5. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu
3.3.5 Giải pháp về các chính sách, quy hoạch kế hoạch, quản lý Nhà nước
nước với phát triển kinh tế trang trại
Tăng cường công tác quản lý nhà nước với trang trại, giám sát chặt ch việc thực thi các chính sách của Nhà nước, cũng như những quy hoạch, kế hoạch cụ thể của tỉnh. Cần có chính sách riêng cho từng loại hình trang trại:
Đối với trang trại trồng trọt: cần có những chính sách, kế hoạch cụ thể để phát triển các trang trại theo hướng phát triển các cây trồng chủ lực (cây lương thực, cây rau chế biến và cây vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP...), tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ.
Đối với các trang trại chăn nuôi: cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích tổ chức sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị để giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị chăn nuôi, để duy trì chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp và ứng dụng công nghệ cao; an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhằm nâng cao chất lượng đàn vật nuôi đặc biệt là đàn gà đồi Yên Thế; đồng thời phát triển thêm nhiều đàn gia súc khác như trâu, bò đặc biệt là bò sữa...Chỉ đạo, rà soát việc thực hiện Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi - thú y trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giống vật nuôi, thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh như: lợn tai xanh, cúm gia cầm...
Đối với lĩnh vực thuỷ sản: Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vùng nuôi chuyên canh tập trung, các cơ sở sản xuất giống. Tăng cường công tác quản lý nhà nước chuyên ngành thuỷ sản, làm tốt công tác quản lý chất lượng
con giống; kiểm tra chất lượng thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản và thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
Đối với lĩnh vực lâm nghiệp: Tỉnh cần tập trung hoàn thành các chỉ tiêu các chỉ tiêu trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trong những năm tới. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, trồng thí điểm các giống cây bằng công nghệ lai có năng suất cao. Đối với huyện Sơn Động – một huyện miền núi với các yếu tố thuận lợi cho phát triển các trang trại lâm nghiệp, do đó có thể lên các đề án thử nghiệm cánh rừng mẫu lớn, các đề án phát triển trồng cây dược liệu, cây bản địa có giá trị kinh tế cao; vừa phát triển và bảo vệ rừng bền vững trên các huyện miền núi vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài ra cần có chính sách, kế hoạch nhằm củng cố, giữ vững thương hiệu của những mặt hàng nông sản đã có thương hiệu như: vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế, Mì Chũ, gạo thơm Yên Dũng…đồng thời phát triển thêm thương hiệu cho một số nông sản hàng hoá mới có lợi thế của từng địa phương bảo vệ cho thương hiệu một số sản phẩm nông sản đặc trưng của tỉnhnhư: vải sớm Phúc Hoà, nhãn hiệu tập thể nếp Phì Điền (Lục Ngạn); gạo thơm Yên Dũng; mì Kế; mì Chũ; lạc giống Tân Yên; rau an toàn Song Mai... Tập trung đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ cao vào sản xuất, chế biến, bảo quản để nâng cao chất lượng, giá trị của 8 loại sản phẩm nông nghiệp hàng hoá trong Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung, gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015.
Quy hoạch các vùng chuyên canh riêng biệt, để đưa ra các định hướng phát triển kinh tế trang trại riêng cho từng vùng. Tuy nhiên vẫn cần có sự liên kết hợp tác giữa các vùng như: phối hợp với các huyện Sơn Động và Lục Ngạn xây dựng kế hoạch phát triển đàn gà, tiến tới xây dựng thương hiệu gà đồi Sơn Động – Lục Ngạn khi có đủ điều kiện.
Phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt là đường giao thông và lĩnh vực thủy lợi tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đầu tư vào các trang trại. Đầu tiên cần tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch
thuỷ lợi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, Quy hoạch đê điều của tỉnh Bắc Giang tới năm 2020, từ đó đưa ra những kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp. Tiếp tục tiến hành đổi mới quản lý lĩnh vực thủy lợi theo hướng đa chức năng đảm bảo nước tưới cho nhiều loại cây trồng, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, cung cấp nước phục vụ dân sinh. Nâng cao hiệu quả của các hồ đập và các công trình thủy lợi hiện có, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn ưu đãi đầu tư cho hệ thống đê điều, duy tu, sửa chữa bảo dưỡng các công trình thủy lợi, hỗ trợ công nghệ dịch vụ trong quản lý khai thác nguồn nước và công trình thủy lợi. Đẩy mạnh cải tạo đường giao thông, đặc biệt là các tuyến giao thông quan trọng nối liền tỉnh với cửa khẩu Hữu Nghị, giữa tỉnh với khu tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Trong hoạt động kinh tế hiện nay, thông tin là một yếu tố quan trọng, do đó cần cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, minh bạch cho các trang trại nhằm tìm kiếm những cơ hội kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh cho đơn vị. Kiến nghị giao cho một bộ phận cơ quan hành chính nhà nước chịu trách nhiệm cung cấp thông tin cho các trang trại về các vấn đề như: chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, văn bản pháp luật, thông tin về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, dự báo nhu cầu thị trường...
Thực hiện tốt công tác quản lý các quy hoạch ngành, lĩnh vực và quy hoạch sản phẩm chủ yếu đã được phê duyệt và đang còn hiệu lực thông qua việc phổ biến, công khai quy hoạch để mọi người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, dễ khai thác tài liệu phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Các chính sách ban hành cần có tính khá thi bám sát vào thực tế, rút ngắn độ trễ. Tăng cường kết hợp giữa các sở ban ngành trong tỉnh để có thể phối hợp thực hiện những giải pháp phát triển đồng bộ.
Bên cạnh đó cần tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra đối với kinh tế trang trại, đảm bảo các chủ trang trại thực hiện đầy đủ quy trình kỹ thuật canh tác bảo vệ và làm giàu đất, bảo vệ môi trường; thực hiện các nghĩa vụ đối với
Nhà nước theo pháp luật, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ trang trại về tài sản và các lợi ích khác.
Như vậy, để kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh phát triển cần có sự kết hợp đồng bộ giữa các nhóm giải pháp khác nhau, cùng với sự liên kết giữa chủ trang trại, công ty và ngân hàng thương mại góp phần giảm bớt rủi ro, đem lại hiệu quả kinh tế cao, đóng góp giá trị sản xuất lớn vào giá trị nông nghiệp của toàn tỉnh.
KẾT LUẬN
Trang trại là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ưu việt, phù hợp với quy luật phát triển khách quan của nền nông nghiệp thế giới. Là một hình thức sản xuất tiên tiến, kinh tế trang trại đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực, khẳng định được vai trò của mình trong phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Kinh tế trang trại là xu hướng phát triển tất yếu của kinh tế hộ gia đình trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp.
Tỉnh Bắc Giang có nhiều điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại. Trong suốt giai đoạn 2006 – 2012 kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh, sự kết hợp đa dạng giữa các loại hình trang trại đã khai thác được khá tốt các yếu tốt nguồn lực của địa phương nhằm phát triển kinh tế. Không chỉ có vậy kinh tế trang trại còn góp phần xóa đói giảm nghèo, đóng góp vai trò to lớn vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang được phát triển theo hướng lựa chọn các mô hình trang trại phù hợp với lợi thế so sánh của từng địa phương trong tỉnh. Sự kết hợp tổng hợp giữa trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, trồng cây ăn quả vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao vừa góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là một hướng đi mới cho các chủ trang trại trong việc chuyển đổi các mô hình sản xuất xưa cũ.
Tuy nhiên số lượng trang trại, quy mô, cũng như khả năng huy động nguồn lực của các trang trại trên địa bàn tỉnh còn hạn chế. Trình độ của chủ trang trại, lao động trong trang trại còn thấp, hơn nữa những yếu tố về giống cây trồng vật nuôi, cùng với thị trường nông sản trong và ngoài nước biến động khó lường cũng có những ảnh hưởng đáng kể khiến cho quy mô sản xuất còn manh mún, hiệu quả kinh tế của các trang trại chưa cao. Nhưng, từ thực trạng phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Bắc Giang có thể kết luận rằng
yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của các trang trại ở đây chính là vốn sản xuất kinh doanh và đăng ký quyền sử dụng đất.
