Đặc điểm chung quá trình tái cấu trúc đầu tư công ở Đôn gÁ

Một phần của tài liệu Chuyên đề tái cấu trúc kinh tế đông á (Trang 37 - 39)

Hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại nhiều thành công cũng như thử thách đối với nền kinh tế Đông Á nói chung. Tuy nhiên, với bối cảnh kinh tế khó khăn trên toàn thế giới, việc đầu tư và sử dụng khoản vốn này có hiệu quả là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, trong đó đầu tư công với vai trò đầu tàu trong tổng đầu tư toàn xã hội, là “kinh tế mồi” để phát triển một số ngành và vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời, thực hiện chính sách an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư công thấp, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, quá trình thực hiện và giám sát đầu tư công chưa được chú trọng, gây

ra sự lãng phí, tham nhũng cũng như đầu tư dàn trải không đúng mục tiêu...đòi hỏi phải thực hiện tái cơ cấu lại khoản đầu tư công.

Cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi về thuật ngữ đầu tư công, dưới góc độ kinh tế, đầu tư công là việc đầu tư để tạo ra năng lực sản xuất và cung ứng hàng hóa công cộng cũng như đáp ứng chi tiêu Chính phủ. Theo quan niệm này, hàng hóa công cộng phải do Chính phủ cung cấp và cung cấp hàng hóa công không vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng trong điều kiện xã hội hóa như hiện nay nhiều doanh nghiệp tư nhân cũng tham gia vào cung cấp hàng hóa công cộng như đường xá, vận tải công cộng, giáo dục... khiến cho hoạt động đầu tư này vẫn vì mục tiêu lợi nhuận nên không được coi là đầu tư công.

Để tái cấu trúc đầu tư công cần giảm bớt sự tham lam trong việc đầu tư khu vực nhà nước, đồng thời tạo cơ chế để cho khu vực tư nhân có thể phát triển. Phải áp dụng cơ chế thị trường buộc các doanh nghiệp nhà nước khi làm các dự án phải tính toán trên cơ sở mục tiêu lợi nhuận và đầy đủ hiệu quả kinh tế.

Vấn đề đầu tiên của đầu tư công là việc đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, chi tiêu chính phủ không hợp lý. Cuối năm 1997, khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á lan rộng, các nước châu Á đã phải thắt chặt quản lý nợ công. Như năm 1997 hệ thống tài chính Hàn Quốc đứng bên bờ vực đổ vỡ do các tập đoàn đầu tư dàn trải gây thua lỗ, nợ xấu các ngân hàng tăng cao. Vậy nhưng chỉ sau 5 năm kinh tế Hàn Quốc đã “lột xác” nhờ tái cấu trúc nền kinh tế hợp lý, trong đó một trong những trọng điểm là tái cấu trúc đầu tư công.

Vào thời kỳ đầu, nợ công và tăng đầu tư công kéo theo tăng trưởng nhanh. Vấn đề nợ công, hiệu quả đầu tư công chưa được đặt ra cấp thiết. Tuy nhiên, khi nền kinh tế đã trải qua một thời kỳ đủ dài về tăng trưởng dựa trên tăng số lượng đầu tư, thì sự phát triển kinh tế tiếp theo sẽ ngày càng phụ thuộc vào các cơ hội thu hút công nghệ mới và tìm kiếm thị trường mới. Rất nhiều dự án mới nổi lên, với công nghệ khác nhau, có thể thay thế cho nhau, hoặc cạnh tranh nhau để giành vốn đầu tư từ một nguồn lực giới hạn. Một trong các giải pháp cho vấn đề là cắt giảm các dự án quá lớn, thiếu hiệu quả xã hội; và chấm dứt tình trạng tranh giành nguồn vốn công hữu hạn. Hay cũng vậy, đầu tư công không thể dàn trải.

Vấn đề chính là làm thế nào để chính phủ từ Trung ương tới Địa phương buộc phải quan tâm tới vấn đề hiệu quả đầu tư công và giữ kỷ luật ngân sách. Điều này hoàn toàn không dễ vì có xu thế đẻ dự án để giành giật quỹ đầu tư công, được đặt trong một cuộc chơi về nhóm lợi ích phức tạp. Và có sự dễ dãi trong chi tiêu ngân sách vì thể chế tài khóa hiện hành dựa vào thuế ẩn ngầm, có xu hướng bảo vệ phương tiện tạo ra nguồn thu thuế đó. Cụ thể là các tập đoàn hay doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả. Phần này sẽ nêu lên các nguyên lý cơ bản về việc tạo ra cơ chế kích thích các cấp chính phủ và đơn vị kinh doanh phải quan tâm hơn đến hiệu quả đầu tư công và giữ kỷ luật ngân sách. Tức là nêu lên giải pháp để vượt qua ràng buộc thể chế, cho phép thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu theo hướng hiệu quả.

Tại các nước tăng trưởng nhanh ở Đông Á, như Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, (và gần đây là ở Trung Quốc), chính phủ các nước này hỗ trợ phát triển các đặc khu kinh tế hay các tập đoàn kinh tế bằng rất nhiều hình thức trợ cấp, sự tiếp cận tới các nguồn tín dụng ưu đãi, ngoại hối, miễn giảm thuế... Nhưng các ưu đãi đó được đặt điều kiện dựa trên nỗ lực doanh nghiệp nhằm đạt tới năng lực cạnh tranh quốc tế để thu hút vốn, công nghệ và đẩy mạnh xuất khẩu. Nói khác đi, các ưu đãi chỉ đến, khi cơ sở sản xuất hay khu vực kinh tế đạt được những thành tựu cao về chuẩn mực chất lượng. Điều đó hàm ý lợi ích nhóm bị kiềm chế hoặc giảm nhẹ.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tái cấu trúc kinh tế đông á (Trang 37 - 39)