QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh bắc giang giai đoạn 2006 – 2012 (Trang 63)

5. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu

3.1 QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp ở nông thôn với nền tảng là kinh tế hộ gia đình. Kinh tế trang trại là sự phát triển tất yếu của kinh tế hộ đặc biệt la trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam hiện nay, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tận dụng được những tiềm năng lợi thế của địa phương.

Hộ gia đình là đơn vị nhỏ nhất trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, có khả năng thích ứng linh hoạt nhất những thay đổi từ bên ngoài. Do đó muốn thúc đẩy sự hình thành và mở rộng quy mô của kinh tế trang trại, cần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hộ. Để làm được điều này cần đẩy nhanh, rút gọn các thủ tục rườm rà trong khâu cấp quyền sử dụng đất cho người nông dân để họ có thể yên tâm đầu tư lâu dài, ứng dụng các khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Phát triển kinh tế trang trại đẩy mạnh ứng dụng các khoa học công nghệ vào sản xuất, phân công lại lao động thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp góp phần phát triển bền vững nông nghiệp, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Hình thành các vùng kinh tế trang trại tập trung theo quy hoạch của tỉnh cho các cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh, sử dụng và quản lý có hiệu quả các thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm mông nghiệp đã được công nhận trên thị trường như như: đồng thời phối hợp với các ngành, địa phương quản lý và sử dụng hiệu quả thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm nông nghiệp hàng hoá đã được công nhận, như: chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn, vải sớm Phúc Hoà, nhãn hiệu tập thể nếp Phì Điền (Lục Ngạn). Đồng thời phát triển một số sản phẩm nông sản mới như: nấm ăn, nấm dược liệu, cam, bưởi,...; các sản phẩm chăn nuôi như: trâu, bò sữa, thỏ, mật ong....

Chú trọng phát triển những trang trại sử dụng nhiều lao động, hình thành các trang trại lâm nghiệp ở khu vực các huyện miền núi như Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam...Phát triển kinh tế trang trại đi đôi với sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới.

3.2 Định hƣớng phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bắc Giang

3.2.1 Căn cứ để đề ra định hướng

-Quyết định số 150/2005/QĐ- TTg tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

-Căn cứ vào Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.

-Căn cứ vào mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.

-Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang tới năm 2020.

-Nghị quyết số 273-NQ/TU ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, xác định “Nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, là trụ đỡ cho sự ổn định kinh tế - xã hội và phát triển bền vững của tỉnh”.

-Căn cứ vào những nguồn lực và hiện trạng phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Bắc Giang

3.2.2 Định hướng phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bắc Giang

Tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ, đầu tư nghiên cứu cây, con giống phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh để đưa vào sản xuất. Phát huy sự liên kết giữa công ty chế biến, tiêu thụ nông sản với chủ trang trại và ngân hàng nông nghiệp. Quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, mở rộng công nghệ chế biến và bảo quản nông sản hàng hóa. Có định hướng phát triển riêng cho từng loại hình trang trại phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng trong tỉnh.

-Đối với các trang trại trồng trọt: Cần mở rộng quy mô sản xuất góp phần hình thành những trang trại trồng trọt mới. Đặc biệt phát triển các trang trại với những loại sản phẩm đặc thù của từng huyện trong tỉnh, nhằm tạo các vùng chuyên canh. Vùng núi cao như Sơn Động, Lục Ngạn, một phần huyện Lục Nam phát triển các mô hình trang trại lâm nghiệp kết hợp kinh doanh tổng hợp, trang trại trồng cây ăn quả. Tiến hành cơ cấu lại giống vải để rải vụ, xen canh các cây ăn quả có múi như cam Canh, bưởi Diễn…đồng thời giữ vững thương hiệu vải thiều Lục Ngạn bằng cách phát triển chọn lọc các trang trại trồng vải theo tiêu chuẩn VietGap. Đối với các huyện ở vùng trung du tiến hành phát triển các trang trại trồng rau an toàn, cây cảnh, đặc biệt là thâm canh một số loại cây ăn quả như dứa, na phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến.

-Đối với trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản: Phát triển các mô hình chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp phục vụ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm. Phát triển các mô hình A- C (ao chuồng): kết hợp giữa nuôi lợn – cá thâm canh, hoặc nuôi cá – chăn thả gia cầm, kết hợp ba hình thức nuôi lợn – chăn vịt – nuôi cá thâm canh…nhằm tận dụng tối đa nguồn lực góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

3.3 Giải pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bắc Giang

3.3.1 Giải pháp về đất đai

Chính phủ cần có những chính sách cụ thể về quyền sử dụng đất, những quy định về việc cấp đất cũng như giảm bớt những thủ tục hành chính rườm rà để người nông dân có thể yên tâm đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh.Cần có quy hoạch phát triển kinh tế trang trại ở từng địa phương cũng như trên địa bàn tỉnh để tránh sự phát triển tự phát thiếu quy củ của đại đa số các trang trại như hiện nay. Đồng thời cần có sự kết hợp đồng bộ giữa quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh, huyện; quy hoạch ngành, lĩnh vực để phát triển hài hòa giữa công nghiệp, nông nghiệp, cũng như dịch vụ. Cùng với đó cần có sự kết hợp giữa quy hoạch về sử dụng đất đai của trang trại, chế biến – tiêu thụ nông sản, bảo vệ môi trường để thực hiện chương trình mục

Thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa, nâng cao số lượng các cánh đồng mẫu lớn (trên 50ha), tránh manh mún để tạo cơ sở cho sự chuyển đổi từ hình thức kinh tế nông hộ, gia trại để phát triển hình thành các trang trại mới. Khuyến khích các chủ trang trại khai hoang, sử dụng đất trống, đồi núi đặc biệt ở các huyện miền núi như Sơn Động, Lục Ngạn…để phát triển trang trại, bằng việc tạo các điều kiện về chính sách thuê đất, quyền sử dụng đất, các thủ tục cấp sổ đỏ nhanh gọn, thuận tiện.

3.3.2 Giải pháp về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trang trại

Cần có những chính sách hỗ trợ cho các chủ trang trại vay vốn, đặc biệt là nguồn vốn từ ngân sách tỉnh, cũng như từ các tổ chức tín dụng, với mức lãi suất ưu đãi. Nguồn vốn từ ngân sách cần hỗ trợ cho các trang trại cũng như hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung là các công trình hạ tầng như điện, giao thông, thủy lợi. Mặc dù là các công trình đầu tư bên ngoài trang trại nhưng là cơ sở cho sự hình thành và phát triển của trang trại. Cần xây dựng sự liên kết giữa chủ trang trại, công ty chế biến và ngân hàng, vừa đảm bảo đầu ra cũng như sự hỗ trợ đầu vào một cách chắc chắn.

Chính vì thế, chủ trang trại cần chủ động hơn trong việc vay vốn của mình, để có thể linh hoạt kinh doanh. Các chủ trang trại có thể hợp tác xây dựng các cơ sở hạ tầng như: cơ sở chế biến, bảo quản…góp phần giảm chi phí, áp lực về vốn, tăng giá trị sản xuất của trang trại. Bên cạnh đó, cần thành lập những hội, nhóm chủ trang trại, để có thể hỗ trợ lẫn nhau về vốn cũng như kinh nghiệm sản xuất, có thể giúp cải thiện mối quan hệ giao dịch vay vốn giữa chủ trang trại và ngân hàng.

Đối với chính quyền địa phương và ngân hàng: cần có những chính sách hỗ trợ vay vốn lãi suất ưu đãi cho các trang trại mới thành lập; giảm nhẹ các thủ tục hành chính, các thủ tục thế chấp, xác nhận tài sản của chủ trang trại. Bên cạnh đó hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung đều mang tính mùa vụ, phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu do đó có thể lập các dự án cho vay thời hạn theo chu kỳ sản xuất cũng như mùa vụ, thời hạn vay dài hơn với lãi suất

ưu đãi. Ngân hàng có thể lập các dự án cho vay với lãi suất, thời hạn vay phụ thuộc vào mục đích sử dụng vốn vay của chủ trang trại, để tạo điều kiện, cũng như khuyến khích chủ trang trại đầu tư theo chiều sâu. Bên cạnh đó cần phải xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa chủ trang trại, công ty chế biến, cung cấp giống, phân bón, vật tư nông nghiệp và ngân hàng.

Trang trại – công ty: trang trại đóng vai trò là nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định và chất lượng cho các công ty chế biến nông sản, lương thực thực phẩm. Ngược lại công ty là nơi cung cấp nguồn cây, con giống với giá ưu đãi, chất lượng tốt, đồng thời s đảm bảo thu mua nông sản đầu ra.

Trang trại – ngân hàng: Ngân hàng có những dự án, chính sách cho vay ưu đãi cho chủ trang trại, hướng dẫn chủ trang trại làm các thủ tục vốn vay sao cho nhanh gọn, thuận tiện, đúng thời điểm. Bên cạnh đó, ngân hàng có nhiệm vụ thẩm định, giám sát, những dự án vay vốn, hiệu quả sử dụng vốn vay của trang trại.Trang trại cũng có nhiệm vụ trả nợ đúng kỳ hạn, sử dụng vốn vay có hiệu quả, đúng mục đích.

Ngân hàng – công ty: Ngân hàng tạo điều kiện về vốn, để cho các công ty có thể nhận về tiền hàng thông qua các hóa đơn thanh toán với trang trại, các trang trại vay vốn bằng cam kết, ngân hàng dựa vào tài khoản vay của trang trại để có thể thanh toán với công ty tiền vốn.

Ngoài ra cần xây dựng mối liên kết giữa các trang trại theo ngành và khu vực còn hạn chế liên kết giữa các trang trại theo ngành và khu vực, giữa các trang trại với các mô hình kinh tế hộ, hợp tác xã nông nghiệp, doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh để tạo ra các sản phẩm hàng hóa lớn, đáp ứng nhu cầu trong nước, xuất khẩu ra thị trường.

