không được thực hiện nhưng nó sẽ bắt đầu sau khi nhả bàn đạp phanh.
Đọc mã chẩn đoán
- Kiểm tra điện áp ắc quy: khoảng 12 vôn. - Kiểm tra đèn báo “ABS” bật sáng
+ Bật khóa điện ở vị trí ON
+ Kiểm tra đèn báo “ABS” bật sáng trong 3 giây. Nếu đèn không sáng, tiến hành kiểm tra và sửa chữa hay thay thế cầu chì, bóng đèn báo, dây điện.
- Đọc mã chẩn đoán
+ Bật khóa điện ở vị trí ON
+ Nối chân TC và E1 của giắc kiểm tra
+ Nếu hệ thống hoạt động bình thường đèn báo sẽ nháy 0,5 giây một lần.
Hình 3.1 Mã chẩn đoán ABS hoạt động bình thường
+ Trong trường hợp ABS có hư hỏng, sau 4 giây đèn bắt đầu nháy, đếm số lần nháy của đèn báo ABS, tra bảng mã chẩn đoán (bảng 3.1) và tiến hành kiểm tra, sửa chữa.
Lưu ý: Số lần nháy đầu tiên sẽ bằng chữ số thứ nhất của mã chẩn đoán hai số (số hàng chục). Sau khi tạm dừng 1,5 giây, đèn lại nháy tiếp. Số lần nháy thứ hai sẽ bằng chữ số thứ hai của mã chẩn đoán (số hàng đơn vị). Nếu có hai mã hư hỏng trở lên, sẽ có khoảng dừng 2,5 giây giữa hai mã và việc phát mã lặp lại từ đầu sau 4 giây tạm ngừng. Các mã sẽ phát theo thứ tự tăng dần từ mã nhỏ nhất đến mã lớn nhất.
Ví dụ: Đọc mã chẩn đoán 11 và 23.
Hình 3.2 Mã chẩn đoán 11 và 23
Bảng 3.1 Bảng mã chẩn đoán hư hỏng của ABS
Mã Chẩn đoán Khu vực hư hỏng
Đèn báo “ABS” sáng, tắt
Tất cả các cảm biến tốc độ và rô to cảm biến hoạt động bình thường
Không có hư hỏng
11 Hở mạch trong mạch rơ le van điện
12 Chập mạch trong mạch rơ le van điện
- Mạch bên trong của bộ chấp hành
- Rơ le điều khiển van điện - Dây điện và giắc nối của mạch rơ le van điện
13 Hở mạch trong mạch rơ le mô tơ bơm
14 Chập mạch trong mạch rơ le mô tơ bơm
- Mạch bên trong của bộ chấp hành
- Rơ le điều khiển mô tơ bơm - Dây điện và giắc nối của mạch rơ le mô tơ bơm
bánh xe trước phải
22 Hở hay ngắn mạch trong van điện của bánh xe trước trái
23 Hở hay ngắn mạch trong van điện của bánh xe sau phải
24 Hở hay ngắn mạch trong van điện của bánh xe sau trái
- Dây điện và giắc nối của mạch van điện bộ chấp hành
31 Cảm biến tốc độ bánh xe trước phải hỏng
32 Cảm biến tốc độ bánh xe trước trái hỏng 33 Cảm biến tốc độ bánh xe sau phải hỏng 34 Cảm biến tốc độ bánh xe sau trái hỏng 35 Hở mạch cảm biến tốc độ bánh xe trước
trái hay sau phải
36 Hở mạch cảm biến tốc độ bánh xe trước phải hay sau trái
- Cảm biến tốc độ bánh xe - Rô to cảm biến tốc độ bánh xe
- Dây điện và giắc nối của cảm biến tốc độ bánh xe
37 Hỏng cả 2 rô to cảm biến tốc độ Rô to cảm biến tốc độ 41 Điện áp ắc quy không bình thường (nhỏ
hơn 9,5 vôn hoặc lớn hơn 16,2 vôn)
- Ắc quy - Bộ tiết chế
51 Mô tơ bơm của bộ chấp hành bị kẹt hay hở mạch mô tơ bơm của bộ chấp hành
- Mô tơ bơm, ắc quy và rơ le - Dây điện giắc nối và bu lông tiếp mát hay mạch mô tơ bơm của bộ chấp hành
71 Điện áp của tín hiệu cảm biến tốc độ phía trước bên phải thấp
