5. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu
2.2.5 Giá trị sản xuất của trang trại
Trong suốt giai đoạn từ năm 2006 tới năm 2012 số lượng cũng như quy mô của các trang trại không ngừng tăng lên nhờ sự hỗ trợ về mặt chính sách của Nhà nước cũng như địa phương giúp cho các chủ trang trại có thể có được nguồn vốn đầu tư mở rộng trang trại nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại.
Hình 2. 7: Giá trị sản xuất kinh doanh của trang trại tỉnh Bắc Giang năm 2012
(Nguồn: Thống kê kinh tế- xã hội Bắc Giang năm 2012)
Qua hình 2.7 ta có thể thấy giá trị thu từ các trang trại nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) có giá trị lớn nhất với 393,2 tỉ đồng chiếm hơn 50% tổng giá trị sản xuất của các trang trại, trang trại lâm nghiệp là 365,7 tỉ đồng chiếm 46,5%; trang trại nuôi trồng thủy sản có giá trị thu về thấp nhất với tổng giá trị thu về chỉ vào khoảng 27,5 tỉ đồng chiếm 3,4%. Có sự chênh lệch lớn giữa các loại hình trang trại như vậy là do phần lớn các trang trại trên địa bàn tỉnh hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp (khoảng 93,6%). Tuy nhiên giá trị sản phẩm và dịch vụ nông, lâm, thủy sản bán ra chỉ khoảng trên 410 triệu đồng do giá cả các mặt hàng nông sản của Việt Nam nói chung còn thấp, thị trường biến động khó lường, dẫn tới lợi nhuận chưa cao.
Như vậy trong giai đoạn từ năm 2006 – 2012 tình hình sản xuất của các trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có nhiều chuyển biến tích cực, đem lại hiệu quả kinh tế cũng như xã hội và môi trường.
0 20000 40000 60000 80000 100000 TP Bắc Giang
Yên Thế Tân Yên Lạng Giang
Lục Nam Lục Ngạn Yên Dũng Việt Yên Hiệp Hòa
Giá trị thu từ trồng trọt Giá trị thu từ chăn nuôi Giá trị thu từ lâm nghiệp Giá trị thu từ thủy sản
2.2.6 Đánh giá những thành tựu, hạn chế của mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
2.2.6.1 Thành tựu đóng góp chủ yếu
-Kinh tế trang trại góp phần tăng hiệu quả sử dụng đất đai, đồng thời tác động tích cực vào quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đem lại hiệu quả hiệu quả kinh tế cao
Năm 2012 tổng thu từ các trang trại trên địa bàn tỉnh là hơn 390 tỉ đồng, tăng hơn 100 tỉ đồng so với năm 2006. Bình quân một trang trại trên địa bàn tỉnh có giá trị sản phẩm vào khoảng 47 triệu đồng/ha, bình quân một trang trại trồng trọt là 46,7 triệu đồng/ha; trang trại chăn nuôi; nuôi trồng thủy sản là 52,3 triệu đồng/ha. Trong khi đó giá trị sản phẩm bình quân trên một ha đất trồng lúa chỉ vào khoảng hơn 30 triệu đồng/ha. Trong năm 2012 tổng giá trị đóng góp của các trang trại vào GDP ngành nông nghiệp của tỉnh là 413 tỉ đồng chiếm 13%. Đồng thời với đó xây được nhiều mô hình trang trại kiểu mới nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi như: mô hình trồng vải thiều VietGAP, chăn nuôi gà đồi, nuôi lợn theo mô hình công nghiệp, trồng rau xanh an toàn…Qua đó góp phần hình thành những vùng sản xuất tập trung, tạo nên sản phẩm nông sản đặc trưng, mang thương hiệu riêng, có vị trí trên thị trường hàng hóa nông sản: gà đồi Yên Thế, vải thiều Lục Ngạn…cũng như thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng tích cực: tăng tỉ trọng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, giảm tỉ trọng trồng trọt. Năm 2006 tỉ lệ trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh chỉ chiếm dưới 25% tuy nhiên năm 2012 tỉ lệ này là gần 45%. Như vậy, mô hình kinh tế trang trại vừa giúp tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp vừa góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo xu thế của thị trường.
