Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh bắc giang giai đoạn 2006 – 2012 (Trang 36)

5. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu

2.1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.1.2.1 Địa hình

Bắc Giang là tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi chính vì vậy địa hình của tỉnh chia thành hai tiểu vùng rõ rệt: trung du xen k đồng bằng chiếm diện tích nhỏ (khoảng 28%); dạng địa hình núi cao với diện tích lớn (khoảng 72%).

Bảng 2. 1: Đặc điểm địa hình của tỉnh Bắc Giang

Loại địa hình Đặc điểm và phân bố

Đồng bằng và trung du

- Đồng bằng với thềm phù sa cổ cùng với các đồi thoải lượn sóng dưới 30m được bồi đắp trên nền phù sa của sông Thương, sông Cầu

- Trung du với các ngọn đồi có độ cao trung bình từ 30 – 50m thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Loại địa hình này thích hợp cho việc trồng cây lương thực kết hợp với chăn nuôi, chăn thả đàn gia súc, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp trên những triền đồi thoải. Ngoài ra với địa hình dốc nhẹ, ít ngập nước còn tạo điều kiện để tỉnh phát triển các khu công nghiệp, tập trung chủ yếu ở các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên và Tp. Bắc Giang

Núi cao

- Bao gồm nhiều dãy núi cao hiểm trở, là phần cuối của cánh cung Đông Triều với nhiều đỉnh núi cao, địa hình bị cắt xẻ mạnh; không thích hợp với trồng cây lương thực nhưng lại có thể phát triển trồng cây công nghiệp, cây ăn quả cũng như du lịch sinh thái.

- Tập trung chủ yếu ở lưu vực sông Lục Nam trên địa phận của các huyện: Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động, Yên Thế, Tân Yên, Lạng Giang, Yên Dũng.

Với địa hình đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho Bắc Giang phát triển tổng hợp nông – lâm nghiệp theo hướng đa dạng hóa nhiều loại cây trồng vật nuôi, tạo đà cho kinh tế trang trại phát triển, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

2.1.2.2 Khí hậu

Bắc Giang nằm trong vùng đệm chuyển tiếp giữa khu vực vùng núi Đông Bắc và khu vực đồng bằng sông Hồng nên khí hậu của tỉnh mang đầy

đủ sắc thái của khí hậu gió mùa nhiệt đới ẩm với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt. Nhiệt độ bình quân hàng năm khoảng 23 – 24o

C, nhiệt độ thấp nhất: 4oC, nhiệt độ cao nhất 39oC. Độ ẩm không khí trung bình trên 85%. Các tháng mùa khô độ ẩm thấp dao động từ 74% - 80%.

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1533 mm; mưa nhiều trong thời gian các tháng từ tháng 4 đến tháng 9. Lượng nước bốc hơi bình quân hàng năm khoảng 1000 mm; 4 tháng có lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa là từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau – đây cũng là thời kỳ xảy ra hạn hán ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Bắc Giang chịu ảnh hưởng bởi chế độ gió cơ bản là gió Đông Nam (mùa hè) và gió Đông Bắc (mùa đông). Một số khu vực thuộc miền núi cao có hình thái thời tiết khô lạnh, rét đậm, đặc biệt mùa đông có sương muối ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Mùa hè không có sự hiện diện của gió Lào. Tuy nhiên một số huyện miền núi như Lục Ngạn, Sơn Động có hiện tượng lốc cục bộ, mưa đá, lũ do địa hình có độ dốc lớn nên lũ thường là lũ quét. Bắc Giang ít chịu ảnh hưởng của bão do nằm sâu trong đất liền và có sự che chắn của nhiều dãy núi cao. Hằng năm số giờ nắng trung bình của tỉnh là từ 1500 - 1700 giờ, thuận lợi cho canh tác, phát triển các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới. Địa hình phân hóa đã tạo nên nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau tạo cơ hội cho Bắc Giang phát triển một hệ sinh thái nông nghiệp đa dạng.

2.1.2.3 Nguồn nước

Có 3 con sông chính chảy qua địa bàn tỉnh là: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam với tổng chiều dài hơn 347 km. tổng lưu lượng là 7,6 tỉ m3/năm cung cấp nước tưới chủ yếu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Sông Cầu có chiều dài 290 km, đoạn chảy qua địa phận Bắc Giang có chiều dài 101 km, chủ yếu thuộc vùng hạ lưu của sông. Lưu lượng nước sông Cầu hàng năm khoảng 4,2 tỉ m3

; đoạn sông chảy qua địa bàn tỉnh có lòng sông rộng, địa hình hai bên sông thấp, bằng phẳng nên nước chảy hiền hòa. Chế độ nước của sông chia làm hai mùa rõ rệt: mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 9,

muộn thì tháng 10; mùa cạn từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau và cạn nhất là các tháng 1, 2, 3. Sông Cầu cung cấp nước tưới tiêu chủ yếu cho các huyện Tân Yên, Việt Yên. Hiệp Hòa, một phần thành phố Bắc Giang.

