Tác động của tái cấu trúc tới nền kinh tế Đông Bắc Á 1 Triều Tiên

Một phần của tài liệu Chuyên đề tái cấu trúc kinh tế đông á (Trang 64)

3.1.1. Triều Tiên

Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc đều đã thành công trong các cuộc tái cấu trúc kinh tế, chỉ riêng Triều Tiên, do chính sách kinh tế xã hội chủ nghĩa là giá trị cốt lõi nên các biện pháp cải cách vẫn chỉ được coi là sự thử nghiệm với nền kinh tế thị trường.

Năm 2012, thông tin về cuộc cải cách ở Triều Tiên được lan truyền và đến năm 2013, trong thông điệp năm mới Chủ tịch Kim Jong Un đưa ra những tín hiệu về sự thay đổi cơ bản trong chính sách. Ông hướng tới "xây dựng một nền kinh tế khổng lồ" hướng tới "tăng sản lượng nhanh chóng, ổn định và cải thiện điều kiện sống cho người dân". Nhờ đó, người dân được tự mình điều hành nhà máy, công ty, tuy vậy nhà nước vẫn có toàn quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm lãnh đạo nhà máy, và không được phép mở doanh nghiệp tư nhân. Một vài khu công nghiệp mới được mở ra nhằm giao thương với nước ngoài. Về nông nghiệp, nông dân được hưởng 30% sản phẩm mà họ được tạo ra, nhưng chính sách sở hữu xã hội chủ nghĩa đối với công cụ sản xuất vẫn được thực hiện.

3.1.2. Nhật Bản

Sau giai đoạn phát triển “thần kì”, kinh tế Nhật Bản luôn đứng trong tốp đầu thế giới, tuy nhiên, 2 thập kỉ gần đây Nhật Bản luôn chìm trong giảm phát, chính vì vậy, năm 2012, Thủ tướng Shinzo Abe đã đưa ra Chính sách “Abenomics” nhằm điều trị triệt để căn bệnh trầm kha của nền kinh tế. “Abenomics” là hàng loạt chính sách kinh tế được gọi là chiến lược “3 mũi tên” với trọng tâm chính gồm: thúc đẩy chi tiêu công, nới lỏng tiền tệ và tăng trưởng kinh tế sâu rộng.

Kết quả thăm dò dư luận do hãng tin Kyodo tiến hành cho thấy có tới 65% số người được hỏi hy vọng chính sách “Abenomics” sẽ mang lại hiệu quả. Điều đó cho thấy, thành công đầu tiên của "Abenomics" tính đến thời điểm này là chiến lược trên đã tạo cho người dân niềm tin về sự tái sinh của nền kinh tế.

Tính đến năm 2013, chính sách này cũng đã đạt được nhưng thành công nhất định như: mức tăng trưởng cao với GDP trong quí I và II lần lượt đạt 4,1% và 3,8% nửa đầu

năm 2013. Thị trường chứng khoán Nhật Bản với những pha tăng điểm kỷ lục tới 35% kể từ đầu năm, trái ngược hẳn với bức tranh màu xám của chứng khoán khu vực và thế giới. Hai “mũi tên” đầu tiên mang tên nới lỏng tiền tệ và tăng chi tiêu công đã góp phần hạ giá đồng yên trên thị trường hối đoái: đồng USD vượt đỉnh 100 yên trong phiên giao dịch ngày 9/5/2013; sau đó, đồng USD tiếp tục vọt lên 102 yên, rồi vượt mốc 103 yên, tăng khoảng 30% kể từ giữa tháng 11/2012. Cải cách chính sách thuế của nhà nước điều chỉnh giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để khuyến khích các doanh nghiệp, áp dụng thuế môi trường hay “thuế xanh” cho tất cả các doanh nghiệp hướng tới phát triển kinh tế xanh bền vững, tăng thêm ngân sách chính phủ, thuế tiêu thụ tăng nhằm bù đắp cá khoản chi phí phúc lơi xã hội và tạo công ăn việc làm mới cho người lao động, tạo môi trường làm việc tốt hơn cho phụ nữ.

Tuy nhiên, dưới chính sách kích thích tài chính của thủ tướng Abe, mức nợ của chính phủ Nhật năm 2013 đã vượt mức 1 triệu Yên, chiếm gần 250% GDP, mức cao nhất trong các nước phát triển

3.1.3. Hàn Quốc

Hàn Quốc là một đất nước không giàu tài nguyên, 97% tổng nhu cầu năng lượng lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu. Quốc gia này cũng phải đối mặt với vấn đề thiếu nước sạch trong thời gian dài, đặc biệt là trong điều kiện tác động của biến đổi khí hậu ngày nay.

Nhằm giải quyết các khó khăn và thách thức của đất nước, năm 2008, Hàn Quốc đã công bố Chiến lược quốc gia về “tăng trưởng xanh, các-bon thấp”, chuyển dịch sang mô hình phát triển “nền kinh tế xanh”. Đây được xem như một tầm nhìn mới, chiến lược của tương lai và sẽ tạo ra “điều kỳ diệu trên bán đảo Triều Tiên” tiếp nối “kỳ tích sông Hàn”. Với khẩu hiệu “Tất cả vì một cộng đồng giàu có”, Chính phủ Hàn Quốc đã thành công đáng kể trong việc khuyến khích sự tham gia tích cực của người dân vì sự phát triển của cộng đồng. Sự đồng lòng của người dân cùng với sự quyết tâm của Chính phủ Hàn Quốc đã mang lại cho họ những kết quả vượt mong đợi khi năm 2009, khi cả thế giới công

nghiệp phát triển đều bị suy thoái, thu nhập bình quân trên đầu người GDP của Hàn Quốc vẫn tăng 0,3% và năm 2010 tăng 6,3% cao nhất trong vòng 8 năm. Năm 2011 Xuất khẩu Hàn Quốc liên tục tăng trưởng ngay cả trong thời kì khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Xuất khẩu chiếm 50% tổng thu nhập quốc dân của Hàn Quốc. Mặc dù giá đồng won tăng mạnh so với đồng đô la nhưng kinh ngạch của Hàn Quốc vẫn khá cao. Năm 2010, Hàn Quốc vươn lên đứng thứ 7 thế giới về xuất khẩu. Tổng sản phẩm quốc nội GDP vẫn tăng liên tục năm 2011 là 3,7% năm 2012 3,0%. Mặc dù vậy, Quá trình tái cấu trúc của Hàn Quốc vẫn đang diễn ra những tồn tại về nợ xấu tại các doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tái cấu trúc kinh tế đông á (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w