- Kinh tế trang trại góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân
Năm 2012 tổng số lao động hoạt động sản xuất trong các trang trại trên địa bàn tỉnh ước tính khoảng hơn 1200 lao động (bao gồm cả lao động thường xuyên và thời vụ) chiếm 1,9% tổng số lao động trong địa bàn tỉnh hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp. Các trang trại tận dụng mọi nguồn lao động, tuy nhiên chủ yếu là lao động trong gia đình là chính, đây cũng là thành phần chính quản lý trực tiếp trong các trang trại...Các mô hình kinh tế trang trại được nhân rộng đã góp phần giải quyết một bộ phận không nhỏ lao động tại chỗ, đồng thời tăng thu nhập cho người nông dân, giảm bớt lượng lao động không có việc làm đặc biệt là vào những lúc nông nhàn đổ về các thành phố lớn. Không chỉ có vậy kinh tế trang trại giúp tăng thu nhập cho người nông dân, năm 2012 thu nhập bình quân mỗi lao động trong trang trại đạt từ 2,5 – 3 triệu đồng/năm, góp phần xóa đói giảm nghèo nhất là các khu vực có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế.
- Kinh tế trang trại cải thiện môi trường nông thôn, thúc đẩy các dịch vụ nông nghiệp phát triển
Nhờ ứng dụng khoa học tiến bộ công nghệ vào sản xuất như sử dụng các mô hình trồng cây hữu cơ, trồng rau sạch, kết hợp VAC, VACR, các mô hình chăn nuôi công nghiệp có hầm xử lý BIOGAS góp phần lớn vào việc bảo vệ môi trường nông thôn. Đồng thời với đó sự phát triển nhanh của số lượng các trang trại là động lực thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ nông nghiệp như thú y, thuốc bảo vệ thực vật, các dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp, cùng với đó là sự hình thành và phát triển nhiều loại hình kinh tế hợp tác giữa các trang trại với HTX nông nghiệp, doanh nghiệp, các nhà máy chế biến nông sản…góp phần nâng cao giá trị sản xuất.
2.2.6.2 Những hạn chế trong sự phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Bắc Giang a. Về đất đai
Đây là yếu tố quyết định sống còn tới sự phát triển của hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như phát triển các mô hình kinh tế trang trại nói riêng. Hiện nay tỉnh Bắc Giang chưa có quy hoạch đất đai dành riêng cho trang trại, mà hầu hết các trang trại đều hoạt động sản xuất trên diện tích đất nông nghiệp của gia đình, công tác cấp quyền sử dụng đất cho các trang trại còn chậm chạp, rắc rối, khiến cho chủ trang trại lo lắng không dám mạnh dạn
triển công nghiệp, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp gây nhiều khó khăn cho việc mở rộng quy mô trang trại.
b.Về vốn của trang trại
Sau đất đai thì vốn là yếu tố thứ hai ảnh hưởng lớn tới sự hình thành cũng như phát triển của các trang trại. Thiếu vốn đang là vấn đề gặp phải của hầu hết các loại hình sản xuất kinh doanh trên mọi lĩnh vực, không chỉ riêng trong nông nghiệp. Chủ trang trại trên địa bàn tỉnh hầu hết đều là nông dân nên nguồn vốn chủ yếu là do vay mượn (chiếm hơn 90%), trong khi đó chi phí để xây dựng một mô hình kinh tế trang trại đạt chuẩn bao gồm cả mua đất, đầu tư trang thiết bị, chuồng trại, con giống, cây giống lên tới hàng tỉ đồng. Do đó nhu cầu về vốn vay của các chủ trang trại là rất lớn. Tuy nhiên trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay khả năng tiếp cận được nguồn vốn là rất khó khăn mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, trong đó chủ trang trại được xtôi xét cho vay không thế chấp tài sản tối đa là 500 triệu đồng, nhưng thủ tục để vay được số vốn đó còn nhiều rắc rối, rườm rà khiến cho người nông dân thiếu vốn không thể đầu tư phát triển trang trại theo cả chiều rộng cũng như chiều sâu.
c. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Kinh tế trang trại có đặc tính hàng hóa, chính vì vậy yếu tố thị trường ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất của trang trại. Hiện nay vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các sản phẩm từ các trang trại trên địa bàn tỉnh được bán dưới dạng thô, tiêu thụ phụ thuộc phần lớn vào các thương lái, nên bị cái thương lái ép giá…dẫn đến giá trị sản phẩm bán ra chênh lệch không nhiều so với giá trị sản phẩm thu về ban đầu. Không chỉ có vậy sự nắm bắt thông tin về thị trường cũng như công tác dự báo lên kế hoạch không tốt, cùng với sự cạnh trại bởi các sản phẩm trong nước cũng như ngoại nhập khiến cho đầu ra của nông sản với các trang trại rất bấp bênh.
d.Về lao động trong các trang trại
Hầu hết lao động trong các trang trại đều là người dân địa phương, trình độ còn thấp với gần 90% là chưa qua đào tạo, đặc biệt là vùng núi cao nơi tập trung nhiều trang trại trồng cây ăn quả cũng là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì tỉ lệ lao động trình độ thấp còn chiếm tỉ lệ cao. Đây là một khó khăn lớn trong việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển kinh tế trang trại. Hơn thế nữa những năm gần đây tỉ lệ lao động xuất cư của địa phương đi làm ăn xa ngày càng gia tăng cũng là một vấn đề lo ngại đối với sự phát triển kinh tế trang trại nói riêng cũng như sản xuất nông nghiệp của tỉnh nói chung. Đối với chủ trang trại thì thành phần chủ yếu cũng có trình độ thấp chính vì vậy họ thiếu chủ động trong kinh doanh, sử dụng nguồn vốn đầu tư chưa hiệu quả do trình độ quản lý còn kém. kéo theo chưa có những kế hoạch sản xuất phù hợp gắn với thị trường, khiến cho hiệu quả kinh tế chưa cao.
e. Về ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất
Hầu hết các trang trại trên địa bàn tỉnh đều ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tuy nhiên hiệu quả còn hạn chế do trình độ của chủ trang trại cũng như lao động còn thấp. Các giống cây trồng. vật nuôi được sử dụng chưa đem lại năng suất vượt trội, chất lượng còn chưa ổn định, dễ nhiễm. Đặc biệt là với các trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, một đợt dịch bệnh có thể thiệt hại toàn đàn, đến hàng tỉ đồng. Hơn thế nữa thức ăn chăn nuôi, cũng như thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật các trang trại phải mua với giá cao.
f. Về quy hoạch kết cấu hạ tầng cơ sở
Một số trang trại trên địa bàn tỉnh chưa được quy hoạch, cùng với hệ thống hạ tầng cơ sở như điện, chuồng trại, thủy lợi...đã khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại gặp rất nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây tình trạng thiếu điện dẫn đến cắt điện luân phiên nhiều ngày liền khiến cho chi phí của các trang trại về việc lắp đặt máy phát điện lên tới hàng chục triệu đồng. Không chỉ có vậy, các vùng tập trung nhiều trang trại cây ăn
quả đều tập trung ở các huyện miền núi, giao thông khó khăn, cách xa trục đường quốc lộ dẫn tới chi phí vận chuyển, bảo quản nông sản tăng cao, trong khi chất lượng nông sản giảm xuống. Ngoài ra với các trang trại chăn nuôi tập trung ở khu vực các huyện, thành phố tập trung đông dân như: Yên Dũng, Việt Yên. thành phố Bắc Giang…đã khiến cho môi trường sinh thái xung quanh bị ô nhiễm, ảnh hưởng tới đời sống của người dân.
Kinh tế trang trại đã đem lại những thay đổi lớn lao trong cuộc sống của người nông dân, đã góp phần tích cực vào sự phát triển nông nghiệp nói riêng cũng như phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh Bắc Giang. Bên cạnh những yếu tố, những tiềm năng, điều kiện thuận lợi thì vấn đề phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh còn gặp rất nhiều khó khắn, đặc biệt là về quyền sử dụng đất, vốn, khoa học kỹ thuật…vì vậy cần có những biện pháp cụ thể nhằm khắc phục tối đa những hạn chế đó.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2013 – 2020