5. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu
3.3.3 Giải pháp nâng cao kỹ năng quản lý cho chủ trang trại, năng lực cho
lực cho người lao động và ứng dụng khoa học kỹ thuật
Trong kinh tế trang trại, vai trò của chủ trang trại là vô cùng quan trọng tới hiệu quả cũng như sự phát triển của trang trại trong tương lai. Chính vì vậy, cần tăng cường công tác đào tạo, nâng cao năng lực quản lý cho chủ
trang trại; đặc biệt là khả năng nắm bắt thị trường xuất nhập khẩu cũng như công nghệ thông tin, tiếp cận với khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, cũng như khả năng quản lý, sử dụng nguồn vốn, đặc biệt là cách lập phương án sản xuất kinh doanh, đầu tư … Bên cạnh đó cần nâng cao nhận thức của chủ trang trại trên địa bàn tỉnh về mức độ ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh việc đào tạo cho chủ trang trại, lao động làm việc trong trang trại cũng cần được nâng cao trình độ để có thể sử dụng, vận hành máy móc, thiết bị mới; nâng cao chuyên môn, tay nghề, kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi…
Cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất trong các trang trại. Như vậy cần có các lớp đào tạo, chuyển giao công nghệ cho các chủ trang trại, đồng thời các cán bộ khuyến nông cần bám sát cơ sở, giúp đỡ người nông dân trong việc ứng dụng khoa học vào sản xuất. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu để tìm ra những giống cây trồng vật nuôi cũng như những mô hình sản xuất thích hợp với điều kiện tự nhiên của từng địa phương trên địa bàn tỉnh, tạo nên những vùng chuyên canh cho năng suất cao. Nhà khoa học và nhà nông cần có những cuộc hội thảo chuyên đề, xuống thực địa để làm việc trực tiếp, lắng nghe những ý kiến góp ý của người nông dân về những thiết bị khoa học, từ đó điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.