Sông Lục Nam có chiều dài khoảng 175 km, đoạn chảy qua địa phận tỉnh Bắc Giang có chiều dài khoảng 150 km, bao gồm các chi lưu chính là sông Cẩm Đàn, sông Thanh Luận, sông Rán, sông Bò. Lưu lượng nước hàng năm khoảng 1,9 tỉ m3. Đây là con sông chảy qua vùng địa hình hiểm trở nhất của tỉnh. Thượng lưu sông Lục Nam từ đầu nguồn tới Chũ (Lục Ngạn) dòng sông hẹp, độ dốc lớn, uốn khúc nhiều, kết hợp với lượng mưa vùng này lắm khi đột biến, nên hay sinh ra lũ lớn. Trung lưu sông Lục Nam do nhận thêm nguồn nước từ khu vực Mai Sưu, từ núi Bảo Đài chảy về và địa hình bằng phẳng nên dòng sông rộng, sâu, không có ghềnh đá, tàu thuyền đi lại rất thuận lợi tạo cơ hội cho việc giao lưu thông thương hàng hóa từ miền ngược về xuôi và ngược lại. Hiện tại với khoảng 170 công trình thủy lợi được xây dựng trên sông chủ yếu là hồ, đập đã phục vụ nước tưới cho các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam.

Sông Thương có chiều dài 94 km, có chi lưu chính là sông Hóa, sông Sỏi và sông Trung. Lưu lượng nước hàng năm khoảng 1,5 tỉ m3

. Tuy nhiên thượng lưu sông Thương bị các dãy núi cao che khuất nên lượng mưa ít hơn so với khu vực khác trong vùng. Nước sông Thương cũng có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9, chiếm 80% lượng nước cả năm, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 3. Do độ dốc không lớn, lượng mưa trong vùng tương đối thuận hòa và có các hồ đập lớn ở thượng nguồn, như đập Cầu Sơn, đập Cấm Sơn nên lũ sông Thương khá ổn định, lượng nước chênh lệch giữa các mùa không lớn, đảm bảo cho tưới tiêu. Hiện nay, hệ thống thủy nông Cầu Sơn được xây dựng trên sông Thương đã phục vụ nước tưới cho huyện Lạng Giang, một phần các huyện: Lục Nam, Yên Dũng và thành phố Bắc Giang.

Ngoài ra, Bắc Giang có khoảng 70 hồ chứa lớn với tổng diện tích gần 5000 ha, một số hồ có diện tích và trữ lượng nước khá lớn như: hồ Cấm Sơn (Lục Ngạn) với trữ lượng nước khoảng 307triệu m3

khoảng 29 nghìn ha, lớn thứ tư toàn quốc; hồ Suối Nứa trữ lượng khoảng 6,3 triệu m3; hồ Hố Cao trữ lượng khoảng 1,2 triệu m3; hồ Cây Đa trữ lượng khoảng 3 triệu m3

và hồ Suối Mỡ trữ lượng khoảng 2 triệu m3…

Nguồn nước ngầm khá phong phú với lượng nước ngầm ở Bắc Giang ước tính khoảng 0,3 tỉ m3/năm, chất lượng nước ngầm khá tốt, dùng được trong sinh hoạt và làm nước tưới trong nông nghiệp.

Như vậy có thể nhận thấy, Bắc Giang có nguồn tài nguyên nước phong phú, tạo điều kiện tốt để phát triển kinh tế xã hội nói chung cũng như đẩy mạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp nói riêng.

2.1.2.4 Đất đai

Diện tích tự nhiên của tỉnh khoảng 385 nghìn ha, trong đó có 275,9 ngàn ha đất nông nghiệp (chiếm 71,7%); 140,3 ngàn ha đất lâm nghiệp (chiếm 24,2%); 93,2 ngàn ha đất phi nông nghiệp dành cho đất ở, đất chuyên dùng và hoạt động phi nông nghiệp khác (chiếm 24,2%), còn lại là đất chuyên dùng và đồi núi trọc. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 6 nhóm đất chính: đất phù sa, đất bạc màu, nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi và đất xói mòn.