- Cảm biến tốc độ trước phải - Lắp đặt cảm biến
72 Điện áp của tín hiệu cảm biến tốc độ phía trước bên trái thấp
- Cảm biến tốc độ trước trái - Lắp đặt cảm biến
73 Điện áp của tín hiệu cảm biến tốc độ phía sau bên phải thấp
- Cảm biến tốc độ sau phải - Lắp đặt cảm biến
74 Điện áp của tín hiệu cảm biến tốc độ phía sau bên trái thấp
- Cảm biến tốc độ sau trái - Lắp đặt cảm biến
75 Thay đổi không bình thường của tín hiệu
cảm biến tốc độ phía trước bên phải - Rô to cảm biến trước phải 76 Thay đổi không bình thường của tín hiệu
cảm biến tốc độ phía trước bên trái - Rô to cảm biến trước trái 77 Thay đổi không bình thường của tín hiệu
cảm biến tốc độ phía sau bên phải - Rô to cảm biến sau phải 78 Thay đổi không bình thường của tín hiệu
cảm biến tốc độ phía sau bên trái - Rô to cảm biến sau trái
Đèn báo “ABS” luôn bật
ABS ECU hỏng - ABS ECU
3.3.3. Bài thực hành số 3:
Kiểm tra, sửa chữa ABS
Mục tiêu thực hiện
Sau khi thực hiện xong bài thực hành này người học có khả năng: - Kiểm tra, sửa chữa được các bộ phận, chi tiết của ABS.
3.3.3.1. Chuẩn bị
- Mô hình ABS có bộ kết nối máy tính. - Máy tính có cài đặt phần mềm kết nối. - Tài liệu hướng dẫn sửa chữa ABS. - Dây chẩn đoán.
- Vôn kế và Ôm kế (đồng hồ đo mạch hay đồng hồ vạn năng) [Vôn và Ôm kế có trở kháng cao (10 kΩ/v tối thiểu)].
- Dụng cụ tháo lắp.
- Phòng học, xưởng thực hành.
3.3.3.2. Trình tự thực hiện
Trước khi sửa chữa ABS, phải xác định hư hỏng là trong ABS hay hệ thống phanh. Về cơ bản, do ABS được trang bị chức năng dự phòng nên nếu ABS xảy ra hư hỏng thì ABS ECU dừng hoạt động của ABS ngay lập tức và chuyển sang hệ thống phanh thông thường.
Do ABS có chức năng chẩn đoán, đèn ABS bật sáng để báo cho người lái xe biết khi có hư hỏng xảy ra, nên sử dụng giắc sửa chữa để xác định nguồn gốc hư hỏng.
Nếu hư hỏng xảy ra trong hệ thống phanh, đèn báo ABS sẽ không báo sáng, nên tiến hành những thao tác kiểm tra sau:
* Lực phanh không đủ:
- Kiểm tra rò rỉ dầu phanh từ các đường ống hay lọt khí. - Kiểm tra hành trình tự do: độ rơ bàn đạp phanh quá lớn.
- Kiểm tra chiều dày của má phanh và kiểm tra xem má phanh có bị dính dầu mỡ. - Kiểm tra bộ trợ lực phanh bị hư hỏng.
- Kiểm tra xy lanh chính bị hư hỏng.
* Chỉ có phanh một bánh hoạt động hoặc phanh bị bó cứng:
- Kiểm tra má phanh: do má phanh mòn không đều hay tiếp xúc không đều. - Kiểm tra xy lanh chính bị hư hỏng.
- Kiểm tra xy lanh bánh xe bị hư hỏng.
- Kiểm tra van điều hòa lực phanh bị hư hỏng. - Bàn đạp phanh rung (khi ABS không hoạt động) + Kiểm tra độ rơ của đĩa phanh.
+ Kiểm tra độ rơ của moayơ bánh xe.
Chú ý: những hiện tượng đặc biệt ở xe có ABS
- Trong quá trình kiểm tra ban đầu, một tiếng động làm việc có thể phát ra từ bộ chấp hành, đó là hiện tượng bình thường.