Để kinh tế trang trại tỉnh Bắc Giang phát triển một cách bền vững mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế cũng như xã hội cần thực hiện đồng bộ các nhiều giải pháp. Nhưng trong đó quan trọng nhất là cần có sự hỗ trợ của Chính phủ về mặt chính sách, đặc biệt là chính sách cấp quyền sử dụng đất cho chủ trang trại cũng như những chính sách bảo hộ, hỗ trợ vay vốn sản xuất, đặc biệt là trong khoảng thời gian sau khi tiêu chí về kinh tế trang trại được ban hành. Tỉnh Bắc Giang cần có những chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển riêng cho từng loại hình trang trại, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương: khu vực miền núi kết hợp trang trại chăn nuôi với trồng cây ăn quả, lâm nghiệp, tổng hợp; khu vực trung du và đồng bằng phát triển trang trại chăn và hoặc nuôi trồng thủy sản. Như vậy, chủ trang trại s xác định được rõ được định hướng phát triển cho trang trại cũng như quyền lợi, nghĩa vụ của mình, để có thể tự tin đầu tư, chủ động tham gia vào nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định số 41/2012/NĐ – CP, ngày 12/04/2012 của Chính Phủ. Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
2. Nghị quyết số 03/2000/NQ – CP, ngày 02/02/2000 của Chính phủ.Về kinh tế trang trại
3. Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ NN – PTNT (2011) Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Báo cáo thống kê năm 2006, 2012.
5. Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang. Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2012. NXB Thống Kê.
6. Nguyễn Điền, Trần Đức, Trần Huy Năng (1993). Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và châu Á. NXB Thống kê.
7. Trần Lệ Bích Hồng (2007). Thực trạng và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Đại học Thái Nguyên.
8. Nguyễn Đình Hưng (2000). Thực trạng giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệphoá – hiện đại hóa. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
9. Phan Ý Nhân (2009). Hỏi đáp pháp luật về kinh tế trang trại : Mọi người, mọi nhà cần biết. NXB Lao động – Xã hội.
10.Sở Tài Nguyên môi trường tỉnh Bắc Giang (2011). Báo cáo quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Giang năm 2012.
11.Nguyễn Đức Thịnh (2000). Kinh tế trang trại các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. NXB Khoa học xã hội.
12.Tổng cục thống kê (2006,2012). Niên giám thống kê năm 2006. 2012. NXB Thống kê.
13. Tổng cục Thống kê (2006). Kết quả điều tra nông thôn. nông nghiệp. thủy sản năm 2006. NXB Thống kê.
14. Tổng cục Thống kê (2011). Kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp, thủy sản năm 2011. NXB Thống kê.
15. Tổng cục thống kê, Vụ thống kê tổng hợp (2009). Tư liệu thống kê 63 tỉnh, thành phố Việt Nam. NXB Thống kê.
16. UBND tỉnh Bắc Giang. Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang tới năm 2020.
17. Nguyễn Đình Văn (2008). Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bắc Kạn. Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp. Đại học Thái Nguyên.
18.Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang. Tổng quan về Bắc Giang (2012). http://www.bacgiang.gov.vn/tong-quan-bac-giang/.
19.Kim Hiếu (2013). Bấp bênh kinh tế trang trại. Báo Bắc Giang http://www.baobacgiang.com.vn/281/113676.bgo trích dẫn 11/07/2013.
20. Thanh Xuân (2013). Phát triển kinh tế trang trại: Đáp ứng nhu cầu xây dựng nông thôn mới. http://brt.vn/21/79290/Phat-trien-kinh-te-trang-trai- Dap-ung-nhu-cau-xay-dung-nong-thon-moi.htm, trích dẫn 14/09/2011