Hình 2. 1: Cơ cấu các loại đất chính trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

(Nguồn: Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Bắc Giang)

13% 4,9% 0,3% 1,7% 11,2% 63.1% 5,6% Đất phù sa Đất xói mòn Đất mùn vàng đỏ Đất thung lũng Đất bạc màu Đất feralit Đất khác

Nhóm đất feralit: Diện tích khoảng 241,4ha, chiếm 63,1% diện tích đất tự nhiên. Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong các nhóm đất ở Bắc Giang. Loại đất này thường có màu nâu đỏ, đỏ vàng tùy theo mẫu chất, quá trình phong hóa và quá trình tích lũy hữu cơ.

Nhóm đất phù sa: Diện tích khoảng 50,2 nghìn ha, chiếm 13,1% diện tích đất tự nhiên. Loại đất này được phân bố chủ yếu ở vùng địa hình bằng phẳng ven các sông trên. Nhóm đất này có hàm lượng dinh dưỡng khá, thích hợp với các loại cây nông nghiệp, nhất là các loại cây lương thực, cây trồng ngắn ngày.

Nhóm đất bạc màu: nhóm đất này có diện tích khoảng 42,9 nghìn ha, chiếm 11,2% diện tích đất tự nhiên, là loại đất bạc màu trên phù sa cổ, tập trung nhiều ở các huyện: Việt Yên, Tân Yên, Hiệp Hòa. Đây là nhóm đất bằng, nghèo đạm, lâm, giàu ka-li, tơi, xốp, thoát nước tốt, thích hợp với các loại cây lấy củ, hạt như: khoai tây, khoai lang, cây đậu tương và các loại cây công nghiệp ngắn ngày.

Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: có diện tích khoảng 6,5 nghìn ha, chiếm 1,7% diện tích đất tự nhiên trong toàn tỉnh. Loại đất này phân bố chủ yếu ở các thung lũng nhỏ, kẹp giữ các dãy núi. Đây là loại đất được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng của tất cả các loại đất nên thường có độ phì khá, rất thích hợp với các loại cây trồng như: ngô, đậu tương và cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả.

Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: chiếm một tỉ lệ rất nhỏ khoảng 0,3% diện tích đất tự nhiên (gần 2 ha), phân bố ở các ngọn núi cao giáp dãy núi Yên Tử và giáp tỉnh Thái Nguyên, thuộc địa phận các huyện Sơn Động, Yên Thế.

Nhóm đất xói mòn: diện tích khoảng 18,8 nghìn ha, chiếm 4,9% diện tích đất tự nhiên. Đặc điểm là tầng đất mỏng, độ phì kém, khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở những nơi có địa hình dốc, núi cao hiểm trở. Cần có nhiều biện pháp để cải tạo loại đất này để tận dụng vào sản xuất nông nghiệp, cũng như lâm nghiệp, phát triển các trang trại trồng cây ăn quả cũng

như trang trại lâm nghiệp. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có khoảng 668,5 ha núi đá bằng 0,2% diện tích đất tự nhiên; khoảng 20,8 nghìn ha đất ao, hồ, chiếm khoảng 5,4% diện tích đất tự nhiên.

Cơ cấu đất nông nghiệp đa dạng đã tạo cho Bắc Giang một lợi thế lớn trong việc đa dạng hóa cây trồng, tận dụng triệt để tiềm năng của tự nhiên để phát triển các mô hình kinh tế trang trại, đặc biệt là các trang trại trồng trọt. Đồng thời có thể kết hợp trồng xen canh các loại cây khác nhau từ đó nâng cao giá trị sản xuất của mỗi trang trại. Bên cạnh đó, quy mô đất đai, hiện trạng sử dụng đất cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của kinh tế trang trại.

Bảng 2. 2:Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 – 2012

Chỉ tiêu 2006 2012 Diện tích (nghìn ha) Cơ cấu (%) Diện tích (nghìn ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đât tự nhiên 382,7 100 385 100

Đất nông nghiệp 260,9 68,2 275,9 71,7

Đất sản xuất nông nghiệp 123,6 32,3 129,6 33,7 Diện tích mặt nước nuôi trồng

thủy sản 0,5 0,1 5,9 1,5

Đất nông nghiệp khác 0,1 0,04 0,2 0,05

Đất lâm nghiệp 132,7 34,7 140,3 36,4

Đất phi nông nghiệp 90,7 23,7 93,2 24,2

Đất ở 21,2 5,5 23,1 6,0

Đất chuyên dùng 50,6 13,2 52,5 13,6

Đất tín ngưỡng, tôn giáo 0,3 0,08 0,4 0,10 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2 0,5 1,8 0,5 Đất sông suối và mặt nước CD 16,6 4,3 15,3 3,9 Đất phi nông nghiệp khác 0,1 0,03 0,1 0,03

