Trong tiến trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, với những xu thế vận động và bổi cảnh khách quan của nền kinh tế thế giới và khu vực, với những tác động của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội,...để tránh khỏi bị tụt hậu, các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước trong khu vực Châu Á đã và đang thực hiện việc cải tổ nền kinh tế để bắt kịp với tiến trình hội nhập quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong những xu hướng quan trọng trong hoạt động kinh tế quốc tế. Các quốc gia trong khu vực và trên thế giới cùng với việc tranh thủ thu hút các nguồn vốn để phát triển cung như khuyến khích, đẩy mạnh việc quan hệ hợp tác song phương và đa phương nhằm học hỏi kinh nghiệm cũng như mở rộng thị trường, tận dụng các nguồn tài nguyên, lao động, tăng nguồn thu lợi nhuận cũng như tăng cường ảnh hưởng với các nước khác. Rất nhiều các quốc gia, tổ chức quốc tế, cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra, tổng kết, những kinh nghiệm, những vấn đề lý luận, thực tiễn cũng như dự báo về xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới, trong đó có khu vực Đông Á.
Trải qua giai đoạn tái cấu trúc nền kinh tế, có những nước đã tạo cho mình tầm ảnh hưởng rất lớn trong nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế trong khu vực nói riêng. Nhiều nước châu Á đã nhanh chóng vươn lên trở thành những con rồng, con hổ kinh tế, giải quyết thành công nhiều vấn đề đời sống kinh tế, xã hội…chỉ trong vòng 2 – 3 thập niên.
Trong những năm 80 của thế kỷ XX, cuộc khủng hoảng nợ đã làm cho nhiều nước đang phát triển lâm và tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Để thoát khỏi khủng hoảng, suy thoái, các nước đang phát triển đã phải cải cách kinh tế theo hướng chuyển đổi sang nền kinh tế, mở cửa nền kinh tế, thực hiện chiến lược CNH, hướng về xuất khẩu. Tuy nhiên mỗi quốc gia lại áp dụng những chính sách và giải pháp tình thế và lâu dài khác nhau đặc biệt trong việc cải cách các doanh nghiệp nhà nước.
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế Đông Á năm 1997, các nước trong khu vực, đặc biệt là những nước bị khủng hoảng nặng nhất (Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia) đã tiến hành hàng hoạt các giải pháp, chính sách nhằm khôi phục kinh tế và ngăn ngừa khủng hoảng tái diễn. Trong đó nội dung tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước tại các nước Đông Á được trú trọng chính vì thế chính phủ các nước đã tiếp thu kinh nghiệm của nhau, áp dụng các biện pháp cải cách các doanh nghiệp nhà nước theo mô hình phù hợp với đặc điểm nền kinh tế của từng quốc gia. Đặc điểm chung và nổi bật nhất trong quá trình cải cách kinh tế khu vực quốc doanh của các quốc gia Đông Á là việc thực hiện tự do hóa các doanh nghiệp nhà nước. Sau đây là một số ví dụ cho việc tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước tại các quốc gia tiêu biểu.