3.3.3 Giải pháp nâng cao kỹ năng quản lý cho chủ trang trại, năng lực cho người lao động và ứng dụng khoa học kỹ thuật lực cho người lao động và ứng dụng khoa học kỹ thuật

Trong kinh tế trang trại, vai trò của chủ trang trại là vô cùng quan trọng tới hiệu quả cũng như sự phát triển của trang trại trong tương lai. Chính vì vậy, cần tăng cường công tác đào tạo, nâng cao năng lực quản lý cho chủ

trang trại; đặc biệt là khả năng nắm bắt thị trường xuất nhập khẩu cũng như công nghệ thông tin, tiếp cận với khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, cũng như khả năng quản lý, sử dụng nguồn vốn, đặc biệt là cách lập phương án sản xuất kinh doanh, đầu tư … Bên cạnh đó cần nâng cao nhận thức của chủ trang trại trên địa bàn tỉnh về mức độ ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh việc đào tạo cho chủ trang trại, lao động làm việc trong trang trại cũng cần được nâng cao trình độ để có thể sử dụng, vận hành máy móc, thiết bị mới; nâng cao chuyên môn, tay nghề, kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi…

Cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất trong các trang trại. Như vậy cần có các lớp đào tạo, chuyển giao công nghệ cho các chủ trang trại, đồng thời các cán bộ khuyến nông cần bám sát cơ sở, giúp đỡ người nông dân trong việc ứng dụng khoa học vào sản xuất. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu để tìm ra những giống cây trồng vật nuôi cũng như những mô hình sản xuất thích hợp với điều kiện tự nhiên của từng địa phương trên địa bàn tỉnh, tạo nên những vùng chuyên canh cho năng suất cao. Nhà khoa học và nhà nông cần có những cuộc hội thảo chuyên đề, xuống thực địa để làm việc trực tiếp, lắng nghe những ý kiến góp ý của người nông dân về những thiết bị khoa học, từ đó điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

3.3.4 Giải pháp về thị trường

Không dừng lại ở thị trường hàng hoá sản phảm và hàng hoá dịch vụ, mà phải công khai và pháp lý hoá thị trường các yếu tố sản xuất hoạt động đúng với quy luật khách quan và được Nhà nước kiểm soát, vừa cho phép hạch toán đầy đủ và tương đối chính xác giá thành sản phẩm trong cạnh tranh và tránh không bị thiệt thòi trong hội nhập. Bên cạnh đó, cần phát triển mạng lưới thị trường nông thôn. Ngoài việc tổ chức và mở rộng các chế độ nông thôn truyền thống, chú ý xây dựng các trung tâm thương mại ở các thị tứ, thị trấn tổ chức và hướng dẫn các quan hệ giao dịch giữa trang trại với các doanh nghiệp dịch vụ đầu vào và đầu ra. Nông sản là mặt hàng khó bảo quản, thời

gian trong mùa vụ thu hoạch ngắn, chất lượng nhanh chóng bị giảm sút như một số loại sản phẩm hoa quả mang thương hiệu: vải thiều, hồng không hạt, cam canh…do đó chính quyền địa phương cần có những biện pháp quản lý quá trình thu hoạch, thu mua nông sản hoàng hóa, tránh ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế khác trên địa bàn.

3.3.5 Giải pháp về các chính sách, quy hoạch kế hoạch, quản lý Nhà nước với phát triển kinh tế trang trại nước với phát triển kinh tế trang trại

Tăng cường công tác quản lý nhà nước với trang trại, giám sát chặt ch việc thực thi các chính sách của Nhà nước, cũng như những quy hoạch, kế hoạch cụ thể của tỉnh. Cần có chính sách riêng cho từng loại hình trang trại:

Đối với trang trại trồng trọt: cần có những chính sách, kế hoạch cụ thể để phát triển các trang trại theo hướng phát triển các cây trồng chủ lực (cây lương thực, cây rau chế biến và cây vải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP...), tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ.

Đối với các trang trại chăn nuôi: cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích tổ chức sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị để giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị chăn nuôi, để duy trì chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp và ứng dụng công nghệ cao; an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhằm nâng cao chất lượng đàn vật nuôi đặc biệt là đàn gà đồi Yên Thế; đồng thời phát triển thêm nhiều đàn gia súc khác như trâu, bò đặc biệt là bò sữa...Chỉ đạo, rà soát việc thực hiện Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi - thú y trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giống vật nuôi, thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh như: lợn tai xanh, cúm gia cầm...

Đối với lĩnh vực thuỷ sản: Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vùng nuôi chuyên canh tập trung, các cơ sở sản xuất giống. Tăng cường công tác quản lý nhà nước chuyên ngành thuỷ sản, làm tốt công tác quản lý chất lượng

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh bắc giang giai đoạn 2006 – 2012 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)