Đất chƣa sử dụng 31,1 8,1 15,9 4,1

Đất sản xuất nông nghiệp: đây là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như nông nghiệp của tỉnh nói riêng. Hiện nay diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang vào khoảng 275,9nghìn ha tăng 15 nghìn ha so với năm 2006 chiếm 71,7% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 129,7 nghìn ha chiếm 33,7%, đất trồng cây hàng năm chiếm tỉ lệ 20,4% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản và cũng tăng lên đang kể từ 0,5% năm 2006 cho tới 1,5% tổng diện tích đất tự nhiên (2012). Đất sản xuất nông nghiệp là yếu tố quan trọng đóng vai trò quyết định đến quy mô của trang trại, khi quỹ đất được mở rộng s góp phần thúc đấy mở rộng quy mô trang trại, tạo điều kiện thuận lợi để chủ trang trại ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Đất lâm nghiệp: là loại đất chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu sử dụng đất năm 2012 của tỉnh với 140,3 chiếm 36,4% diện tích đất tự nhiên của tỉnh trong đó còn gần 13,4 nghìn ha đất rừng chưa được sử dụng đây là một tiềm năng lớn cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp liên doanh liên kết trồng rừng chế biến lâm sản, phát triển các trang trại lâm nghiệp kết hợp với các trang trại tổng hợp như nuôi ong với trồng vải, nhãn.

Đất phi nông nghiệp: cho tới năm 2012 thì tổng diện tích đất phi nông nghiệp của tỉnh vào khoảng 93,2 nghìn ha. Trong đó chủ yếu là đất chuyên dùng chiếm với 52,5 như vậy đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển các khu công nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Đất chưa sử dụng: chiếm 4,1% diện tích đất tự nhiên giảm gần một nửa so với năm 2006, như vậy đất đai của tỉnh đang được khai thác một cách triệt để phục vụ cho hoạt động sản xuất cũng như phát triển kinh tế - xã hội.

Nhìn chung đất trong tỉnh tương đối màu mỡ, nhiều nơi có tầng dày, hàm lượng mùn thích hợp cho phát triển nông – lâm nghiệp, xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá cũng như nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên ở một số nơi do địa hình dốc, đất bị xói mòn thoái hóa, tạo nên lớp đất khô cằn, kém dinh dưỡng. Quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp và đô thị nằm liền

kề với các trục giao thông quan trọng, thuận tiện cho việc di chuyển thông thương trao đổi hàng hóa.

2.1.2.5 Tài nguyên rừng

Bắc Giang là một tỉnh có tài nguyên rừng phong phú. Diện tích rừng năm 2012 là 128,2 nghìn ha chiếm 33,1% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Tỉ lệ che phủ rừng vào khoảng 34,1%, thấp hơn so với cả nước (39,5%) và thấp thứ 2 trong khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Rừng trồng Rừng tự nhiên

(Nguồn: Thống kê kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang 2012)

Năm 2012 Bắc Giang có khoảng 55,9 nghìn ha rừng tự nhiên và hơn 72,3 nghìn ha rừng trồng với trữ lượng gỗ có khoảng 3,5 triệu m³, tre nứa khoảng gần 500 triệu cây. Đặc biệt diện tích rừng nguyên sinh còn khá nhiều, trong đó là 7 nghìn ha rừng tại Khe Rỗ (xã An Lạc, huyện Sơn Động), cách thị trấn An Châu hơn 10 km, với hơn 200 loài thực vật, 250 loài dược liệu, 40 loài thú, 70 loài chim, 20 loài bò sát và đặc biệt là 7 loài quý hiếm, rừng nguyên sinh Tây Yên Tử đang được bảo tồn. Trong suốt giai đoạn từ 2006 – 2012 diện tích rừng của tỉnh tăng lên khoảng 9,5 nghìn ha, nhưng tỉ lệ rừng tự nhiên lại giảm 15,6% so với năm 2006. Như vậy, tỉnh đã có những chính

55,9% 44,1% 43,6% 56,4% c Năm 2006 Năm 2012 128,2 nghìn ha 118,7 nghìn ha

sách để phục hồi lại diện tích rừng đã mất, đồng thời phát triển lâm nghiệp,

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh bắc giang giai đoạn 2006 – 2012 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)