- Rung động và tiếng ồn từ mô hình, bàn đạp phanh sinh ra khi ABS hoạt động, nhưng đèn báo ABS không sáng, ABS hoạt động bình thường.
* Kiểm tra, sửa chữa rơ le điều khiển van điện
- Tạo lỗi hư hỏng trên bảng đánh pan của mô hình ABS - Kết nối máy tính vào mô hình và chạy phần mềm
- Click nút đọc code, đèn ABS nháy, đọc mã hư hỏng, tra bảng 3.1 xác định hư hỏng. Nếu đèn ABS báo mã 11, 12 thì hư hỏng rơ le điền khiển van điện.
- Sử dụng đồng hồ đo kiểm tra rơ le điều khiển, kiểm tra dây dẫn, xác định chính xác hư hỏng và thay thế rơ le hoặc dây dẫn.
* Kiểm tra, sửa chữa rơ le điều khiển mô tơ bơm bộ chấp hành
- Kết nối máy tính vào mô hình và chạy phần mềm
- Click nút đọc code, đèn ABS nháy, đọc mã hư hỏng, tra bảng 3.1 xác định hư hỏng. Nếu đèn ABS báo mã 13, 14 thì hư hỏng rơ le điền khiển mô tơ bơm điện.
- Sử dụng đồng hồ đo kiểm tra rơ le điều khiển, kiểm tra dây dẫn, xác định chính xác hư hỏng và thay thế rơ le hoặc dây dẫn.
* Kiểm tra, sửa chữa bộ chấp hành
- Tạo lỗi hư hỏng trên bảng đánh pan của mô hình ABS - Kết nối máy tính vào mô hình và chạy phần mềm
- Click nút đọc code, đèn ABS nháy, đọc mã hư hỏng, tra bảng 3.1 xác định hư hỏng. Nếu đèn ABS báo mã 21, 22, 23, 24 thì hư hỏng van điện; nếu đèn ABS báo mã 51 thì hư hỏng mô tơ bơm.
- Sử dụng đồng hồ kiểm tra dây dẫn nếu dây dẫn còn tốt thì kiểm tra và thay thế bộ chấp hành bằng cách quan sát hoạt động của từng cảm biến trên máy tính.
* Kiểm tra, sửa chữa cảm biến tốc độ bánh xe
- Tạo lỗi hư hỏng trên bảng đánh pan của mô hình ABS - Kết nối máy tính vào mô hình và chạy phần mềm
- Click nút đọc code, đèn ABS nháy, đọc mã hư hỏng, tra bảng 3.1 xác định hư hỏng, nếu đèn ABS báo mã hư hỏng cảm biến tốc độ bánh xe
- Sử dụng đồng hồ kiểm tra dây dẫn, nếu dây dẫn còn tốt, kiểm tra và thay thế cảm biến tốc độ theo các bước sau:
+ Tháo giắc nối cảm biến tốc độ. + Đo điện trở giữa các cực
Cảm biến tốc độ bánh xe trước có điện trở khoảng 0,8 - 1,3 kΩ. Cảm biến tốc độ bánh xe trước có điện trở khoảng 1,1 - 1,7 kΩ.
+ Đo thông mạch giữa mỗi chân cảm biến với thân cảm biến, nếu có thì thay cảm biến. + Kiểm tra, siết chặt cảm biến tốc độ bánh xe, không có khe hở giữa cảm biến và giá đỡ. + Kiểm tra rô to cảm biến
Tháo bán trục (bánh trước) hoặc moayơ (bánh sau).
Quan sát, kiểm tra các răng trên rô to cảm biến, nếu bị biến dạng, sứt, mẻ răng, tiến hành tháo thay mới bán trục hoặc moayơ.
* Kiểm tra, sửa chữa ABS ECU
Bảng 3.2 trình bày một số hư hỏng thường gặp của ABS
Bảng 3.2 Các hư hỏng thường gặp của ABS
Nguyên nhân có thể Vấn đề
Các bộ phận Kiểu hư hỏng
Đèn báo và mạch điện Ngắn mạch
Rơ le van điện Hở hay ngắn mạch Rơ le mô tơ bơm Hở hay ngắn mạch Van điện bộ chấp hành Hở hay ngắn mạch