Diện tích của các trang trại trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh bắc giang giai đoạn 2006 – 2012 (Trang 55)

5. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu

2.2.4 Diện tích của các trang trại trên địa bàn tỉnh

Tính đến năm 2012 diện tích trang trại của toàn tỉnh là 510,7 ha chiếm 2% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, như vậy diện tích bình quân mỗi trang trại vào khoảng 2,3ha/ trang trại. ở mức thấp so với trung bình của cả nước. Diện tích đất của mỗi địa phương có sự chênh lệch lớn do ảnh hưởng của điều kiện địa hình. Hầu hết các trang trại có diện tích lớn đều tập trung ở khu vực miền núi, dân cư thưa thớt, đất đồi trống nhiều. Các trang trại ở khu vực trung du và đồng bằng có diện tích nhỏ, do khu vực này phát triển đa dạng các ngành kinh tế, dân cư tập trung đông, đất nông nghiệp hạn chế.

Bảng 2. 5: Diện tích đất sử dụng bình quân trang trại của tỉnh Bắc Giang năm 2012

(Đơn vị: ha) Tổng số Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây lâu năm Đất lâm nghiệp Diện tích nuôi trồng thủy sản Tp.Bắc Giang 3,5 3,5 - - - Yên Thế 1,03 0,24 0,31 0,38 0,11 Tân Yên 2,68 0,07 0,07 0,91 1,63 Lạng Giang 2,82 0,41 0,43 0,20 1,77 Lục Nam 1,94 0,11 0,20 0,27 1,36 Lục Ngạn 5,25 0,18 1,00 0,22 3,84 Yên Dũng 1,51 0,21 0,02 0,09 1,19 Việt Yên 6,77 0,02 - - 6,75 Hiệp Hòa 4,56 0,27 0,20 0,44 3,65

Huyện Việt Yên đứng đầu toàn tỉnh về diện tích bình quân sử dụng trong trang trại quy mô 6,8ha/trang trại, với phần lớn diện tích sử dụng cho nuôi trồng thủy sản. Đứng thứ hai là huyện Lục Ngạn quy mô bình quân 5,3ha/trang trại. Qua bảng 2.6 ta thấy diện tích bình quân trang trại nuôi trồng thủy sản là lớn nhất, thấp nhất là các trang trại lâm nghiệp. Tuy nhiên, với địa hình của tỉnh hầu hết là núi cao, nhiều đất trống, trong đó trang trại lâm nghiệp đều nằm tại huyện Lục Ngạn là huyện miền núi có diện tích đất vườn đồi lớn, hoàn toàn thích hợp cho việc mở rộng quy mô trang trại…Các huyện miền núi khác như Yên Thế, Lục Nam…cũng phát triển những mô hình trang trại phù hợp với điều kiện tự nhiên của mình từ đó tạo ra những nông sản hàng hóa đặc trưng: gà đồi Yên Thế, na Núi Gốm (Lục Nam)...

Khác với những huyện miền núi có diện tích đất canh tác rộng lớn, các huyện đồng bằng và trung du diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp nhường chỗ cho hoạt động sản xuất công nghiệp cũng như đất ở. Tuy nhiên ở tiểu vùng này trang trại chăn nuôi lại phát triển mạnh với sự kết hợp linh hoạt giữa chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. cung cấp thực phẩm cho các vùng lân cận.

Như vậy có thể thấy, kinh tế trang trại của tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2006 – 2012 đã phát triển theo đúng xu hướng vận động của nền kinh tế, tận dụng có hiệu quả tiềm năng của địa phương, dựa vào điều kiện tự nhiên để thay đổi linh hoạt, đa dạng hóa các hình thức trang trại góp phần lớn vào giá trị nông nghiệp nói riêng cũng như giá trị sản phẩm của tỉnh nói chung.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh bắc giang giai đoạn 2006 – 2012 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)